【kết quả chivas】30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Hợp tác doanh nghiệp với nhà trường để phát triển nhân lực công nghiệp hỗ trợ | |
Giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Trong đó, 70% doanh nghiệp tham gia cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước, 8% cung cấp cho nhà xuất khẩu và 17% tham gia cung cấp cho cả hai. “Như vậy, khoảng 30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp nói.
Mặc dù Chính phủ đã phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp triển khai các hoạt động tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa Việt Nam, song lãnh đạo Cục Công nghiệp thừa nhận, sự liên kết này còn lỏng lẻo. Nguyên nhân chính là bởi nội lực của ngành công nghiệp còn hạn chế.
Về mặt khách quan, Việt Nam có ngành công nghiệp phát triển sau các nước trong khu vực 2-3 thế hệ. Dung lượng thị trường nhỏ chưa đảm bảo quy mô công suất đối với sản phẩm công nghiệp để cạnh tranh về giá với thị trường khác. Trong khi đó, dư địa để can thiệp bằng chính sách vào phát triển công nghiệp không còn nhiều do phải tuân thủ các cam kết quốc tế.
Tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp toàn cầu thường sử dụng các doanh nghiệp đã từng cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi sản xuất của họ hoặc các doanh nghiệp cùng quốc tịch, ít tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia.
“Từ phía doanh nghiệp và ngành, hiện Việt Nam chưa có doanh nghiệp đóng vai trò dẫn sắt mang tính lan tỏa trong ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chưa được quan tâm, thiếu nguồn vốn đầu tư”, ông Phạm Tuấn Anh nói.
Để giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Phạm Tuấn Anh nêu rõ: Bộ Công Thương đã và đang tích cực hợp tác với cơ quan Chính phủ các nước (Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh… ), các tổ chức quốc tế và một số tập đoàn đa quốc gia lớn (điển hình như Samsung) triển khai các dự án hợp tác nhằm cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước và tăng cường kết nối doanh nghiệp nội địa với các chuỗi sản xuất toàn cầu.
Về dài hạn, giải pháp đặt ra là hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trong nước (chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với thực tiễn, với nhu cầu doanh nghiệp công nghiệp trong nước).
Bên cạnh đó, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI và thị trường toàn cầu nhằm tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định tự do thương mại, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa doanh nghiệp công nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhận định trong quá trình hình thành và phát triển, nền công nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại nhiều vướng mắc gây cản trở, lãnh đạo Cục Công nghiệp nhấn mạnh, cần thiết phải xây dựng Luật phát triển công nghiệp.
Yêu cầu đổi mới chính sách phát triển công nghiệp quốc gia theo hướng thay vì tập trung vào công tác quản lý, cần tập trung vào các nguồn lực thúc đẩy công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước, đủ trình độ tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, tạo tiền đề công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Xét ở góc độ ngành hàng, hiện nay trong ngành dệt may, da giày có 64% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho thị trường trong nước (trong đó 3% cung cấp cho doanh nghiệp FDI), 9% xuất khẩu và 27% cung cấp cho cả hai thị trường. Trong ngành cao su, nhựa, hoá chất, số doanh nghiệp cung cấp cho trường trong nước chiếm 52%, cho xuất khẩu là 4%, 44% còn lại cung cấp cho cả hai thị trường. Trong ngành điện tử, có 44% doanh nghiệp cung cấp cho thị trường trong nước (trong đó 22% cung cấp hoàn toàn cho FDI), 16% cung cấp cho thị trường xuất khẩu và 40% số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của ngành cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Ở ngành cơ khí, ô tô, 83% doanh nghiệp hoàn toàn cung cấp cho thị trường nội địa, chỉ có 3% doanh nghiệp có doanh thu hoàn toàn từ xuất khẩu và 14% doanh nghiệp có doanh thu từ cả hai thị trường. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Những doanh nhân trẻ thành đạt
- ·Acecook Việt Nam tài trợ chính Giải bóng đá nữ vô địch U19 Quốc gia 2024
- ·Trực tiếp bóng đá Thể Công Viettel 2
- ·Nhận định AS Monaco đấu Barcelona: Yamal săn bàn đầu tiên
- ·Giá xăng dầu hôm nay 20/9/2024: Tăng đồng loạt
- ·Thanh Hóa đội mưa như trút, đánh bại CLB Công an Hà Nội
- ·Kết quả Ngoại Hạng Anh: Vắng loạt trụ cột, Arsenal vẫn thắng trên sân Tottenham
- ·Nhận định Thể Công Viettel đấu Hà Nội: Derby khó lường
- ·Tiết kiệm hàng chục triệu USD trong Giờ Trái đất
- ·Golden Sands Golf Resort: Sân gôn thử thách và thân thiện nhất Việt Nam
- ·Điện lực Cần Đước – Công ty Điện lực Long An với ‘Hành động nhỏ vì một hành tinh xanh’
- ·Trực tiếp bóng đá Man City 2
- ·U20 Guam cầm chân U20 Bangladesh, HLV Hứa Hiền Vinh hưởng lợi
- ·Nữ võ sĩ người Mexico nhận vết thương tồi tệ nhất lịch sử UFC
- ·Những nông dân hiện đại chung sức xây dựng quê hương
- ·Bóng đá Triều Tiên 'ở ẩn' 5 năm, vừa trở lại lập tức vô địch châu Á, World Cup
- ·Công Phượng ở Nhật Bản 2 năm: Đá bóng không ai nhớ, chỉ biết pha cà phê giỏi
- ·Ông Park Hang Seo: 'Mong góp thêm nguồn lực hàn gắn sự mất mát của nhân dân'
- ·Một tháng làm vợ…tôi sợ đàn ông
- ·Trực tiếp bóng đá Man City 2