【xổ số gì đó】Giá trị của “Đề cương về văn hoá Việt Nam” đối với văn học
(CMO) Nhằm tiếp tục góp phần khẳng định tầm vóc lịch sử, giá trị lý luận và giá trị thực tiễn lâu dài của bản “Đề cương về văn hoá Việt Nam” đối với lĩnh vực văn học - nghệ thuật (VH-NT), thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và sự thống nhất của UBND tỉnh, ngày 22/3, Hội VH-NT tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Toạ đàm với chủ đề “Đề cương về văn hoá Việt Nam và sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam”.
Đoàn chủ tọa (từ trái sang): Ông Võ Quốc Tín, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; ông Trịnh Thanh Vũ, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh và ông Tiêu Minh Tiên, Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. |
Buổi tọa đàm thu hút đông đảo giới văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh tham gia. 20 tham luận do các chuyên gia, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh cùng các địa phương gửi đến toạ đàm đã góp phần tiếp tục làm sáng rõ những định hướng hàm chứa trong bản “Đề cương về văn hoá Việt Nam”; khẳng định giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của bản Đề cương trong việc đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác văn hoá, VH-NT; khẳng định sự nghiệp phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cùng với vai trò nòng cốt của lực lượng văn nghệ sĩ trên mặt trận văn hoá, văn nghệ.
Đại biểu dự toạ đàm. |
Đặc biệt, từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, bám sát chủ đề của tọa đàm, nhiều tham luận đã tập trung làm rõ giá trị lịch sử và hiện thực của bản Đề cương đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền VH-NT nước nhà, trong đó khẳng định sự góp sức của lĩnh vực VH-NT, của các thế hệ văn nghệ sĩ nơi mảnh đất cực Nam của Tổ quốc qua các thời kỳ là vô cùng quan trọng và không thể thiếu.
PGS.TS Võ Văn Nhơn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, trình bày tham luận. |
Toạ đàm tập trung thảo luận làm rõ hơn 3 vấn đề cơ bản. Một là, trên cơ sở luận giải những giá trị lý luận kết tinh, hàm chứa trong “Đề cương về văn hoá Việt Nam” năm 1943, làm rõ và khẳng định giá trị thực tiễn của bản Đề cương đối với lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của Đảng ta, của dân tộc ta và đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Từ đó, tạo cơ sở vững chắc cho các cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá, VH-NT và đào tạo, bồi dưỡng lực lượng văn nghệ sĩ tỉnh nhà trong giai đoạn hiện nay.
NSƯT Lịch Sử, Trưởng Đoàn Cải lương Hương Tràm, tham luận “Văn công giải phóng Cà Mau - Tiếng hát át tiếng bom”. |
Hai là, từ các góc độ, cấp độ tiếp cận khác nhau của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, tiếp tục làm rõ những ưu điểm, hạn chế, kết quả, bài học kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, quán triệt những định hướng cơ bản trong “Đề cương về văn hoá Việt Nam” vào quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá, VH-NT hiện nay.
Ba là, trên cơ sở luận giải, khẳng định giá trị lịch sử to lớn của bản Đề cương đối với sự nghiệp phát triển văn hoá của nước nhà qua từng giai đoạn lịch sử, cần tiếp tục làm sáng rõ hơn giá trị lý luận và thực tiễn của bản Đề cương đối với sự nghiệp phát triển văn hoá trong giai đoạn hiện nay; nhất là trong xác định mục tiêu, mô hình, chương trình, nội dung, hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá, lực lượng văn nghệ sĩ của tỉnh.
Ông Võ Quốc Tín, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, phát biểu kết luận buổi tọa đàm. |
Kết luận buổi toạ đàm, ông Võ Quốc Tín, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, đánh giá cao các tham luận tham gia toạ đàm đã đầu tư sâu về nội dung, trong đó có một số tham luận có khả năng phát triển thành những công trình nghiên cứu độc lập gắn với những yếu tố truyền thống lịch sử, văn hoá của vùng đất và con người Cà Mau; đóng góp tích cực vào sự phát triển văn hoá trong thời kỳ mới; bổ sung và làm phong phú thêm những nội dung hàm chứa trong bản “Đề cương về văn hoá Việt Nam” năm 1943.
“Nhiều tham luận của các nhà nghiên cứu, chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà VH-NT, các sở ngành, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Thành uỷ đều gắn bó chặt chẽ, sâu sát với ngành văn hóa, nghệ thuật địa phương trong thời gian qua; đồng thời đề xuất những kiến nghị xuất phát từ thực tiễn hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở quan trọng để Ban Tổ chức tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền trong việc ban hành những quy chế, chính sách hỗ trợ tích cực cho hoạt động văn hoá, VH-NT trong thời gian tới”.
Đại biểu xem triển lãm tư liệu sách báo, tạp chí, bên lề toạ đàm. |
Huỳnh Lâm
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Xác định nguyên nhân ban đầu gây sủi bọt phủ kín mặt kênh Suối Chợ
- ·Cú hích từ hạ tầng giao thông Quảng Ngãi
- ·Bãi tập kết vật liệu xây dựng ảnh hưởng cuộc sống người dân: Chính quyền địa phương vào cuộc xử lý
- ·Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- ·Khẩu vị đầu tư bất động sản: Người nước ngoài “bỏ làng”, người Việt “bỏ phố”
- ·Sống gần khu vực khai thác đá: Vừa lo bụi, vừa sợ tiếng ồn...
- ·Một đêm xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Dự án hạ tầng miền Trung: “Lọt mắt” nhà đầu tư nước ngoài
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Lập bãi container cạnh đường dây điện 500KV: Nguy hiểm... “chực chờ”
- ·An Giang tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng
- ·TP.Thủ Dầu Một: Chú trọng tấn công tội phạm “tín dụng đen”
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Quảng Ngãi: Thống nhất phương án xây cầu giữa biển nối đảo Bé và đảo Lớn
- ·Phú Yên: Đề xuất xây mới cầu Đà Rằng và Sông Chùa
- ·Xe container “trôi” gây tai nạn chết người
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Hà Nội kiểm tra lại toàn bộ các buổi đấu giá đất tại Thanh Oai, Hoài Đức