【giải vô địch mỹ】Xây dựng thương hiệu Việt vươn tầm thế giới từ giá trị riêng biệt
Kinh nghiệm đưa thương hiệu Việt ra thế giới Xây dựng thương hiệu hàng Việt tại nước ngoài: Bài học từ sự bền bỉ Xây dựng thương hiệu Việt gắn với phát triển xanh,âydựngthươnghiệuViệtvươntầmthếgiớitừgiátrịriêngbiệgiải vô địch mỹ bền vững |
Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc tạo giá trị riêng biệt để các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt phát triển bền vững và vươn ra thế giới?
Thương hiệu là một trong tài sản vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Việc xây dựng được thương hiệu mạnh đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế, khẳng định thương hiệu quốc gia. Do đó, để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải chú trọng 2 vấn đề: Thứ nhất là, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp; thứ hai là, xây dựng thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp.
Về khía cạnh xây dựng thương hiệu chúng ta hình dung làm thế nào để gán cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có một sức mạnh thương hiệu. Sức mạnh thương hiệu được đo lường bằng nhiều luồng quan điểm khác nhau nhưng cơ bản tài sản thương hiệu dựa vào khách hàng sẽ gồm niềm tin, sự hài lòng của khách hàng, sự gắn kết của khách hàng với thương hiệu. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp có một thương hiệu mạnh sẽ thúc đẩy sự gắn kết của khách hàng với thương hiệu và sẽ tác động đến kết quả của các doanh nghiệp hiện nay.
Từ trước tới nay, các doanh nghiệp thường chỉ chú trọng nhiều đến kết quả về mặt kinh tế, tức là lợi nhuận của doanh nghiệp. Song trong bối cảnh hiện nay, để phát triển bền vững các doanh nghiệp cần phải chú trọng thêm nữa là kết quả về mặt môi trường và xã hội thông qua các hoạt động về xây dựng thương hiệu. Từ đó có thể tác động đến các kết quả đạt được ở phía sau.
Trong quá trình xây dựng thương hiệu và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, doanh nghiệp cần vượt qua những rào cản nào, thưa ông?
Qua nghiên cứu tôi thấy rằng, muốn xây dựng được thương hiệu phải có sản phẩm và dịch vụ. Trong sản phẩm và dịch vụ phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm. Đó là điều bắt buộc bởi doanh nghiệp không thể xây dựng thương hiệu mạnh trong khi chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ kém được.
Dựa trên những khảo sát, phỏng vấn một số doanh nghiệp cho thấy, một trong những lý do doanh nghiệp chưa nắm được quy trình để xây dựng thương hiệu một cách bài bản. Không phải doanh nghiệp cứ đưa lên một cái logo, một câu slogan, hay một tín hiệu biểu tượng là làm thương hiệu, mà phải có tầm nhìn về thương hiệu. Cái đó thuộc về lãnh đạo cấp trên của doanh nghiệp chứ không nằm ở nhân viên thừa hành. Dựa trên các luồng quan điểm đó, từ lời hứa của thương hiệu, sự khác biệt của thương hiệu, chúng ta mới xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu. Cho nên logo hay biểu tượng nó chỉ là cái bề ngoài, không phải giá trị cốt lõi. Ngoài ra, cách thức làm thế nào để triển khai được quy trình đó và nguồn lực nào để hỗ trợ cũng là những yếu tố rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
Mặt khác, với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc xây dựng thương hiệu là điều không phải dễ dàng. Việt Nam nói chung có hơn 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy, khi xây dựng thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế các địa phương cần có chính sách hỗ trợ cho cả doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ cùng với doanh nghiệp lớn.
Đây cũng là vấn đề mà UBND TPHCM và Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM đang rất quan tâm xem doanh nghiệp đang gặp phải những rào cản gì và cần làm gì để có thể xây dựng được một thương hiệu mang tầm quốc gia và toàn cầu.
Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của TPHCM?
TPHCM đang triển khai đề án “Xây dựng một số doanh nghiệp lớn với thương hiệu mang tầm cỡ quốc gia và toàn cầu”. Đề án nhằm mục tiêu tập trung vào cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển nhanh, mạnh hơn để phát triển thương hiệu lớn mang tầm quốc gia và toàn cầu như: tài chính, quảng bá xúc tiến, kết nối xây dựng chuỗi giá trị…
Đề án của TPHCM còn đưa ra các chính sách đột phá xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp lớn mang tầm quốc gia và có những doanh nghiệp mang tầm toàn cầu. Theo đó, đề án nêu ra giải pháp đối với những doanh nghiệp lớn rồi cần chính sách nào để lớn hơn, những doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chính sách nào hỗ trợ để lớn lên.
Ngoài ra, TPHCM đang triển khai nhiều đề án khác như Sở Công Thương TPHCM xây dựng đề án TPHCM trở thành trung tâm logistics lớn, Trung tâm dịch vụ lớn…
Xin cảm ơn ông
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Xin lỗi, anh đừng yêu em nữa...
- ·Việt Nam lọt top 10 đất nước đáng sống cho người nước ngoài năm 2024
- ·Nhiều dấu hiệu cho thấy ông Trump sẽ không bỏ rơi Ukraine
- ·Trung Quốc phóng vệ tinh tự lái đầu tiên trên thế giới
- ·Lễ ngoại tình của người Ma Coong
- ·Báo Mỹ lý giải nguyên nhân S
- ·Mỹ thúc Ukraine hạ tuổi nghĩa vụ quân sự, tăng quy mô tuyển quân
- ·Tại sao ông Trump chọn liên tiếp 2 bộ trưởng từ Fox News?
- ·“Quái chiêu” tiếp thị để lừa đảo
- ·Chủ tịch nước Lương Cường dự Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC và khách mời
- ·'Tiếng khóc la của lũ con như mũi kim đâm vào lòng mẹ...'
- ·Ông Putin cảnh báo tiếp tục dùng tên lửa Oreshnik nếu Ukraine tấn công Nga
- ·Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam
- ·Lệnh ngừng bắn Israel
- ·Xót cảnh nhà có 2 người bị tâm thần và 1 người mù
- ·Thái Nguyên: Khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
- ·Báo Mỹ lý giải nguyên nhân S
- ·Nhận hối lộ, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc bị tử hình treo
- ·Hỏi dò tuổi thai, chồng nghi ngờ “con tu hú”
- ·Philippines sơ tán 255.000 người khi siêu bão Man