Thu hẹp khoảng cách giữa các vùng
Hiện nay hạ tầng số của tỉnh Tuyên Quang đã được đầu tư khá đồng bộ,ểnđổisốcấpxãởTuyênQuangCònnhiềuviệcphảilàbảng xếp hang bóng đá anh 100% các trung tâm xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã được phủ sóng băng rộng cáp quang và được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng.
Các xã, phường, thị trấn đã tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động của chính quyền như: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử; hệ thống Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử; sử dụng chữ ký số chuyên dùng...; triển khai hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT); hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đưa các sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội; tạo lập tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt...
Thanh niên thị trấn Lăng Can (Lâm Bình) hướng dẫn người dân đăng ký các dịch vụ ngân hàng trên điện thoại.
So sánh kết quả giữa trước và sau khi thực hiện chuyển đổi số, đồng chí Ma Văn Tụ, Chủ tịch UBND xã Trung Yên (Sơn Dương) cho biết: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được tích hợp chữ ký số trên hệ thống phần mềm để gửi, nhận văn bản điện tử. Do đó có thể giải quyết công việc ở mọi lúc, mọi nơi kể cả khi đi công tác, nên mọi việc được giải quyết kịp thời, người dân không phải chờ đợi lâu.
Từ khi thực hiện chuyển đổi số, xã đã thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp nhận và xử lý văn bản, không còn tình trạng tồn đọng trong tiếp nhận, xử lý văn bản như trước. Cùng với đó, kỷ luật, kỷ cương hành chính cũng được siết chặt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền địa phương, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.
Kinh tế số đang trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế ở các xã, nhất là đối với các xã vùng cao, điển hình như xã Hồng Thái (Na Hang). Nhờ có công nghệ, ngày càng nhiều người biết đến các sản phẩm du lịch nổi bật được tích hợp trên trang mạng như Lễ hội mùa hoa lê, Lễ hội ruộng bậc thang, nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao tiền.
Cùng với đó rất nhiều sản phẩm nông nghiệp của xã đã được vươn ra các thị trường lớn như chè Shan tuyết, lê, rau trái vụ... thông qua sàn thương mại điện tử. Qua đó góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Có thể nói kinh tế số, xã hội số đã góp phần không nhỏ để Hồng Thái vươn lên phát triển kinh tế - xã hội sánh kịp với các xã vùng thấp.
Việc chuyển đổi số cũng được thực hiện khá tốt lĩnh vực y tế ở cấp xã. Trước đây các trạm y tế sử dụng rất nhiều phần mềm khác nhau, hệ thống báo cáo khác nhau. Từ khi thực hiện chuyển đổi số, việc tích hợp sử dụng phần mềm số hóa và liên thông các loại báo cáo, sổ sách và liên thông tới cấp huyện, cấp tỉnh, góp phần giảm tải công việc hành chính cho các trạm.
Toàn bộ dữ liệu dân số, số hộ của các xã được cập nhật vào hệ thống là cơ sở để triển khai và quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, đáp ứng được chủ trương lớn của ngành Y tế.
Cần mô hình tổng thể về chuyển đổi số tại các địa phương
Thực tế hiện nay, việc triển khai chuyển đổi số toàn diện ở cấp xã vẫn còn nhiều việc phải làm. Qua báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, khó khăn lớn nhất là thiếu giải pháp, mô hình tổng thể về chuyển đổi số cho cấp xã, dẫn đến chỉ thực hiện được các bước cơ bản.
Các nội dung về chuyển đổi số đã được triển khai, nhưng mới ở những bước khởi đầu và hiệu quả đạt được chưa như kỳ vọng. Bởi, chuyển đổi số là lĩnh vực hoàn toàn mới, với nhiều nội dung và đòi hỏi phải hiểu biết sâu, có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm liên quan đến sử dụng các DVCTT, thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ở nhiều thôn, bản trong xã còn hạn chế...
Đồng chí Đàng Thị Hiền, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái chia sẻ, một trong những hạn chế hiện nay đó là bà con khó tiếp cận được các DVCTT. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức, sự hiểu biết của bà con chưa đầy đủ. Bên cạnh đó là việc sử dụng các phương tiện kết nối DVCTT như điện thoại, Internet của người dân còn hạn chế.
Từ đầu năm đến nay xã chỉ đạt có 11 hồ sơ TTHC trực tuyến. Ngay cả việc kích hoạt định danh điện tử cũng có nhiều khó khăn, tính đến thời điểm hiện nay xã mới hoàn thành 58% kế hoạch.
Những vấn đề của xã Hồng Thái cũng là vấn đề hầu hết các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh gặp phải. Việc người dân sử dụng DVCTT tại cấp xã còn hạn chế, số lượng hồ sơ trực tuyến tại một số địa phương phát sinh ít.
Năm 2022, toàn tỉnh còn có 1 Phòng Tư pháp và 14/138 UBND cấp xã chưa phát sinh hồ sơ chứng thực điện tử, trong đó có cả xã thuộc địa bàn thành phố Tuyên Quang.
Ngoài ra, những khó khăn trong chuyển đổi số ở cấp xã còn xuất phát từ nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn chưa đầy đủ về chuyển đổi số.
Sự vào cuộc và quyết tâm chính trị về chuyển đổi số của lãnh đạo cấp xã còn chưa quyết liệt; nguồn lực hỗ trợ chuyển đổi số cấp xã còn thấp.
Các xã chưa có nhân lực biên chế, được đào tạo về công nghệ thông tin nên gặp khó khăn khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số.
Để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số ở cấp xã, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang đề xuất cần phải có mô hình tổng thể về chuyển đổi số tại các địa phương nhằm áp dụng hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ đưa ra; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng DVCTT; xây dựng, ban hành chính sách, quy định khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ và triển khai các nền tảng số trong xây dựng Chính quyền số tại địa phương.
Bên cạnh đó UBND các xã, phường, thị trấn cần đặt ra các mục tiêu cụ thể, thiết thực, gắn với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra, cần triển khai hiệu quả hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng, trong đó tập trung vào các hoạt động phát triển kinh tế số, xã hội số.
Theo Thanh Phúc(Báo Tuyên Quang)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)