【tỷ số indo philippines】Việt Nam thăng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu
Cộng hưởng thương hiệu quốc gia và doanh nghiệp để đưa hàng Việt xuất ngoại | |
Doanh nghiệp sữa duy nhất 6 lần liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia | |
283 sản phẩm của 124 doanh nghiệp đạt “Thương hiệu Quốc gia” 2020 |
Việt Nam đã phát huy tương đối tốt mọi khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của thương hiệu quốc gia. Ảnh: Internet |
Cụ thể, vị trí của Việt Nam được cải thiện, tăng 2,5 điểm, nâng thêm 3 bậc, từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam được đánh giá là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về thương hiệu quốc gia và những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được trong năm qua.
Theo đánh giá của Brand Finance (công ty tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới-PV), Việt Nam đã phát huy tương đối tốt mọi khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu sản phẩm hàng đầu.
Uy tín quốc gia của Việt Nam trong năm qua đã tăng lên phần lớn nhờ chủ trương và phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước cũng như sự năng động, nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn mới đây xung quanh vấn đề thăng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm lần này, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá, quyền lực mềm Việt Nam không chỉ là sự kế thừa và phát huy nền tảng vốn có (như lịch sử dân tộc hào hùng, nền văn hiến, chính sách đối ngoại hòa bình, hòa hiếu) mà còn là sự phát triển, tận dụng cả những vị thế mới, lợi thế mới.
Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới với tỷ trọng xuất nhập khẩu/GDP tăng liên tục qua các năm (từ 136% năm 2010 lên xấp xỉ 200% vào năm 2019).
Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới.
Liên quan tới quan điểm, thương hiệu quốc gia là một công cụ cần thiết để nâng tầm vị thế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại chia sẻ thêm, Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới thì việc xây dựng thương hiệu càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu đối với một quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai từ năm 2003.
Với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là "chìa khóa" giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp.
Minh chứng là rất nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới, có thể kể đến như: Viettel - tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, "top" 15 nhà mạng trên thế giới về thuê bao di động và top 40 thế giới về doanh thu.
Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) đang vươn dần lên vị trí hàng đầu trong khu vực ASEAN. Công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào Khánh Hòa đứng đầu khu vực châu Á về sản lượng khai thác yến…
Để xây dựng và phát huy sức mạnh mềm, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại cho rằng trước hết, Việt Nam cần xây dựng định hướng chiến lược về phát huy sức mạnh mềm một cách bài bản, dài hạn trong thời kỳ mới, đặc biệt trong kỷ nguyên số.
Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục gìn giữ, phát huy những giá trị đa dạng và phong phú của văn hóa Việt.
Ông Vũ Bá Phú cũng đề cập tới vấn đề cần chú trọng, đẩy mạnh công tác ngoại giao, khẳng định vai trò “nòng cốt, dẫn dắt và hòa giải” trong các vấn đề then chốt của khu vực và quốc tế; ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát triển khoa học và công nghệ.
Kết quả về Chỉ số quyền lực mềm của các quốc gia được tổng hợp từ các tiêu chí: Tính phổ biến của thương hiệu quốc gia đó; ảnh hưởng tổng thể của quốc gia, mức độ mà một quốc gia được coi là có ảnh hưởng tại quốc gia của người trả lời cũng như trên thế giới; danh tiếng tổng thể của quốc gia, quốc gia này có được coi là có danh tiếng mạnh mẽ và tích cực trên toàn cầu không?; khả năng ứng phó của quốc gia trước dịch bệnh Covid-19; hiệu suất trên 7 trụ cột của quyền lực mềm (kinh doanh và thương mại, quản trị, quan hệ quốc tế, văn hóa và di sản, truyền thông và báo chí, giáo dục và khoa học, con người và giá trị). |
(责任编辑:World Cup)
- ·Tăng cường kiểm tra thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu
- ·Nhà mạng Việt Nam xuất hiện trong sự kiện ra mắt iPhone 13
- ·Xuất hiện loạt Fanpage giả mạo Vietcombank
- ·Taxi bay giá rẻ sắp cất cánh đón khách tại Trung Quốc
- ·Không lưu trữ thông tin bí mật nhà nước trên thiết bị kết nối mạng Internet
- ·iPhone 13 series có nhiều nhất sáu màu?
- ·Triệt phá đường dây chế tạo, mua bán súng đạn liên tỉnh, khởi tố 29 đối tượng
- ·Bắc Kinh muốn chia tách Alipay
- ·Tra cứu điểm thi THPT quốc gia thành phố Đà Nẵng năm 2018 nhanh và chính xác nhất
- ·DIC tham gia gói thầu cung cấp than 318 triệu USD
- ·Chủ đầu tư được chọn xây bến xe Yên Sở
- ·Lốp ô tô phát nổ choảng trúng đầu khiến người đàn ông bất tỉnh
- ·Chủ động nâng “vị ngọt” cây mía
- ·TP.HCM thí điểm cấp mã QR cho người dân Quận 7, Củ Chi, Cần Giờ
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày 9/7: Cảnh báo Hà Nội sẽ có mưa dông và tố lốc
- ·Top 5 sàn thương mại điện tử đình đám Việt Nam gọi tên Bách hóa Xanh: gấp 60 lần tên tuổi cùng ngành
- ·DLG: Chủ tịch Hội đồng quản trị đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu
- ·Công nghệ biến bất kỳ ai thành ngôi sao phim khiêu dâm
- ·Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: “Bộ trưởng chần chừ, chậm bước là chệch hướng”
- ·Cách đăng ký 4G Viettel không giới hạn dung lượng Skype