【ngoại hạng đức】Trần Thanh Địch, nhà văn xứ Huế viết cho thiếu nhi
Nhà văn Trần Thanh Địch,ầnThanhĐịchnhàvănxứHuếviếtchothiếngoại hạng đức sinh năm 1912 tại Huế, trong một gia đình quan lại phong kiến nghèo, bố mất lúc mới năm tuổi. Từ nhỏ, Trần Thanh Địch đã yêu thích thiên nhiên, thích câu cá và vào nghề văn rất sớm. Năm 1936, Trần Thanh Địch vào Sài Gòn làm báo cùng với Thanh Nghị, Hoàng Trọng Miên, Thúc Tề, Hàn Mặc Tử và chuyên cần đọc sách trong mười năm. Thời đó, ông từng có các tác phẩm Thưa các ngài, tôi, nhà văn sĩ in trên Tiểu thuyết thứ bảy và công bố các tập thơ: Phấn thời xanh, Cánh giữa trời, Ta trong vạn kiếp...
Nhà văn Trần Thanh Địch. Ảnh: TL
Năm 1945, ông trở về Huế tham gia Cách mạng tháng Tám, tham gia Đội tuyên truyền lưu động Thừa Thiên, là Thường vụ Hội Văn nghệ Thừa Thiên. Thời kháng chiến toàn quốc, ông dạy văn ở trường Huỳnh Thúc Kháng, rồi tham gia Đoàn văn công Liên khu IV, là hội viên Chi hội Văn nghệ Liên khu. Hòa bình lập lại năm 1954 không lâu, ông dự trại sáng tác Trung ương. Từ 1957 - 1974, ông là biên tập viên, Phó phòng biên tập Nxb Kim Đồng. Sau 1975, ông thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh, mất ngày 10 tháng 10 năm 2007, thọ 96 tuổi.
Nhà văn Trần Thanh Địch đã viết và xuất bản hơn 40 tác phẩm, trong đó có những tác phẩm viết cho thiếu nhi được đánh giá rất cao như: Một cần câu, Đôi tai mèo, Thay màu cho xác chết, Con nhà quan, Săn và bẫy thú, Tổ tâm giao, Chông Thừa Thiên, Dũng sĩ mười ba tuổi, Săn cọp,…
Hai tác phẩm “Một cần câu” và tập hồi ức có tên gọi “Con nhà quan”, gồm những mẩu chuyện xúc động về tuổi thơ thiếu thốn: cha mất sớm, phải sống xa mẹ từ nhỏ, đi học mà sách vở không có… Tập truyện ngắn “Một cần câu” là một tập truyện xuất sắc, đã đoạt giải A Giải thưởng Văn học Thiếu nhi năm 1993. Tiêu đề được cho là mượn ba từ trong câu thơ của Nguyễn Công Trứ: “Một mai, một cuốc một cần câu” để đặt tên.
Mười hai truyện ngắn trong tập chỉ xoay quanh đề tài câu cá, cái tài là không truyện nào giống truyện nào. Với ngôn ngữ mượt mà, trong sáng, tất cả đều toát lên tình yêu quê hương đất nước thiết tha, và những bài học làm người giản dị mà thấm thía sâu sắc. Những mẩu truyện giản dị nhưng được miêu tả hấp dẫn tài tình. Câu cá được miêu tả như một môn nghệ thuật đích thực: chỉ câu phải là “loại chỉ đàn nguyệt”, phao lông đuôi công trắng lốp; muốn có một chiếc cầu câu đẹp, phải dùng hóp ép vào một thân cau suốt một tháng hè... Rồi mồi câu, khi thì con trùn nước thân mỏng manh, khi là con bạc mày (giống con nhện nhưng thấp chân), lại phải có cám rang thơm dụ cá. Rồi kỹ thuật câu, phải biết “giật trặc”, “giật ngược”, phải biết kiên nhẫn...
Tác phẩm của nhà văn Trần Thanh Địch Ảnh: TL
Xa Huế rất dài trong cuộc đời, song nhà văn xứ Huế Trần Thanh Địch vẫn luôn giữ tiếng Huế trong văn chương. Khi nói về cá diếc, ngoài nhắc lại từ “diếc ngự” chỉ loài cá này được dành cho vua dùng, ông còn nhớ đến cách nói lái kiểu Huế: “Phao lại động đậy, bị kéo thụt xuống rồi trả lại ngay, rồi thụt xuống, rồi trả về nằm ngang mặt nước một cách ngả ngớn, chỉ động đậy nhỏ nhẹ, sơ sịa thân phao… và tôi giật! Một con diếc to gấp đôi con rô vừa rồi. Cá diếc tuy lắm xương hom, nhưng thịt ngọt, nhiều người cho là cá “long hội”, in nghĩa là “lôi họng”, nghĩa là dễ hóc xương – nhưng ta ăn thong thả, nhai từ từ, lưỡi kiểm soát chặt chẽ tận gốc các xương hom chữ “V” hoa, thì sức mấy chúng lôi họng được ta?”(Chương 1: Chú Thất Rô, tập truyện “Một cần câu”).
*Trần Thanh Địch còn là một biên tập viên xuất sắc. Nhà văn Nguyễn Quỳnh kể lại, để có được tác phẩm “Đất rừng Phương Nam” của tác giả Đoàn Giỏi như sau này mọi người mến mộ, nhà văn Trần Thanh Địch đã góp ý rất nhiều, bởi bản thảo đầu tiên, Đoàn Giỏi còn vô tư kể những hủ tục kinh hoàng, rất không hay cho trẻ con. Ông vừa khen, vừa nhắc nhở Đoàn Giỏi: “Ông biết rất nhiều phong tục tập quán Nam bộ, nên trong bản thảo phong phú lắm, chất “đất rừng” và “phương Nam” rất rõ. Nhưng phong tục truyền thống tốt đẹp, khảng khái, nhân ái, yêu thương, đùm bọc... thì càng nhiều càng ít. Còn hủ tục thì càng ít càng nhiều, nên gác lại, để đó cho những người lớn khi cần...”.
Đến bây giờ, nhà văn Nguyễn Quỳnh vẫn nhớ những lời khuyên của ông: “Nghề viết lách, trước nhất phải có cái say, cái tâm hồng đã... Thứ nữa là vốn sống. Vốn sống trong thực tế và vốn sống từ sách vở... Vốn sống càng phong phú thì nhà văn càng thả sức vẫy vùng, tung hoành ngòi bút. Vốn sống của người cầm bút như là lưng vốn của người đi buôn, của người sản xuất, như là hạt giống của người nông dân. Người viết văn mà không có vốn sống, thì khác gì anh nông dân không có hạt giống, anh đi buôn không có vốn. Sau hết, rất quan trọng là ý chí và nghị lực” (Trần Thanh Địch và bốn anh em vượt tuyến)…
HẠ NGUYÊN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm thêm lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Những mùa hè xinh đẹp
- ·Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đến cuối năm 2025
- ·FWD ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây để chăm sóc khách hàng
- ·Giảm hơn 300 đồng, giá xăng RON95
- ·Hải quan tập trung ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
- ·Bão Chido gây thiệt hại nghiêm trọng tại vùng lãnh thổ thuộc Pháp
- ·Quảng Ninh phản hồi thông tin người dân sang Trung Quốc "cõng" lợn vào nội địa
- ·Thu nhập cao từ mô hình VAC
- ·Thị trường bảo hiểm: Duy trì đà tăng trưởng với triển vọng tích cực trong dài hạn
- ·Tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm
- ·Quà mưa xứ cát
- ·Doanh nghiệp bảo hiểm “tăng tốc” chuyển đổi số
- ·Quân Nga tiến vào Kharkiv, phong tỏa hai thành phố ở Ukraine
- ·Nghệ An: Tăng cường kiểm tra mặt hàng phục vụ Tết Trung thu và năm học mới
- ·Số lượng MDRT của Tập đoàn FWD tăng 925%, củng cố vị thế trên thị trường toàn cầu
- ·Vì sao buôn lậu ngà voi xuyên quốc gia không giảm?
- ·Nướng đồ ăn trên gạch xi măng, lò lửa bất chợt phát nổ
- ·Xử lý website giả mạo Trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe
- ·Cảnh báo về những biến chứng thường gặp khi nhổ răng khôn