【ba lan vs hà lan】“Vượt qua mốc kiểm định, càng phải chú ý đến chất lượng”
TS. Hoàng Tịnh Bảo,ượtquamốckiểmđịnhcàngphảichúýđếnchấtlượba lan vs hà lan Trưởng Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Huế
Theo TS. Hoàng Tịnh Bảo, ĐH Huế và hầu hết các trường thành viên đã trải qua kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục với kết quả khả quan nhưng không vì thế mà chủ quan hay tự bằng lòng. Phải nhìn vào kết quả kiểm định để nỗ lực đổi mới, đáp ứng nhu cầu xã hội trước bối cảnh hội nhập.
TS có thể chia sẻ về kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục ĐH Huế và các trường thành viên?
Đến nay, 8 trường thành viên của ĐH Huế đã được đánh giá nội bộ (do đoàn chuyên gia đảm bảo chất lượng ĐH Huế đánh giá). 7/8 trường hoàn thành đánh giá ngoài chất lượng cơ sở đào tạo (Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện) và đạt kết quả tốt. Riêng Trường ĐH Nghệ thuật, với tính chất đặc thù nên chưa triển khai đánh giá ngoài. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là khối trường nghệ thuật trong toàn quốc vẫn chưa triển khai đánh giá ngoài chứ không riêng gì Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế. So với các trường đã đánh giá ngoài trên toàn quốc, các trường thành viên của ĐH Huế đều đạt mức khá; trong đó, Trường ĐH Y dược đạt tỷ lệ cao nhất (85,2%); tiếp theo là Trường ĐH Nông lâm (83,6%); đơn vị đạt tỷ lệ thấp nhất là Trường ĐH Luật (80,3%).
Riêng ĐH Huế từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2018 đã chuẩn bị công tác đánh giá ngoài chất lượng cơ sở đào tạo trong khuôn khổ dự án SHARE và đón đoàn chuyên gia đến khảo sát chính thức tại ĐH Huế. Cuối tháng 10 vừa qua, tại Thái Lan, SHARE đã trao chứng nhận hoàn thành đánh giá ngoài cơ sở giáo dục trong khu vực ASEAN cho ĐH Huế. Rất vinh dự ĐH Huế là cơ sở giáo dục ĐH duy nhất của Việt Nam được tuyển chọn, cùng với 9 trường ĐH khác trong khối ASEAN đã được công nhận chất lượng.
Ở các tiêu chí đánh giá ngoài, có tiêu chí nào là “điểm yếu” chung của các trường không, thưa TS?
Các đợt đánh giá nội bộ đã diễn ra sớm hơn ít nhất 6 tháng so với đợt đánh giá ngoài do Đoàn chuyên gia Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện, nhờ đó, những tiêu chí chưa ổn được chỉ ra và khắc phục. Tuy nhiên, các trường vẫn còn có một số tiêu chí khó, không thể một sớm một chiều có thể khắc phục được.
Cụ thể, 5 tiêu chí nhiều đơn vị chưa đạt là Chương trình giáo dục được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá (tiêu chí 3.6); có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo phù hợp với yêu cầu của xã hội (tiêu chí 4.7); có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học (NCKH); đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên/giảng viên (tiêu chí 5.5); đảm bảo nguồn thu từ kinh phí khoa học và chuyển giao công nghệ không ít hơn kinh phí của trường ĐH dành cho các hoạt động này (tiêu chí 7.5); thư viện của trường ĐH có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy học, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả (tiêu chí 9.1).
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?
Khi đánh giá chất lượng nội bộ, các chuyên gia đã chỉ ra những vấn đề này, song thực tế là những tiêu chí các trường thành viên ĐH Huế chưa đạt được cũng là điểm hạn chế của nhiều trường ĐH trên toàn quốc.
Chất lượng cơ sở giáo dục tốt, cũng sẽ có nhiều "quả ngọt" trong nghiên cứu khoa học
Đơn cử như tiêu chí 3.6, đã không có cơ sở giáo dục nào triển khai đánh giá chương trình đúng quy chuẩn cho đến khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ra các quy định và đưa ra các mô hình cụ thể để triển khai. Các trường vẫn có những rà soát định kỳ để điều chỉnh chương trình, song việc đánh giá chương trình như tiêu chí này đề cập chưa được thực hiện tốt.
Tất nhiên, trong những tiêu chí chưa đạt, cũng có tiêu chí do nguyên nhân chủ quan. Chẳng hạn, việc có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và NCKH; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên/giảng viên (tiêu chí 5.5) khó có thể đảm bảo tại một số trường. Bộ quy định tỷ lệ chuẩn 16 - 25 sinh viên/giảng viên (tùy ngành) nhưng tình trạng thiếu cục bộ luôn xảy ra vì giảng viên trẻ tại các trường được cử đi đào tạo trong nước và quốc tế. Có nghĩa trên giấy tờ văn bản, các trường đều có đội ngũ đáp ứng theo quy định, nhưng thực tế khó có thể khắc phục ngay được mốc chuẩn này.
Có vẻ như tiêu chí thư viện điện tử (tiêu chí 9.1) là khó khăn, thách thức chung của ĐH Huế, khi chưa xây dựng được cơ chế dùng chung, phải không thưa TS?
Đúng vậy! ĐH Huế có trung tâm học liệu, các trường thành viên có thư viện được đầu tư hàng năm, song cơ chế dùng chung nguồn học liệu này chưa được quy định cụ thể. Vì thế, ĐH Huế có thừa năng lực về học liệu, nhưng cách xử lý chưa đúng dẫn đến tình trạng không đảm cho tiêu chí 9.1. Đây là vấn đề mà ĐH Huế đang nỗ lực khắc phục bằng cách xây dựng cơ chế dùng chung tài nguyên trong toàn ĐH Huế.
Có ý kiến cho rằng, khi vượt qua bước kiểm định chất lượng và đạt kết quả cao, các trường sẽ tự bằng lòng, TS nghĩ sao về vấn đề này?
Tôi cho rằng, sẽ không có chuyện đó. Công tác hậu kiểm định càng phải chú trọng đến cải tiến chất lượng nhiều hơn. Khi kinh tế xã hội phát triển, các lĩnh vực cũng phải đầu tư để đáp ứng. Kiểm định như tấm gương để tự soi mình mà phấn đấu, phát huy hơn mặt làm được, khắc phục những hạn chế theo khuyến nghị của các chuyên gia.
Thực tế, sau các đợt kiểm định, hoạt động tại các trường dần đi vào quy cũ. Hiện, các trường đang thực hiện đánh giá giữa kỳ, viết báo cáo gửi Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội trình bày những cải tiến đã làm được sau kiểm định. Từ ngày nhận được kết quả báo cáo đánh giá ngoài đến mốc thời gian 2,5 năm, tất cả các cơ sở đào tạo phải rà soát lại những điểm được và chưa được cải tiến. Các báo cáo giải trình được gửi đến Đoàn chuyên gia và Hội đồng đảm bảo chất lượng quốc gia.
Đó là về các trường thành viên, còn với ĐH Huế thì sao?
Đánh giá chất lượng của dự án SHARE không đề cập đến tiêu chí đạt hay chưa đạt như đánh giá ngoài (trong nước) mà họ chỉ khuyến cáo trên các mặt hạn chế để giúp ĐH Huế phát triển hơn. Đến nay, chúng tôi đã xây dựng các kế hoạch cải tiến. Một cơ sở đào tạo muốn tồn tại và phát triển phải chứng minh được chất lượng, khẳng định thương hiệu và coi kiểm định là thước đo. ĐH Huế luôn quyết tâm để làm sao đạt được điểm cao nhất trong thước đo ấy.
Xin cảm ơn ông!
HỮU PHÚC (thực hiện)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thuốc KOACT 625 chống nhiễm khuẩn bị xử phạt do không đạt chất lượng
- ·Cổ phiếu bán lẻ đang “hút” dòng tiền khá tốt trên thị trường chứng khoán
- ·Sẽ khởi động đàm phán FTA giữa ASEAN – Canada trong năm 2021
- ·Giá vàng trong nước lại nóng lên và giải mã diễn biến dòng tiền
- ·Điểm chuẩn Đại học Xây dựng năm 2018
- ·EU nối lại đàm phán FTA thứ ba với các nước ASEAN
- ·Chồng cũ Diệp Lâm Anh lên tiếng về vụ ly hôn, thông tin ngoại tình
- ·Ngành Tài chính cân đối ngân sách, ứng phó với đại dịch Covid
- ·Trao giải cuộc thi viết và báo chí viết về: ‘Nói không với rác thải nhựa’
- ·Nhà ở vừa túi tiền khó có cơ hội xuất hiện
- ·Biển Đà Nẵng đang bị đe dọa nghiêm trọng vì nước xả thải hôi thối
- ·Xuất khẩu nông sản sang Anh: Tăng cường tiếp cận đối tác tiềm năng
- ·Ngày 1/10: Giá cà phê, giá tiêu trong nước ghi nhận 1 tuần giảm giá
- ·Miễn, giảm ngay tiền thuê nhà, đất với doanh nghiệp phải ngừng hoạt động do Covid
- ·Lùi thời gian khôi phục hoạt động trao đổi cư dân biên giới qua các cửa khẩu phụ Lạng Sơn
- ·Nơi giấc mơ tìm về tập 36: Mai Anh mất tích
- ·Lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ tiếp tục tăng
- ·Son Ye Jin diện đồ nam tính đến show thời trang cao cấp tại Pháp
- ·Đất xanh Miền Bắc đang rao bán lúa non tại dự án Golden Park Tower?
- ·Thi đua là động lực để cán bộ, công chức ngành Tài chính hoàn thành nhiệm vụ