【tỷ số bóng đá của pháp】BÀI 3: Giải pháp đẩy lùi “nạn” trốn thuế
Phóng viên TBTCVN đã đặt câu hỏi với đại diện một số cục thuế địa phương xung quanh vấn đề này.
Hóa đơn điện tử giúp quản lý thuế hiệu quả hơn
Ông Đỗ Hồng Nam,nạntỷ số bóng đá của pháp Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nam khẳng định: Bán hàng không xuất hóa đơn là hành vi trốn thuế quá rõ ràng. Điều này đang là hệ quả, là tác nhân gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
“Hành vi “không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ”, là một trong các hành vi “trốn thuế”, quy định rất rõ tại Điều 13 Thông tư số 166/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Theo đó, tổ chức có hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền trốn thuế. Tại Điều 161 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội trốn thuế cũng đã nhấn mạnh hình phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trốn thuế sẽ phải chịu mức phạt từ cải tạo không giam giữ đến phạt tù tùy mức độ phạm tội”, ông Nam dẫn chứng.
Việc kinh doanh không xuất hóa đơn, đã nảy sinh một "nghề" mới, đó là nghề mua bán hóa đơn, có những công ty thành lập chỉ để… chuyên mua bán hóa đơn. Mục tiêu của những doanh nghiệp (DN) này là cung cấp chứng từ để "hợp thức hóa", để kê "khống" cho những DN thực tế không có hoạt động mua nguyên liệu đầu vào. Đây là cơ hội để cho DN làm ăn không chân chính trốn thuế, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước và làm thất thu cho ngân sách. Ông Nam cho biết, qua công tác thanh tra, kiểm tra, ngành Thuế đã phát hiện nhiều trường hợp mua bán trái phép hóa đơn, trong đó có những vụ việc đã được đưa ra xét xử và pháp luật đã nghiêm trị.
Theo ông Nam, Bộ Tài chính, cơ quan thuế đã và đang nỗ lực đề ra những giải pháp mang tính đồng bộ để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi của các DN làm ăn chân chính.
Giải pháp trước tiên là tiếp tục hoàn thiện, ban hành cơ sở pháp lý, đồng bộ hệ thống pháp luật; thu hẹp, không còn "kẽ hở" để lợi dụng. Giải pháp này trên thực tế đã và đang được Bộ Tài chính tích cực đẩy mạnh, theo đó Bộ đã xây dựng và đang lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo nghị định về hóa đơn (sửa đổi) trước khi trình Chính phủ xem xét ban hành, thay thế Nghị định số 51/2010/NĐ-CP (NĐ 51) và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP (NĐ 04). Dự thảo nghị định mới, ngoài việc khắc phục những bất cập tại NĐ 51, còn đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách thủ tục quản lý thuế, phòng chống việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn để gian lận, trốn thuế...
Bên cạnh đó, từ 1/7/2016 đến nay, thực hiện những quy định mới theo tinh thần Luật số 106/2016/QH13 về hoàn thuế GTGT, góp phần hạn chế những DN "chuyên" mua bán hóa đơn.
“Về phía cơ quan thuế, cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, đặc biệt đối với những đơn vị có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, về hóa đơn chứng từ. Tập trung tham mưu thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tại các địa phương để thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động kê khai và nộp thuế của DN”, ông Nam lưu ý.
Mua hàng lấy hóa đơn - thói quen cần có
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Triệu Đức Chính, Trưởng phòng Hành chính Quản trị Tài vụ Ấn chỉ, Cục Thuế Vĩnh Phúc thì nhấn mạnh: Mua hàng lấy hóa đơn thói quen cần có của người tiêu dùng.
Ông Chính dẫn chứng, theo quy định “khi mua hàng hóa từ 200.000 đồng trở lên, người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ”. Tuy nhiên, có một thực tế từ lâu nay, chúng ta dễ nhận thấy là người bán chưa chủ động xuất hóa đơn bán hàng cho khách, còn người mua lại khá thờ ơ trong việc yêu cầu cấp hóa đơn.
Chính thái độ, hành vi này đã vô tình tiếp tay cho các DN, cơ sở kinh doanh trốn thuế. Bởi hóa đơn là chứng từ gốc xác định doanh thu từ đó làm cơ sở tính nhiều sắc thuế quan trọng liên quan đến DN như thuế thu nhập DN, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt; ngay cả với các hộ nộp thuế khoán, cơ quan Thuế vẫn yêu cầu sử dụng hóa đơn… Tuy nhiên, do lực lượng công chức thuế còn mỏng, nên khá khó khăn trong kiểm soát toàn bộ hoạt động của các DN, hộ kinh doanh.
Ông Chính cũng bày tỏ, việc yêu cầu được cấp hóa đơn bán hàng sẽ giúp người mua đảm bảo nguồn gốc, chất lượng hàng hóa và có căn cứ để giải quyết khi hàng hóa có vấn đề và khi xảy ra tranh chấp thì có cơ sở pháp lý.
“Trong khi các cấp, các ngành đang vào cuộc quyết liệt, áp dụng các chế tài nhằm ngăn chặn vi phạm quy định về hóa đơn từ người bán, thì người tiêu dùng cũng cần nâng cao ý thức về sử dụng hóa đơn, chủ động “đòi” cung cấp hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ để vừa bảo đảm quyền lợi cho mình, vừa giúp các cơ quan nhà nước quản lý tốt hơn nguồn thu ngân sách nhà nước”, ông Chính chia sẻ.
Văn Tuấn
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Khoảng cách lớn giữa chính sách và thực tiễn
- ·Ferrari ra mắt siêu xe 296 GTB với động cơ V6 PHEV
- ·Cảnh báo: Chiêu trò giả danh cơ quan chức năng gọi điện bắt lái xe nộp phạt
- ·Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước
- ·Đã hoàn thiện, chờ thẩm định quy chuẩn cho nhà chung cư
- ·Nóng trên đường: Những kiểu sang đường 'mắt để lên giời'
- ·Những chuyến xe đầy ắp sự yêu thương, sẻ chia
- ·Lựa chọn ô tô nào tầm 500 triệu đồng?
- ·Bán hàng xách tay có thể bị phạt đến 200 triệu đồng
- ·Cùng Ford Territory khám phá dòng chảy di sản
- ·Mua hàng ở Việt Nam nhưng trả tiền cho... Trung Quốc!
- ·Richard Rawlings chuẩn bị đấu giá Honda Dream 50 độc nhất thế kỷ
- ·Ô tô lâu không đi, có nên tháo cọc ắc
- ·Không có biển cấm cũng không được phép đậu xe
- ·Phát hiện 4 doanh nghiệp gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ
- ·Những mẫu mô tô tiền tỷ tại Việt Nam, giá ngang ngửa ô tô hạng sang
- ·Những biến tấu thú vị với thùng xe bán tải
- ·Quá hạn đăng kiểm, chủ xe và tài xế bị phạt nặng đến mức nào?
- ·Chi giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành tăng hơn 8.200 tỉ, Bộ Kế hoạch
- ·Vận chuyển mùa giãn cách trở nên đơn giản nhờ Suzuki Carry Pro