【nhận định trung quốc】Tốc độ tăng trưởng nhanh, xuất khẩu cá ngừ sẽ đạt 1,1 tỷ USD
Doanh nghiệp thủy sản ứng phó với khó khăn nửa cuối năm | |
Xuất khẩu thủy sản tăng tới 46% |
Chế biến cá ngừ xuất khẩu tại Công ty CP Thủy sản Bình Định. Ảnh: T.H. |
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong tháng 6/2022 đạt 90 triệu USD, tăng 41% so với tháng 6/2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt 553 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính hầu hết đều tăng trưởng tốt, trừ EU, Israel và Ai Cập.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến giá của không chỉ các mặt hàng năng lượng tăng, mà nhiều loại lương thực, thực phẩm tại các nước cũng tăng giá rất mạnh. Diễn biến này đang tạo cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam nói chung, cá ngừ nói riêng, tăng xuất khẩu sang các thị trường…
Trong số các mặt hàng hải sản XK trong nửa đầu năm, cá ngừ có tốc độ xuất khẩu tăng cao nhất, với gần 60%. Tính đến hết tháng 6/2022, tổng giá trị XK cá ngừ sang thị trường Mỹ đạt hơn 300 triệu USD, tăng 96% so với cùng kỳ năm 2022. XK cá ngừ của Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong tháng 6.
Theo bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của VASEP, trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng đánh bắt cá ngừ tại khu vực Đông Thái Bình Dương thấp, điều này đã ảnh hưởng tới sản lượng khai thác của đội tàu đánh bắt của Mỹ. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao đã đẩy nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp tăng lên. Tất cả những điều này đã thúc đẩy nhập khẩu cá ngừ của Mỹ từ các nguồn cung, trong đó có Việt Nam.
Với thị trường CPTPP,XK cá ngừ sang Canada, Nhật Bản và Mexico tiếp tục đà tăng trưởng khả quan. Tính đến hết tháng 6/2022, CPTPP là khối thị trường XK lớn thứ 3 của các doanh nghiệp XK cá ngừ Việt Nam (sau Mỹ và EU). Nhu cầu nhập khẩu cá ngừ từ các nước tham gia Hiệp định này đạt 68 triệu USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK sang Canada tăng 68%, sang Nhật Bản tăng 26% và sang Mexico tăng 30%.
Ngoài các thị trường XK lớn trên, 6 tháng đầu năm 2022, XK cá ngừ sang Arập Xêut, Thái Lan, Philippines hay Nga vẫn tăng trưởng tốt. Tổng giá trị XK sang Arập Xêut đạt 1,2 triệu USD, sang Thái Lan tăng 59%; Philippines tăng 86%...
Trái ngược với các thị trường trên, XK cá ngừ của Việt Nam sang EU liên tục sụt giảm trong 3 tháng trở lại đây. Kim ngạch XK cá ngừ sang thị trường này trong tháng 6 giảm 25% so với tháng 6/2021, đạt gần 9,5 triệu USD, nâng tổng kim ngạch XK trong 6 tháng đầu năm lên 77 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo do Cơ quan thống kê dữ liệu Eurostat của Liên Minh châu Âu công bố ngày 1/7, giá tiêu dùng ở 19 quốc gia sử dụng đồng Euro tăng 8,6% trong tháng 6. Mức tăng giá tiêu dùng tại khu vực này một tháng trước là 8,1%. Trong đó, nhóm mặt hàng lương thực tăng 8,9%, cho thấy lạm phát đang lan rộng trong khu vực đồng Euro.
Bất chấp lạm phát kỷ lục, Ngân hàng trung ương châu Âu vẫn chưa thể tăng lãi suất nhanh như của Mỹ. Sự chậm trễ này đã khiến cho đồng euro mất giá so với đồng USD. Giá các sản phẩm cá ngừ tăng do chi phí hàng hoá cần thiết tăng cao hơn, đồng đô la mạnh có thể khiến cho các sản phẩm cá ngừ cuối cùng nhập khẩu vào EU từ các nước ngoài khối như Việt Nam, Philippines, Ecuador trở lên đắt đỏ hơn. Điều này đã ảnh hưởng tới nhập khẩu cá ngừ của các nước EU.
Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm nay, do giá dầu tăng nên 40-45% tàu cá cả nước phải nằm bờ. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới nguồn cung cá ngừ nguyên liệu cho các nhà máy, đặc biệt là nguồn cung nguyên liệu có xuất xứ thuần túy (tức là nguyên liệu có xuất xứ trong nước). Do đó, các doanh nghiệp chế biến, XK cá ngừ phải nhập từ các nước và vùng lãnh thổ chưa có Hiệp định thương mại (FTA) với Việt Nam. Điều này đã khiến cho các lô hàng cá ngừ XK của Việt Nam không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA để tăng sức cạnh tranh so với các nước đối thủ khác khi xuất sang các nước có FTA với Việt Nam như các nước EU.
VASEP dự báo, XK cá ngừ của Việt Nam trong nửa cuối năm 2022 sẽ tiếp tăng trưởng tốt, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại. XK đang phải đối mặt với thiếu nguyên liệu, giá cá ngừ nguyên liệu tăng cao, cước vận chuyển đường biển tăng… Do đó, dù tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các doanh nghiệp vẫn còn ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh nên sự phục hồi này mới chỉ ở bước đầu.
Với các điều kiện tác động nêu trên, kim ngạch XK cá ngừ cả năm 2022 dự kiến sẽ đạt khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2021.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Game thủ dương tính với ma túy trong quán net
- ·Công an xã được xử lý vi phạm giao thông từ 1 1 2025
- ·Thời tiết ngày 24 12 Đà Nẵng đến Khánh Hòa có mưa to
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·Sẽ có thêm giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho các nhà khoa học
- ·Một phường có 400 cán bộ hưởng lương
- ·Khoa học đã giúp gì cho nông nghiệp ?
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Thời tiết ngày 26 12 Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Nhà đất ế ẩm, hàng tiêu dùng kiếm bộn tiền
- ·Lật lại các vụ bảo mẫu đánh trẻ dở chết, dở sống
- ·Trường đầu tiên thi ĐH theo hình thức SAT
- ·Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
- ·Miền Trung sau bão số 11: Nhiều di tích bị thiệt hại nặng nề
- ·Mật phục bắt quả tang đối tượng vận chuyển chất cực độc xyanua
- ·Indonesia: Người dân phát hoảng khi Núi lửa liên tục phun trào.
- ·Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- ·5 bước xác thực tài khoản MXH để tránh bị khóa