【kết quả andorra】Doanh nghiệp nói về KTCN
Doanh nghiệp nói về kiểm tra chuyên ngành- Bài 4: Tham khảo một số mô hình trên thế giới | |
Doanh nghiệp nói về kiểm tra chuyên ngành-Bài 3: Cần thiết đổi mới mô hình để tạo bước đột phá | |
Doanh nghiệp nói về kiểm tra chuyên ngành- Bài 2: Còn nặng gánh! | |
Doanh nghiệp nói về KTCN: Thủ tục nhiều,ệpnóivềkết quả andorra chi phí tốn kém- Bài 1 Bước đi còn chậm |
Ông Vũ Lê Quân - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) |
Ông đánh giá như thế nào về công tác KTCN hiện nay?
- Thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, công tác KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã đạt được một số kết quả nhất định, tỷ lệ hàng hóa thuộc diện KTCN đã giảm, phương thức quản lý rủi ro đã từng bước được áp dụng… Song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, chưa tạo được bước chuyển biến mang tính đột phá trong công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trên thực tế vẫn còn tình trạng hàng hóa nhập khẩu thuộc diện KTCN còn nhiều, chưa có tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật để kiểm tra, chưa được chỉ định cơ quan kiểm tra. Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện KTCN hiện nay được các bộ quản lý chuyên ngành ban hành phạm vi rất rộng. Bên cạnh đó, dù ở các mức độ khác nhau, các lĩnh vực KTCN đều đã áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro như miễn kiểm tra, kiểm tra giảm, kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt nhưng nguyên tắc quản lý rủi ro chưa được áp dụng đầy đủ, thực chất.
Song song đó là vấn đề KTCN gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp và nhà nước nhưng lại kém hiệu quả. Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan, đến tháng 12/2019 vẫn còn khoảng 70.000 mặt hàng phải chịu sự quản lý, KTCN, như vậy, tỉ lệ cắt giảm trong 5 năm qua chỉ đạt 12.600/82.600 mặt hàng. Con số này là rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ là phải cắt giảm được 50%.
Bên cạnh đó, vẫn có những quy định chưa phù hợp, quá mức cần thiết, chẳng hạn kiểm tra hiệu suất năng lượng đối với những loại sản phẩm được sản xuất theo công nghệ tiết kiệm năng lượng; kiểm tra đối với từng lô hàng; nhiều hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn tại cửa khẩu và có thời gian kiểm tra lâu nhưng vẫn thuộc diện kiểm tra trước thông quan. Đặc biệt, vẫn còn tồn tại tình trạng chồng chéo trong KTCN đối với hàng hóa XNK.
Tỷ lệ các loại hình quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong tổng số tờ khai nhập khẩu thuốc diện quản quản lý, kiểm tra chuyên ngành năm 2019. Biểu đồ: T.Bình |
Tổng cục Hải quan đang được Bộ Tài chính giao xây dựng Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết 99/NQ-CP của Chính phủ. Xin ông cho biết, Tổng cục Hải quan đã và đang triển khai nhiệm vụ này như thế nào?
- Trong 4 tháng qua, với sự quyết tâm, khẩn trương triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính nhằm đổi mới căn bản công tác KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu, xây dựng Đề án “Đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”. Tổng cục Hải quan cũng đã chủ động thành lập Tổ soạn thảo Đề án đổi mới mô hình triển khai công tác KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (Quyết định 3422/QĐ-TCHQ ngày 21/11/2019); Bộ Tài chính đã thành lập Tổ công tác triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về cải cách công tác KTCN. Rất nhiều cuộc làm việc với chuyên gia trong nước, quốc tế, hiệp hội, các DN, nhà nghiên cứu; đồng thời báo cáo Văn phòng Chính phủ và nhận được chỉ đạo cũng như ý kiến tham gia của các bộ, ngành trong việc xây dựng Đề án cải cách mô hình KTCN, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu. Cùng với đó, cơ quan Hải quan cũng nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm triển khai tại các nước để áp dụng tại Việt Nam. Hiện nay, dự thảo Đề án đang được gửi lấy ý kiến các DN, hiệp hội DN. Dự kiến trong quý I, Tổng cục Hải quan sẽ hoàn chỉnh dự thảo Đề án báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ.
Đề án đặt ra mục tiêu cắt giảm chi phí, thời gian và tạo thuận lợi cho DN, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở cải cách thực chất công tác KTCN theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện KTCN tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch, văn hóa...), đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về những điểm cải cách nổi bật được nêu tại Đề án?
- Qua nghiên cứu mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của một số nước trên thế giới, cũng như đánh giá thực tế tại Việt Nam, Tổng cục Hải quan sẽ đề xuất mô hình mới nhằm đơn giản, chuẩn hóa, thống nhất quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu. Nguyên tắc xây dựng đề án là tuân thủ đúng theo quy định của các Luật: Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm và các luật khác có liên quan, đồng thời kế thừa các quy định đã được triển khai tốt hiện nay.
Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan đề xuất mô hình hàng hóa nhập khẩu được phân loại vào 5 quy trình kiểm tra khác nhau theo hướng đơn giản dần dựa trên lịch sử hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm mà các bộ, ngành, cơ quan Hải quan, tổ chức đánh giá sự phù hợp đã thực hiện đối với mặt hàng, quá trình chấp hành pháp luật của DN. Nếu như nhánh quy trình thứ nhất, DN sẽ thực hiện theo quy trình kiểm tra chất lượng hiện nay, không có sự xáo trộn thì với nhánh 2, 3, 4, 5 các bước thủ tục sẽ được cắt giảm rất nhiều, đặc biệt DN thay vì phải đến rất nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị kiểm nghiệm thì theo mô hình mới sẽ chỉ có một đầu mối duy nhất là cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm tra cho DN.
Như vậy, mô hình mới sẽ đơn giản hóa, chuẩn hóa, thống nhất quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Đặc biệt, quy trình mới sẽ làm thay đổi cách tiếp cận từ kiểm tra chất lượng theo hàng hóa gắn với chủ hàng sang kiểm tra chất lượng theo hàng hóa. Mở rộng đối tượng miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Với cách tiếp cận mới sẽ nâng cao tính tuân thủ của DN, đảm bảo vai trò kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% để đánh giá tuân thủ pháp luật. Mô hình mới sẽ chuyển đổi phương thức kiểm tra chất lượng (từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường, từ kiểm tra thông thường sang kiểm tra giảm).
Theo tính toán của Tổng cục Hải quan, nếu đáp ứng 3 tiêu chí mã số hàng hóa, tên hàng và nước xuất xứ thì lượng dòng hàng được cắt giảm sẽ rất lớn. Đơn cử mặt hàng phải kiểm tra chất lượng là “Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, đã phủ, mạ hoặc tráng” (mã số: 72122010) nếu áp dụng theo mô hình cũ phải kiểm tra 15.301 dòng hàng, nếu áp dụng theo mô hình mới sẽ cắt giảm được 12.360 dòng hàng phải kiểm tra, có tỷ lệ cắt giảm là 80,78%.
Theo dự thảo Đề án, vai trò của cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước thuộc các bộ, ngành sẽ như thế nào, thưa ông?
- Theo mô hình mới, cơ quan kiểm tra chất lượng bao gồm cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng, sản phẩm, hàng hóa thuộc bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan Hải quan. Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trước thời điểm DN làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu từ thời điểm DN làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan với các nhiệm vụ cụ thể gồm: Kiểm tra hồ sơ, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với lô hàng nhập khẩu để thông quan; kiểm tra các lô hàng có nghi vấn về chất lượng hoặc kiểm tra ngẫu nhiên tại hiện trường trên cơ sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro. Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra bằng máy móc thiết bị tại hiện trường hoặc trung cầu, giám định, thử nghiệm tại tổ chức giám định được chỉ định. Tổ chức này do DN lựa chọn và thông báo cho cơ quan Hải quan.
Xin ông cho biết, để triển khai mô hình mới cần có những giải pháp gì?
- Theo đề xuất của cơ quan Hải quan, khi áp dụng mô hình mới cần có sơ sở pháp lý để triển khai, thông qua việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK thay thế các điều khoản quy định về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK tại các Nghị định liên quan. Bên cạnh đó, giải pháp về hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin rất cần thiết để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ thông tin, tự động quyết định đối tượng miễn giảm, công khai, minh bạch các thông tin về chất lượng hàng hóa.
Về vấn đề nguồn lực, cơ quan Hải quan đặc biệt là CBCC hải quan cửa khẩu phải nâng cao năng lực kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa NK; chuẩn hóa quy trình, thủ tục, máy móc, thiết bị của cơ quan Hải quan để đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của các bộ ngành. Cùng với đó, các tổ chức đánh giá sự phù hợp cũng cần nâng cao chất lượng hoạt động; các bộ, ngành cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định...
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Những nông dân hiện đại chung sức xây dựng quê hương
- ·Ấm áp Tháng Công nhân
- ·Phường Tân Hiệp: Xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 100%
- ·Công đoàn Công ty Cổ phần Cao Su Phước Hòa: Tri ân mẹ Việt Nam anh hùng
- ·Đồng Tháp: Xử lý cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không chấp hành đúng quy định
- ·Thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái
- ·Việt Nam calls for ceasefire, more humanitarian aid in Gaza
- ·Triển khai xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
- ·Tiếp tục rà soát, chỉnh lý quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đường cao tốc
- ·Chủ tịch nước Lương Cường đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Nuôi bồ câu thương phẩm lợi nhuận 20 triệu đồng/tháng
- ·Dâng hương tại Đền thờ vua Hùng
- ·Bình Phước điều chỉnh chi ngân sách
- ·Phòng ngừa tai nạn đuối nước trong mùa mưa
- ·Giá vàng SJC tăng lên gần 86 triệu đồng sau tin hủy đấu thầu
- ·Tiếp tục kiểm soát chặt du lịch tự phát
- ·Dạy con qua những chuyến đi
- ·Trao văn kiện thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam
- ·Giá xăng dầu hôm nay 09/10: Giảm mạnh nhờ xung đột tại Trung Đông hạ nhiệt
- ·Tuyên dương 8 gia đình trẻ tiêu biểu