【kq.duc】Sửa đổi văn bản pháp luật tài chính đều gắn với cải cách hành chính
“Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính (CCHC), công tác này tại Bộ Tài chính trong 8 tháng năm 2017 đã đạt nhiều kết quả trên các lĩnh vực”.
Rà soát 270 thủ tục hành chính
Là một trong những Bộ đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC), thời gian qua, công tác CCHC luôn được Bộ Tài chính xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Theo ông Khổng Văn Ngư, trong 8 tháng năm 2017, hệ thống pháp luật tài chính đã được tiếp tục hoàn thiện một cách khẩn trương với số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới góp phần thực hiện các nhiệm vụ CCHC. Cụ thể, Bộ đã trình Quốc hội thông qua Luật Quản lý tài sản công; cho ý kiến Luật Quản lý nợ công; trình Chính phủ dự thảo Luật thuế Bảo vệ môi trường; trình Chính phủ ban hành 23 nghị định, 4 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền 84 thông tư.
Đến nay, hầu hết các TTHC thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính đều được thực hiện theo dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3,4; triển khai việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Việc sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản pháp luật đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh tạo thuận lợi cho tổ chức cá nhân. Các văn bản sửa đổi đều gắn với CCHC, đơn cử như: Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp (DN) có giao dịch liên kết; Nghị định số 21/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị định số 35/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao,...
Ông Ngư cho biết, bám sát yêu cầu về CCHC tại Nghị quyết 30c của Chính phủ và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được giao để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tại các Nghị quyết của Chính phủ (Nghị quyết 19/2017, Nghị quyết 35 và các chỉ đạo của Chính phủ...), Bộ Tài chính đã kịp thời ban hành các kế hoạch hành động để triển khai cũng như chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các yêu cầu về cải cách TTHC như: Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các TTHC theo quy định của pháp luật ngay từ khâu dự thảo. Theo đó, tất cả các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tài chính có quy định TTHC đều được đánh giá tác động TTHC. Đồng thời, chủ động rà soát, cắt giảm và nâng cao chất lượng TTHC trong lĩnh vực tài chính, nhất là TTHC liên quan tới người dân, DN... Cụ thể như: Đã thực hiện đánh giá tác động 25 TTHC tại 3 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Ban hành 2 quyết định công bố TTHC đối với 17 TTHC tại 6 văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính (tài chính ngân hàng và giá). Trong 8 tháng năm 2017, Bộ Tài chính cũng đã rà soát 270 TTHC trong các lĩnh vực hải quan, thuế, công sản, kho bạc.., để đề xuất đơn giản hoá, bãi bỏ một số TTHC không cần thiết.
Thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Để cải thiện thứ hạng “khởi sự kinh doanh” theo yêu cầu tại Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về “đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian mua hóa đơn VAT hoặc tự in hóa đơn”, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 37/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC, theo đó thủ tục đặt in/tự in hóa đơn được rút ngắn từ 10 ngày còn 4 ngày làm việc.
Ngoài ra, trên cơ sở kết quả rà soát 182 TTHC thuộc các lĩnh vực của Bộ Tài chính, theo phạm vi của Đề án 896 (Đề án đơn giản hóa TTHC giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư), Bộ Tài chính đã trình Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc đơn giản hoá TTHC có liên quan đến giấy tờ công dân và cơ sở quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính, theo đó đã đề xuất đơn giản hóa đối với 91 TTHC.
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả và để các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính nhanh chóng đi vào cuộc sống, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng và được thực hiện thường xuyên. Qua đó, tăng cường tính công khai, minh bạch, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức tài chính trong thực thi công vụ cũng như việc chấp hành pháp luật của người dân và DN.
Ông Ngư bày tỏ, thời gian qua, Bộ Tài chính luôn xác định yếu tố con người, chất lượng cán bộ, công chức có vai trò then chốt trong thực hiện nhiệm vụ CCHC. Cùng với công tác đào tạo cán bộ công chức, việc nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ cũng được quan tâm chú trọng qua việc ban hành các văn bản để chấn chỉnh lề lối làm việc, kỷ cương, kỷ luật hành chính đối với cán bộ công chức; xác định vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác CCHC, gắn kết quả CCHC với công tác thi đua khen thưởng đã giúp các cán bộ, công chức ngành Tài chính thay đổi cách nghĩ cách làm và vượt qua chính mình trước các khó khăn thách thức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, cùng với các giải pháp cải cách về thể chế, TTHC, xây dựng bộ máy, ông Ngư cho biết, công tác hiện đại hóa đã được Bộ Tài chính quan tâm, đẩy mạnh đồng bộ với các nhiệm vụ của CCHC. Do đó, ngành Tài chính đã có nhiều cải cách mạnh mẽ, trước yêu cầu cao về việc thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, cách thức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC không những là yêu cầu mà còn là nhiệm vụ cấp bách tạo nền tảng thực hiện hệ thống thông tin quản lý tài chính Chính phủ (GFMIS). Chính vì vậy, để đảm bảo sự đồng bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như tạo thuận lợi cho người dân và DN theo đúng tinh thần Nghị quyết 30c, Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP (Quyết định số 2765/QĐ-BTC).
Hồng Sâm
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Biệt thự song lập Eco Village Saigon River
- ·Soi kèo phạt góc nữ Zambia vs nữ Nhật Bản, 14h ngày 22/7
- ·Soi kèo phạt góc Malmo FF vs IFK Varnamo, 0h00 ngày 1/8
- ·Soi kèo phạt góc GAIS vs Vasteras, 0h00 ngày 25/7
- ·Ghen mù quáng tan vỡ tình đầu
- ·Soi kèo phạt góc Nữ Canada vs Nữ Australia, 17h ngày 31/7
- ·Soi kèo phạt góc Zalgiris vs Galatasaray, 23h ngày 25/7
- ·Soi kèo phạt góc Aris Limassol vs BATE Borisov, 0h00 ngày 27/7
- ·Đầu năm bàn chuyện đi chùa
- ·Soi kèo phạt góc Lahti vs Mariehamn, 19h ngày 23/7
- ·Cãi nhau vì vợ gà mờ chuyện ấy
- ·Soi kèo phạt góc Degerfors IF vs Brommapojkarna, 22h30 ngày 29/7
- ·Soi kèo phạt góc Sheriff Tiraspol vs Farul Constanta, 0h00 ngày 19/7
- ·Soi kèo phạt góc nữ Trung Quốc vs nữ Anh, 18h ngày 1/8
- ·Mẹ chồng chê thông gia nghèo
- ·Soi kèo phạt góc Nữ Mỹ vs Nữ Hà Lan, 8h ngày 27/7
- ·Soi kèo phạt góc Degerfors IF vs Brommapojkarna, 22h30 ngày 29/7
- ·Soi kèo phạt góc Hannover vs Elversberg, 18h ngày 29/7
- ·Nỗi đau người mẹ trẻ không tiền mổ tim cứu con
- ·Soi kèo phạt góc Breidablik vs Shamrock Rovers, 2h15 ngày 19/7