【leo nha cai】Ca vang khúc quân hành: Từ chiến trường đến giảng đường
Hội Cựu chiến binh Trường đại học Khoa học viếng thăm Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn |
Hội Cựu chiến binh (CCB) Trường ĐHKH Huế được thành lập năm 1994, trải qua 29 năm hoạt động, hội vẫn khẳng định vai trò, nhiệt huyết của người lính trên mọi lãnh vực công tác. Là cựu quân nhân trong môi trường trí thức, đội ngũ hội viên đa phần là giảng viên có trình độ cao (phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ,…) họ là những người lính giành nhiều thành tích xuất sắc trong chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học (NCKH). Rời chiến trường đến với giảng đường, môi trường tuy thay đổi nhưng các CCB vẫn giữ gìn ngọn lửa của người chiến sĩ.
ThS. Nguyễn Minh Cần, Hội trưởng Hội CCB - ĐHKH Huế, tâm sự: Chính những năm tháng quân ngũ đã cho chúng tôi một lối sống nghiêm túc, có trách nhiệm. Dù ở vị trí công tác nào cũng phấn đấu hoàn thành tốt, từ công tác giảng dạy đến phục vụ giảng dạy, người thầy - chiến sĩ luôn đảm bảo chất lượng nội dung bài giảng, công việc được giao. Nhờ vậy, toàn thể hội viên đều đạt lao động tiên tiến (LĐTT), chiến sĩ thi đua (CSTĐ) cấp cơ sở và cấp Bộ liên tục trong nhiều năm học.
Thầy Cần cho biết, từ năm 2017 đến nay, các hội viên đã thực hiện nhiều đề tài NCKH cơ sở, đề tài ĐHH, cấp Bộ, đề tài cấp tỉnh và nhiều đề tài khác. Một số hội viên là chủ nhiệm đề tài của những công trình NCKH trọng điểm, đã có hàng trăm bài báo khoa học của các CCB Trường ĐHKH Huế được xuất bản ở trong nước và quốc tế. Nhiều đồng chí tham gia các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế. Trong đó, một số đề tài có tính thực tiễn và ứng dụng cao được đưa vào sản xuất mang lại lợi ích cho nhà trường và xã hội, đồng thời được khen thưởng ở các cấp. Qua công tác đánh giá thi đua, khen thưởng, các CCB của Hội đã phấn đấu hoàn thành công tác chuyên môn và đạt các danh hiệu thi đua các năm học với tỷ lệ đạt LĐTT gần 100% và đạt CSTĐ cấp cơ sở khá cao, khoảng gần 30%.
Dù bận rộn bởi công tác giảng dạy, nghiên cứu, những CCB thuộc Hội CCB Trường ĐHKH Huế vẫn không quên những hoạt động hướng về tri ân các anh hùng liệt sĩ, gia đình của các đồng đội năm xưa, những chiến sĩ đã nằm xuống vì độc lập tự do của đất nước. Hội thường xuyên tổ chức thăm, tặng quà cán bộ của trường là thương binh và con liệt sĩ; thăm tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng do nhà trường bảo trợ tại xã Phong Điền…
Đã trở thành thông lệ, vào dịp nghỉ lễ 30/4 hàng năm, Hội cũng tổ chức những chuyến hành hương về chiến trường xưa, viếng mộ, dâng hương cho những đồng đội đã không về sau chiến tranh ở các nghĩa trang liệt sĩ (NTLS). Ấn tượng những chuyến thăm chiến trường Tây Nguyên, thăm cột mốc và NTLS ngã ba Đông Dương, thăm biên giới Lệ Thanh và NTLS Đức Cơ, thăm chiến trường khu Năm và khu lưu niệm Đặng Thùy Trâm, thăm sân bay Tà Cơn và NTLS Trường Sơn. Nhiều lần thăm thành cổ Quảng Trị, cầu Hiền Lương, ngã ba Đồng Lộc, hoặc có những chuyến đi dài ra tận các tỉnh biên giới phía Bắc… giúp những CCB giữ cho mình ngọn lửa trách nhiệm, tình thương trên giảng đường.
Ra đời từ rất sớm và là hội của những người lính tham gia cả bốn cuộc chiến tranh (chống Pháp, Mỹ, biên giới Tây Nam và phía Bắc), nay nhiều hội viên Hội CCB Trường ĐHKH Huế đã già yếu, bệnh tật, một số “đi theo” đồng đội, hoặc nghỉ hưu. Hiện chỉ còn mười mấy người, nhưng Hội CCB ĐHKH Huế vẫn cố gắng duy trì sinh hoạt và tiếp tục thực hiện những chuyến đi có ý nghĩa sâu sắc về tình đồng chí đồng đội làm lay động tâm tưởng những người đã từng tham chiến và cả những người chưa từng mặc áo lính.
Từ lúc thành lập đến nay, nhiều hội viên của Hội CCB trường ĐHKH vinh dự được khen thưởng ở các cấp: Trường, Đại học Huế, Bộ GD&ĐT và Thủ tướng Chính phủ. Gần đây nhất, là một trí thức, cựu quân nhân có tâm, có tầm, thầy Nguyễn Minh Cần đã được Hội CCB tỉnh chọn là một trong 15 cá nhân xuất sắc nhận bằng khen vì những thành tích trong công tác Hội và phong trào thi đua “CCB gương mẫu” năm 2023.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- ·Cần truyền dạy đờn ca tài tử một cách bài bản
- ·Ấn tượng Liên hoan Ban nhạc vànhóm ca tỉnh Bình Dương
- ·Thoáng nhớ em và Hà Nội
- ·Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- ·Hơn 500 học sinh tham gia Hội thi Giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi TP.Thủ Dầu Một
- ·Nguồn gốc ý nghĩa và cách sử dụng thước Lỗ Ban
- ·Chương trình văn nghệ tuyên truyền “Người đô thị”
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Ông Nguyễn Lê Thăng Long được đề cử trở lại An Phát Holdings
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Hội thi “Giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi”: Hơn 800 học sinh tham gia
- ·Mức tiền thưởng của đảng viên khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng
- ·Những người thích ghi lại nét đẹp của cuộc sống
- ·Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
- ·Hội diễn Tiếng hát miền Đông: Bình Dương đoạt 1 HCV, 4 HCB
- ·Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một: Tổ chức Ngày hội gia đình “Yêu thương và chia sẻ”
- ·Thông tin khoa học lịch sử số 50: Hiểu thêm về những nét văn hóa xưa
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Tin vắn Văn nghệ