【tỷ số seoul】Khơi thông hoạt động thương mại biên giới với Trung Quốc
Đóng góp lớn cho kinh tế địa phương
Hiện tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc chiếm 85% tổng kim ngạch mua bán, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu biên giới. Là một tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc nên hoạt động thương mại biên giới ở Lạng Sơn trong năm 2015 diễn ra khá sôi động khi tỉnh này có tới 5 huyện biên giới, 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ và 253 km đường biên giới. Theo đó, thương mại với Trung Quốc đạt gần 4 tỷ USD, trong đó hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD. “Riêng hàng nông sản, hoa quả XK sang Trung Quốc qua tỉnh Lạng Sơn đã chiếm một nửa tổng kim ngạch XK, đạt 1 tỷ USD, chủ yếu xuất qua cửa khẩu Tân Thanh”, ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho hay.
Không chỉ có Lạng Sơn, hoạt động thương mại biên giới cũng đóng góp lớn vào GDP toàn tỉnh Lào Cai, chiếm 43%. Đáng chú ý, theo ông Đỗ Trường Giang, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, năm 2016, Lào Cai xác định lấy phát triển thương mại, nhất là kinh tế cửa khẩu, dịch vụ, du lịch là bước đột phá chứ không phải là công nghiệp như những năm trước. Bởi lẽ, phát triển thương mại thời gian qua, nhất là kinh tế cửa khẩu đã có bước phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng đã được hình thành, rõ nhất là tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. “Nếu năm 2017 cảng Lạch Huyện “thông” thì vùng Tây Nam - Trung Quốc với các quốc gia ASEAN sẽ thông thương rộng lớn. Do vậy, Lào Cai xác định là cầu nối để phát triển kinh tế cửa khẩu”, ông Giang nói.
Mặc dù vậy, trong quá trình phát triển thương mại biên giới với Trung Quốc, các địa phương đều gặp khó khăn nhất định. Ông Nguyễn Công Trưởng cho hay, dù kim ngạch XK hoa quả sang Trung Quốc lớn nhưng phía Trung Quốc chỉ nhận hàng qua cửa khẩu Tân Thanh khiến cho hàng hóa bị ùn ứ tại cửa khẩu. Trong khi đó, phần lớn các sản phẩm như dưa hấu, thanh long, nhãn, xoài, chuối xanh... của Việt Nam lại xuất sang Trung Quốc. Riêng trong năm nay, lượng hàng nông sản xuất sang cực lớn: Dưa hấu là 200.000 tấn (21 triệu USD), thanh long khoảng 600.000 tấn (gần 400 triệu USD), vải thiều trên 200.000 tấn (120 triệu USD)... “Trung bình mỗi ngày có khoảng 1.400-1.500 xe hàng xuất qua cửa khẩu Tân Thanh. Với lượng hàng lớn như vậy một mình Tân Thanh không “tải” nổi”, ông Trưởng cho hay.
Nêu lên một khó khăn khác, ông Trưởng cho biết, phía Trung Quốc luôn linh hoạt điều tiết hàng XK, hàng tạm nhập tái xuất của chúng ta qua các lối mở, điểm thông quan qua các mốc mới, trong khi đó phía Việt Nam việc cho phép XK, tạm nhập tái xuất qua các khu vực đó phải xin ý kiến Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động XNK. Bổ sung thêm thông tin, ông Hoàng Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thương mại biên giới và Miền núi (Bộ Công Thương) thừa nhận, tại một số cửa khẩu, lối mở biên giới, hàng hóa hợp pháp xuất xứ Việt Nam được mở tờ khai, làm thủ tục đầy đủ bên phía Việt Nam. Nhưng phía Trung Quốc yêu cầu chuyển tải sang xe biên mậu để đưa sang Trung Quốc theo hình thức chợ biên giới, nhằm tận dụng chính sách ưu đãi 8.000 nhân dân tệ/người/ngày của Trung Quốc. Cách làm này gây chậm trễ, bất tiện cho thông quan hàng hóa của DN Việt Nam.
Cần linh hoạt
Để khắc phục những khó khăn trên, vị đại diện tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: “Phía Trung Quốc luôn có sự linh hoạt nên chúng tôi mạnh dạn đề xuất thí điểm phân quyền cho các Chủ tịch tỉnh chủ động quyết định hàng của ta xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu phụ lối mở nào. Địa phương phải cam kết không có chuyện hàng quay đầu về, nếu có thì tỉnh đó chịu trách nhiệm trước Bộ, trước Chính phủ”. Riêng tỉnh Lạng Sơn, do “đặc điểm” hàng hóa mới chỉ XK qua cửa khẩu Tân Thanh nên địa phương này kiến nghị mở thêm đường XK bên cạnh Tân Thanh để tăng cường XK hàng hóa của Việt Nam.
Trong thời gian tới, nhiều tỉnh đặt mục tiêu phát triển thương mại biên giới với Trung Quốc bởi vai trò cũng như đóng góp to lớn của hoạt động này vào việc “nuôi dưỡng” nguồn thu cho mỗi tỉnh, đóng góp vào nguồn ngân sách Nhà nước. Xuất phát từ thực tế hiện nay, ông Đỗ Trường Giang đã đề xuất một số chính sách để phát triển thương mại biên giới. Cụ thể, cần có cơ chế, chính sách mang tính đặc thù cho tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa. Ông Giang dẫn chứng, Lào Cai hiện thu được 1.700 tỷ đồng ở khu kinh tế cửa khẩu nhưng điều tiết mỗi năm chỉ được 100 tỷ đồng thì không thể nào mở rộng, phát triển khu kinh tế cửa khẩu để đáp ứng yêu cầu hội nhập. “Ban chỉ đạo nên có chương trình mục tiêu phát triển kinh tế cửa khẩu và mỗi năm ít nhất cũng “rót” cho các cửa khẩu các tỉnh ít nhất 400-500 tỷ đồng chứ 100 tỷ đồng thì không “bõ bèn” gì. Các đồng chí cứ nghĩ đầu tư vùng sâu, giải phóng mặt bằng, đền bù thấp nhưng thực tế chỉ cần “gạt” 1 quả đồi đã hết 100 tỷ đồng bởi khó khăn địa hình, đường điện nước khó”, ông Giang kiến nghị.
Mặt khác, để phát triển được thương mại biên giới, thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc, nên có chương trình mục tiêu quốc gia trọng tâm trọng điểm cho các tỉnh có lợi thế, điều kiện phát triển. Ông Giang tính toán: “Như tỉnh Lào Cai, thu ngân sách đạt 5.500 tỷ đồng và chúng tôi đang chi tiêu khoảng 10.000 tỷ đồng. Nếu như có chương trình phát triển khu kinh tế cửa khẩu mỗi năm 400-500 tỷ đồng thì chỉ 5 năm sau riêng khu kinh tế cửa khẩu cũng thu được 5.000 tỷ đồng/năm. Như vậy chỉ cần 3-5 năm nữa, chúng tôi có thể cân đối thu ngân sách, Trung ương không phải bổ sung ngân sách cho tỉnh nữa. Hiện 70% ngân sách của Lào Cai là do Trung ương cấp”.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính
- ·Bộ Y tế lập 8 đoàn kiểm tra giám sát phòng chống bệnh sốt xuất huyết
- ·Vùng áp thấp suy yếu, các tỉnh Bắc Bộ có mưa lớn trên diện rộng
- ·Trường THCS xã Tam Giang đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
- ·Thủ tướng đề nghị WHO hỗ trợ VN trở thành một trung tâm sản xuất vaccine khu vực Tây Thái Bình Dương
- ·Những loài động vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm tại Việt Nam
- ·Tăng cường công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- ·Phú Riềng phối hợp xây dựng 45 căn nhà cho hộ DTTS nghèo
- ·Nhiều địa phương mở cửa đón khách du lịch trở lại
- ·Những loài động vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm tại Việt Nam
- ·Thủ tướng đề nghị Đồng Nai giải ngân 17.000 tỷ đồng cho dự án sân bay Long Thành
- ·Linh động tuyên truyền phù hợp yêu cầu chống dịch
- ·Nghị lực phi thường của thí sinh đặc biệt
- ·Giải pháp cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi ở Bù Gia Mập
- ·Triển khai thực hành Văn hóa Doanh nghiệp PV GAS 2021
- ·Hỗ trợ 457.264 thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số
- ·Tôi đi giữa mùa dịch
- ·Suy nghĩ tích cực sẽ có hành động đẹp
- ·Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt
- ·Ðông Thới hiệp lực xây dựng nông thôn