【keo tbn】Liên kết tiêu thụ nông sản
Nhằm tăng cường tính liên kết trong sản xuất để những mặt hàng nông sản chủ lực được tiêu thụ ổn định trước tình hình biến động của thị trường,ếttiuthụnngsảkeo tbn huyện Phụng Hiệp đã, đang thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm.
Hiện lúa là mặt hàng nông sản của Phụng Hiệp có sự liên kết tốt với doanh nghiệp và sẽ phát huy trong thời gian tới.
Thực trạng trong liên kết nông sản
Phụng Hiệp là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa, mía, cây ăn trái, rau màu… là những loại cây trồng chủ lực và góp phần mang lại nguồn kinh tế chính cho người dân. Từ việc xác định những cây trồng chủ lực trên, trong những năm qua, được sự hỗ trợ, đầu tư từ nhiều chương trình, dự án của Trung ương và địa phương nên đến nay Phụng Hiệp đã hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung và gắn với liên kết sản xuất công nghiệp chế biến nhằm đảm bảo đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm và mức thu nhập cho bà con.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, thông tin: Hiện địa phương đã liên kết sản xuất và tiêu thụ vùng mía nguyên liệu giữa các nhà máy đường trong tỉnh với bà con nông dân tại các xã, thị trấn trong huyện, trong đó riêng vụ mía 2018-2019 này được doanh nghiệp mía đường bao tiêu gần 4.000/7.505ha xuống giống. Bên cạnh đó, còn thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với 4 doanh nghiệp thu mua lúa, gạo trong và ngoài tỉnh với diện tích trong năm 2018 là hơn 300ha. Về cây ăn trái, cũng có hai doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh thực hiện bao tiêu và tiêu thụ mãng cầu xiêm cho bà con ở Hợp tác xã (HTX) Hòa Mỹ và Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ tiến hành bao tiêu và thu mua 6ha chanh không hạt đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.
Theo ý kiến của một số doanh nghiệp đã và đang thực hiện liên kết bao tiêu, tiêu thụ nông sản với nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp thì thời gian qua, mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và bà con tương đối tốt. Tuy nhiên, trong mối liên kết vẫn còn gặp nhiều bất cập nên chính quyền địa phương cần nghiên cứu tháo gỡ, trong đó cái chính là sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu nên doanh nghiệp còn e dè khi muốn hợp tác với người dân. Ông Trương Chí Hào, Giám đốc Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh, cho biết: Những năm qua, công ty thường ký hợp đồng bao tiêu mãng cầu xiêm với bà con ở xã Hòa Mỹ chỉ được sản lượng 259 tấn/năm (giá bao tiêu loại I là 15.000 đồng/kg, loại II là 9.000 đồng/kg), trong khi nhu cầu của công ty mỗi năm khoảng 500 tấn. Do vậy, công ty phải đi thu gom mãng cầu xiêm ở nhiều địa phương khác mới đáp ứng nhu cầu. Do đó, nếu được thì huyện Phụng Hiệp có thể xem xét vận động bà con mở rộng thêm khoảng 200ha để trồng mãng cầu xiêm và công ty cam kết sẽ đứng ra hợp đồng bao tiêu cho bà con để công ty giảm bớt chi phí vận chuyển.
Giống như Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh, ông Lữ Văn Suốt, đại diện Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ, cho hay: Hiện nhu cầu thu mua chanh không hạt sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất khẩu sang các nước châu Âu, nhất là Hà Lan của công ty còn nhiều, nhưng nông dân huyện Phụng Hiệp chỉ đáp ứng được số lượng ít. Tới đây, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì huyện Phụng Hiệp cần tính toán và quy hoạch vùng trồng chanh không hạt theo chuẩn GlobalGAP. Khi đó, công ty sẽ đứng ra bao tiêu và trỗ trợ các biện pháp kỹ thuật giúp nông dân canh tác hiệu quả.
Lý giải nguyên nhân về sản lượng nhiều mặt hàng nông sản của huyện đạt sản lượng thấp, ông Lê Công Lý, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho rằng: Thực trạng sản xuất các mặt hàng nông sản của bà con trên địa bàn huyện còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định và dễ bị tổn thương khi gặp thiên tai, dịch bệnh. Bên cạnh đó, tuy mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua có nhiều kết quả ấn tượng bước đầu nhưng vẫn còn nhiều mặt cần quan tâm. Chẳng hạn, sự liên kết còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc, quy mô và phạm vi liên kết còn ở dạng mô hình; vùng nguyên liệu chưa ổn định; nhiều địa phương xuất hiện tình trạng doanh nghiệp không đầu tư nhưng vẫn tranh mua, tranh bán và còn không ít trường hợp nông dân phá vỡ hợp đồng…
Nhiều giải pháp đặt ra
Trước thực trạng về những vấn đề còn tồn tại trong thực hiện liên kết tiêu thụ nông sản, lãnh đạo huyện Phụng Hiệp và doanh nghiệp, nông dân đã đề ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường hơn mối liên kết trong thời gian tới, nhất là trước tình hình biến động của thị trường như hiện nay. Theo đó, giải pháp trước mắt là thực hiện các cơ chế, chính sách của Chính phủ trong khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng trong liên kết giữa nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lãnh đạo huyện Phụng Hiệp sẽ hỗ trợ các dự án xây dựng nhãn hiệu, phát triển thương hiệu, cũng như hình thành điểm thu gom đầu mối, trưng bày nông sản; hỗ trợ quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại. Đặc biệt, Phụng Hiệp cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, bao tiêu, thu mua nông sản cho người dân trên địa bàn huyện.
Về đề nghị mở rộng diện tích trồng một số mặt hàng nông sản theo yêu cầu của doanh nghiệp, ông Lê Công Lý, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: Trước tình hình khó khăn của ngành mía đường và dự báo còn tiếp diễn trong thời gian tới thì địa phương đang tính đến chuyện sẽ quy hoạch lại vùng mía, trong đó giảm những diện tích mía canh tác không hiệu quả và nằm ngoài vùng đê bao ngăn lũ để chuyển sang những cây trồng khác. Trước mắt trong đợt xuống giống vụ mía tới đây, địa phương sẽ giảm 400ha, trong đó tại xã Hòa Mỹ là 300ha và thị trấn Cây Dương là 100ha. Về vấn đề bà con đặt câu hỏi là khi chuyển thì trồng cây gì và tiêu thụ ở đâu thì qua ý kiến của doanh nghiệp, chúng ta đã cơ bản có câu trả lời, thế nhưng sẽ cần tính toán lại việc trồng như thế nào cho phù hợp.
Bên cạnh giải pháp trên, theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, tới đây địa phương sẽ khuyến cáo bà con đẩy mạnh việc sản xuất gắn với điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đưa ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, trong đó tăng cường sử dụng phân hữu cơ thay cho phân bón hóa học trên cây lúa (dự kiến thực hiện thí điểm 100ha trong vụ Đông xuân 2018-2019 này) và trên cây ăn trái, rau màu. Ông Võ Văn Phải, Giám đốc HTX mãng cầu xiêm, ở ấp Mỹ Phú A, xã Hòa Mỹ, cho hay: “Trước nhu cầu của doanh nghiệp còn nhiều nên tới đây, chúng tôi sẽ vận động bà con bên ngoài tham gia vào HTX để tăng diện tích trồng và sản lượng mãng cầu xiêm. Đồng thời, thực hiện việc trồng mãng cầu theo hình thức bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân hóa học để vừa bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, vừa hạn chế độc hại cho bản thân…”.
Cùng với mãng cầu xiêm thì cây lúa cũng đang nhận được sự quan tâm từ nhiều doanh nghiệp thông qua công tác đối thoại giữa lãnh đạo huyện Phụng Hiệp và doanh nghiệp trong thời gian qua. Bà Nguyễn Hồng Trang, đại diện Công ty thu mua lúa gạo Vạn Trường Phát, thông tin: Các vụ lúa vừa qua, công ty đã thực hiện hợp đồng bao tiêu, thu mua lúa với người dân Phụng Hiệp khá nhiều và sẽ tiếp tục liên kết trong thời gian tới. Trong đó, nếu vụ lúa Đông xuân 2018-2019 này, nông dân Phụng Hiệp canh tác giống lúa Đài thơm 8 và OM 5451 thì công ty mua với sản lượng không giới hạn. Đồng thời, sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cho các HTX khi có nhu cầu và thực hiện ký kết hợp đồng cung ứng lúa nguyên liệu cho công ty…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ông già hiến 1200 m2 đất xây trường, nhà văn hóa
- ·Hơn 110 trường ở Hà Nội vẫn cho học sinh nghỉ sau bão Yagi
- ·Vị vua đầu tiên trong sử Việt xuất gia đi tu, nhường ngôi cho con gái là ai?
- ·Hà Nội quy định 7 khoản tiền ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu
- ·Bố mẹ ly hôn, con có được chia tài sản?
- ·Thêm nhiều trường đại học chuyển sang học online sau bão Yagi
- ·Nam sinh Olympia phát ngôn gây phẫn nộ: Bài học đắt giá cho giới trẻ
- ·Lạ đời nhiều Gen Z mạnh tay chi tiền đi du lịch dịp 2/9 chỉ để đổi chỗ ngủ
- ·Thương bé gái nhiều chứng bệnh nguy nan
- ·Bi kịch thần đồng Trung Quốc vào đại học năm 12 tuổi, tuột dốc sau 2 năm
- ·Giàu có, anh rể “yêu” cả chị lẫn em
- ·Hơn 110 trường ở Hà Nội vẫn cho học sinh nghỉ sau bão Yagi
- ·Cảnh báo chiêu trò lợi dụng kêu gọi từ thiện lừa đảo sinh viên
- ·7 trường đầu tiên chốt điểm chuẩn xét bổ sung, ngành cao nhất tăng 9,5 điểm
- ·Quan tâm đến “vợ” nhưng không muốn chi tiền
- ·Khai giảng năm học mới: Nơi cấm thả bóng bay, nơi không tổ chức quá 60 phút
- ·90% người dùng sai chính tả: 'Xử xự' hay 'xử sự'?
- ·'Trau chuốt' hay 'trau truốt' mới đúng chính tả?
- ·Nhờ bạn đọc cháu Tín mới được như hôm nay
- ·Câu đố dân gian hack não của trẻ con, người lớn chào thua