【ibong】Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục khởi sắc,ươngmạihaichiềuViệtNam–HoaKỳtiếngầnmốctỷibong đạt gần 75 tỷ USD sau 7 tháng Việt Nam - Hoa Kỳ ký bản Cập nhật Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng |
Theo Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ đạt 77,9 tỷ USD, tăng 25,4%; kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này đạt 9,8 tỷ USD, tăng 6,9%.
8 tháng qua, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,9 tỷ USD; xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 68,1 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước.
Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Hoa Kỳ (Ảnh: TTXVN) |
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, có nhiều lý do để thương mại hai nước tăng trưởng liên tục trong thời gian qua, ngay cả trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động. Trước hết là quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. Năm 2013, hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện, đến năm 2023, hai nước chính thức nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Bên cạnh đó, hàng hóa của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Hoa Kỳ do chất lượng liên tục được cải thiện, cập nhật xu hướng cũng như có giá cả cạnh tranh. Mặt khác, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư đã góp phần tăng cường năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đồng thời tạo cơ hội và dư địa cho hàng hóa của Việt Nam gia tăng xuất khẩu ra thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
Đứng đầu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ trong 7 tháng đầu năm là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch xuất khẩu đạt 13,19 tỷ USD, tăng 50,82% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 19,87% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ.
Đứng thứ hai trong danh sách này là mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với kim ngạch xuất khẩu đạt 11,14 tỷ USD, tăng 19,87% so với tháng trước, chiếm tỷ trọng 16,79%.
Ngoài ra, thị trường Hoa Kỳ cũng ưa chuộng hàng dệt may, da giày, nông sản... từ Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng lớn thiết bị công nghệ, nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Dự báo, trong thời gian tới, xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng khi nhu cầu thị trường tăng lên, hàng tồn kho giảm. Lo ngại lớn nhất khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ là việc nước này gia tăng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ đang phải đối diện với những rào cản từ phòng vệ thương mại. Để hạn chế rủi ro bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường tìm hiểu pháp luật về các quy định về phòng vệ thương mại, tạo được các giá trị gia tăng trên sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu trữ số liệu xuất khẩu để hợp tác với cơ quan điều tra khi xảy ra vụ việc.
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ, theo các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần phối hợp thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ và hiệu quả. Trước tiên, cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu rõ ràng và thiết thực, tạo ra các cơ chế ưu đãi về thuế, cung cấp thông tin và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cũng như đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu. Việc nâng cao năng lực và chất lượng hạ tầng logistics cũng là một yếu tố then chốt, giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, việc thiết lập và duy trì các chương trình đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của Hoa Kỳ cũng đóng vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp cần được cung cấp các công cụ và kiến thức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường này, từ việc cải thiện quy trình sản xuất đến việc nâng cao chất lượng đóng gói và tiếp thị.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược xuất khẩu hiệu quả bằng cách nghiên cứu và nắm bắt xu hướng thị trường, tìm hiểu nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Đồng thời, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế và các sự kiện giao thương cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thương hiệu, thiết lập mối quan hệ với các đối tác và nhà phân phối tại Hoa Kỳ.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Khảo sát mô hình điểm thuộc đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- ·Dân chơi xe Hải Phòng săn biển số đẹp, cất trong container bật điều hòa 24/24h
- ·4 ô tô mới sắp bán tại Việt Nam, các đại lý bắt đầu nhận cọc
- ·Toyota Land Cruiser Prado 2024 và Lexus GX 2024: Có gì khác biệt?
- ·Người thứ ba và kết quả ngoài ý muốn
- ·Chiếc xe đua trông như ‘đống sắt vụn’ được bán với giá gần 2 triệu USD
- ·7 xe được giảm 100% phí trước bạ, người mua bớt được cả trăm triệu đồng
- ·Các hãng xe điện Trung Quốc được trợ cấp hàng tỷ Nhân dân tệ từ Chính phủ
- ·Anh sẽ kiếm tiền để cưới em
- ·Các hãng xe điện bùng nổ đầu tư tại Mỹ nhờ cú hích 'bảo hộ' trị giá 430 tỷ USD
- ·Phương pháp luyện thi PTE cấp tốc cho người bận rộn
- ·Soi loạt biển số đẹp trúng đấu giá tiền tỷ trong tháng 10
- ·Đức lo ngại Volkswagen đang thua từ sân khách đến sân nhà
- ·Rửa xe máy bằng xăng, nam thanh niên bị cảnh sát bắt và tịch thu xe
- ·Qua ngõ nhà người
- ·Người trúng đấu giá xe Land Rover biển xanh 3 tỷ sẵn sàng bán lại nếu được giá
- ·Thói quen để chìa khóa trong ô tô khiến trộm xe tăng nhanh ở Mỹ
- ·Tài xế xe BMW điên cuồng đạp ga, tông hàng loạt ô tô đỗ bên đường
- ·Giá vàng hôm nay 11/7/2024: Vàng nhẫn tăng trở lại sát giá vàng miếng
- ·Giá xe gầm cao 500 triệu, ngoài Toyota Raize còn những mẫu đáng chú ý nào?