【keo nha cai 5me】Thương mại Việt Nam
Ảnh minh họa |
TheươngmạiViệkeo nha cai 5meo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 5/2017, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - EU tăng trưởng 16,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu (XK) từ Việt Nam sang EU tăng 4,2% và nhập khẩu (NK) tăng 14%. Đây là con số tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt trong bối cảnh thị trường EU đang gặp nhiều khó khăn bởi những biến động chính trị trong thời gian qua.
Việt Nam đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu tại EU từ các quốc gia Đông Nam Á khác. Giới phân tích nhận định, xu hướng này có thể sẽ tiếp tục sau khi EVFTA có hiệu lực. |
Các mặt hàng XK chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn là sản phẩm truyền thống, có thế mạnh như hàng dệt may, giày dép các loại, nông - lâm - thủy sản, máy vi tính… Mặt hàng NK vào Việt Nam từ EU chủ yếu là các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc còn thiếu như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, dược phẩm, sữa và sản phẩm từ sữa…
XK của Việt Nam sang EU tập trung chính vào thị trường Đức, Anh, Pháp, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha. Nhiều doanh nghiệp XK kỳ vọng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào năm 2018 sẽ giúp XK của Việt Nam sang EU ước tăng 50% vào năm 2020. Trong đó, sản phẩm nông – lâm - thủy sản sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Bộ Công Thương, EU là thị trường có mức thu nhập cao song lại có chính sách bảo vệ người tiêu dùng chặt chẽ. Có thể nói, đây là một thị trường khó tính nên doanh nghiệp Việt Nam muốn XK hàng hóa vào thị trường này phải vượt qua hàng loạt hàng rào kỹ thuật. Bên cạnh đó, sản phẩm XK của Việt Nam muốn vào thị trường này phải có chất lượng và bảo đảm yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc…
Theo bà Miriam Garcia-Ferrer - Tham tán thứ nhất của Phái đoàn EU tại Việt Nam, để thúc đẩy XK sang thị trường EU, cần xác định thuế suất ưu đãi và các quy tắc xuất xứ nếu như EVFTA có hiệu lực. Bên cạnh đó, thương hiệu và chất lượng của các sản phẩm Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao. Dù vậy, thông qua EVFTA, EU có thể hỗ trợ Việt Nam cải thiện vấn đề này.
Các chuyên gia cho rằng, để thâm nhập vào thị trường EU, chiến lược dài hạn của các doanh nghiệp Việt Nam là cần bảo đảm chất lượng hàng hóa, đáp ứng những tiêu chuẩn đặt ra; xây dựng và phát triển thương hiệu… mới có thể tạo nên sức cạnh tranh cho hàng Việt. Ngoài ra, các nhà XK cũng cần tiếp tục tận dụng những cam kết, ưu đãi từ các hiệp định đã ký kết để tiếp tục khai thác thị trường này.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- ·Vụ 3 người trong 1 nhà ở Thái Bình tử vong: Con gái sát hại cha
- ·Cao Bằng tạm dừng taxi, xe buýt tại 6 huyện
- ·Miền Bắc hứng mưa lớn diện rộng, có nơi vượt 150mm
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Bắt giám đốc Công ty Long Thái Việt, 'trùm' khai thác khoáng sản trái phép
- ·Thông tuyến đường sắt Hà Nội
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày 9/3/2015: Miền Bắc tiếp tục mưa phùn, mưa dông
- ·Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- ·Tin tức mới nhất: Núi lửa ‘nhuộm’ đỏ đất Chile khiến 3.000 người dân phải sơ tán
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Người tham gia BHXH tự nguyện rút BHXH một lần thế nào?
- ·Tin tức tai nạn giao thông mới nhất: Hai mẹ con thoát chết hy hữu trong gầm xe tải
- ·Vụ đầu độc người thân bằng xyanua ở Đồng Nai: Hàng xóm chưa hết bàng hoàng
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Vẫn căng thẳng vắc xin dịch vụ!
- ·Người phụ nữ bị xe tải cán tử vong
- ·4 sân bay có thể bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 2
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Việt Nam được đưa vào danh sách trợ giúp hạt nhân của Mỹ