【ket qua bỉ】Chuyển giao công nghệ phát triển công nghiệp văn hóa
VHO- Tháng 12.2018,ểngiaocôngnghệpháttriểncôngnghiệpvănhóket qua bỉ Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1851/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến 2025, định hướng đến 2030”.
Từng bước số hoá về di tích kiến trúc Việt. Trong ảnh: Giao diện của Ngân hàng dữ liệu di tích của Viện Bảo tồn di tích
Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1851/QĐ-TTg, trong đó, đối với lĩnh vực văn hóa sẽ tập trung thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam ở lĩnh vực điện ảnh, Nghệ thuật biểu diễn, Di sản văn hóa và Thư viện. Đây cũng là những ngành được ưu tiên phát triển theo Định hướng danh mục sản phẩm chủ lực của ngành VHTTDL giai đoạn 2017-2020 đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt năm 2017. Ở giai đoạn hiện nay, ứng dụng, chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ trong lĩnh vực văn hóa cần phải được xem là nhiệm vụ quan trọng của ngành trong tình hình mới và là yêu cầu tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để hoạt động này đạt hiệu quả bền vững, một số yếu tố sau cần sớm được xem xét, thực hiện.
Cần nâng cao nhận thức về công nghệ trong lĩnh vực văn hóa
Hiểu được công nghệ, lựa chọn loại công nghệ phù hợp để ứng dụng, tiến đến làm chủ công nghệ trong lĩnh vực văn hóa là một vấn đề rất khó khăn. Có nhiều lý do, trong đó có một lý do rất quan trọng đó là nhận thức của đội ngũ nhân lực ngành văn hóa chưa thật đầy đủ nội hàm về mối quan hệ giữa ứng dụng công nghệ và phát triển văn hóa, công nghệ trong lĩnh vực văn hóa và hạ tầng công nghệ trong phát triển kinh tế, xã hội.
Phát triển ngành văn hóa trong xu thế hiện nay, việc chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của toàn ngành. Để làm được điều này, mỗi cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa từ trung ương đến địa phương phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc CMCN lần thứ tư trong công tác quản lý, hoạt động của ngành và lĩnh vực để quyết tâm đổi mới tư duy, hành động, đồng thời coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để ngành văn hóa bứt phá trong phát triển.
Theo Quyết định số 1851/QĐ- TTg, định hướng chính sách hỗ trợ chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là các công nghệ nguồn, công nghệ cao, công nghệ nền tảng nhằm nhanh chóng đổi mới công nghệ. Trong đó, “Tập trung phát triển một số ngành ưu tiên: thông tin và truyền thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, y tế, tài nguyên và môi trường; trong đó chú trọng một số lĩnh vực: công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử; cơ khí chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghệ xây dựng, giao thông, hạ tầng; công nghệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; dược phẩm, chẩn đoán và điều trị bệnh”.
Do tính đặc thù về lĩnh vực hoạt động cũng như nguồn nhân lực của ngành văn hóa nên đối với Bộ VHTTDL, việc thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trước mắt chủ yếu vẫn là thừa hưởng các nền tảng công nghệ để ứng dụng vào ngành nghề hoặc theo hình thức mua máy móc, thiết bị công nghệ thông qua các dự án, chương trình mua sắm để sử dụng mà chưa thực sự làm chủ, tiến đến phát triển được công nghệ đó. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển của CMCN lần thứ tư, mọi ngành nghề đều phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội đối với ngành, đồng thời phải hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến ngành.
Cần xác định nội hàm công nghiệp văn hóa số để tập trung phát triển
Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký Quyết định số 3605/QD-BVHTTDL ngày 29.7.2018 về việc ban hành kế hoạch của ngành VHTTDL thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08.09.2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Bộ trưởng giao các cơ quan, đơn vị triển khai 05 nhóm nhiệm vụ: Xây dựng cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp văn hóa; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa; Quảng bá thương hiệu quốc gia cho các ngành công nghiệp văn hóa; Xây dựng kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức xã hội, phát triển công chúng đối với các ngành công nghiệp văn hóa; Nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm tại các nước về phát triển công nghiệp văn hóa. Cục Bản quyền tác giả là cơ quan đầu mối, theo dõi, đôn đốc và từng bước hỗ trợ việc triển khai nhiệm vụ chung về công nghiệp văn hóa.
Tháng 9.2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư. Theo đó, Bộ Chính trị chỉ đạo tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao, trong đó có ngành công nghiệp văn hóa số. Đây là một trong những Nghị quyết rất quan trọng để các ngành công nghiệp văn hóa nói chung, công nghiệp văn hóa số nói riêng và toàn xã hội cùng nhìn nhận về một xu hướng phát triển văn hóa trong tình hình mới mà Việt Nam ta không thể đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, công nghiệp văn hóa số có nội hàm như thế nào trong xu hướng phát triển của công nghệ là một trong những vấn đề sớm được đặt ra để các nhà quản lý về văn hóa và các nhà khoa học cùng nghiên cứu. Nên chăng cần tập trung mạnh vào thúc đẩy chuyển đổi số; phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu của ngành văn hóa, xây dựng chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo trong ngành công nghiệp văn hóa số; phát triển nguồn nhân lực công nghệ, trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ tư; hội nhập, hợp tác quốc tế về ứng dụng, phát triển công nghệ trong lĩnh vực văn hóa... Trên cơ sở đó, ngành văn hóa có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa số trong thời gian tới.
TS. DƯƠNG VIẾT HUY
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bên tình bên tiền, bên nào nặng hơn?
- ·Warren Buffett là thành viên thứ sáu của câu lạc bộ tài sản từ 100 tỷ USD
- ·Các trường hợp F1, F2 sẽ thi tốt nghiệp THPT ra sao?
- ·Cổ phiếu Tesla giảm 50% so với đỉnh lịch sử, Elon Musk mất 11 tỷ USD sau một đêm
- ·Bi kịch yêu phải người con gái phụ bạc
- ·Chi bộ ấp Nhơn Thọ 1A thiết thực làm theo gương Bác
- ·Pháp luật cần vận động theo hướng bảo vệ người dám đột phá
- ·Đằng sau việc 5 tỷ phú công nghệ của Trung Quốc bất ngờ từ chức
- ·Tiết kiệm hàng chục triệu USD trong Giờ Trái đất
- ·Gỡ khó giúp doanh nghiệp kịp thời vay vốn
- ·'Không nơi nào ôtô mất nhiều phí như Việt Nam!'
- ·Cờ Đỏ nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo
- ·Hải Dương: Nét mới trong xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản
- ·Ông chủ Kakao Kim Beom
- ·Giá vàng hôm nay 7/1: Chốt tuần, vàng SJC tăng mạnh
- ·Hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất thông minh
- ·TP.Tân Uyên: Xử lý trên 1.170 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
- ·Orchard Hill kiến tạo chuẩn sống mới cùng không gian căn hộ mẫu đa phong cách
- ·Tăng cường quản lý sâu năn trên lúa Đông Xuân 2023
- ·Đâu là tiêu chí tuyển dụng nhân sự hàng đầu của tỷ phú Warren Buffett?