【ket bong da anh】Cộng đồng & di sản văn hóa phi vật thể
Sân khấu của Văn hiến kinh kỳ - Chươnng trình nghệ thuật tôn vinh di sản văn hóa Huế có sự tham gia của hàng trăm diễn viên không chuyên
Kỳ tích từ đất tổ Phú Thọ
Hát xoan - Phú Thọ gần như trở thành cái tên nổi bật tại Hội nghị Di sản văn hóa phi vật thể tại Châu Á – Thái Bình Dương 2018,ộngđồngdisảnvănhóaphivậtthểket bong da anh được tổ chức cuối năm 2018 tại TP. Huế, khi bàn đến vai trò của cộng đồng trong bảo vệ di sản VHPVT ở Việt Nam.
Hát xoan có bề dày lịch sử, có tổ chức nghệ thuật chặt chẽ, không gian văn hóa rộng lớn và sức lan tỏa mạnh mẽ khắp cộng đồng. Với những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, hồ sơ Hát xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản VHPVT cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản VHPVT đại diện của nhân loại. Là người có nhiều năm đồng hành cùng di sản VHPVT của Việt Nam và dành nhiều thời gian, tâm huyết cho Hát xoan, TS. Lê Thị Minh Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) đã có những đánh giá rất tốt về nỗ lực của Phú Thọ khi gắn vai trò của cộng đồng trong những giải pháp để Hát xoan hồi sinh, lan tỏa và phát triển.
Thời điểm TS. Lê Thị Minh Lý và các cộng sự làm hồ sơ đề cử cho Hát xoan, Phú Thọ chỉ có 7 nghệ nhân còn hát được xoan và nhớ tương đối các bài bản. Không có không gian thực hành. Cũng không có công chúng. Nhưng ngay lập tức, Phú Thọ đã ưu tiên phục hồi các bài bản và tiếp đó là tạo ra lớp công chúng mới thông qua giáo dục và truyền thông. Theo TS. Minh Lý, khi Hát xoan được đưa vào danh mục Di sản VHPVT cần bảo vệ khẩn cấp, Phú Thọ “hăng hái” đến độ đã có chiến lược gần như là phổ cập Hát xoan cho cộng đồng. Tuy nhiên, khi được khuyến nghị điều đó có thể làm mất bản sắc của xoan, Phú Thọ đã thay đổi chiến lược và họ coi những cộng đồng đã được phổ biến Hát xoan là lớp công chúng mới, là một cộng đồng rộng hơn, thay vì coi họ là những người thực hành di sản Hát xoan chính thức.
“Năm 2017, UNESCO đã chính thức đưa Hát xoan ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản VHPVT đại diện của nhân loại là sự kiện bất ngờ đối với cả cộng động quốc tế. Bài học ở đây, Phú Thọ đã coi di sản văn hóa là động lực phát triển. Họ quyết liệt bảo vệ di sản bằng cách tập trung mọi nguồn lực, từ kinh phí đến con người, đồng thời kêu gọi sự vào cuộc của các chuyên gia và cộng đồng”, TS. Lê Thị Minh Lý nhấn mạnh.
Sức sống Nhã nhạc
Xứng đáng Di sản VHPVT đầu tiên của Việt Nam được công nhận là Di sản Thế giới, đến nay Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Huế vẫn là di sản được giới chuyên gia đánh ra rất cao trong những nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị. Sau khi được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác VHPVT và Truyền khẩu của nhân loại (đến năm 2008 được gọi là Di sản Phi vật thể Đại diện của nhân loại), Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Huế được triển khai các chương trình hành động để bảo tồn và phát huy giá trị trên cả 3 lĩnh vực là: nghiên cứu, lưu trữ; truyền dạy và chính sách nghệ nhân; biểu diễn quảng bá đến với cộng đồng.
Khôi phục các giá trị của nghệ thuật cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (đơn vị quản lý di sản về mặt Nhà nước) đã mời các nghệ nhân tham gia công tác và giảng dạy thực hành cho các nghệ sĩ Nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình Huế. Nhờ những chính sách hợp tác với các nghệ nhân, kỹ năng trình diễn của nghệ sỹ Nhã nhạc được nâng cao một cách rõ rệt. Công tác biểu diễn và quảng bá cũng được Trung tâm chú trọng. Ngoài biểu diễn hàng ngày tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế còn tổ chức nhiều đợt biểu diễn Nhã nhạc trong và ngoài nước. Mặt khác, Nhà hát cũng tạo điều kiện cho học sinh các trường học đóng trên địa bàn TP. Huế trực tiếp tham gia vào các buổi tập huấn về Nhã nhạc và các loại hình diễn xướng cung đình khác.
TS. Lê Thị Minh Lý rất xúc động khi được xem chính những em học sinh của Trường THPT Nguyễn Huệ biểu diễn tiết mục Lục cúng hoa đăng trên sân khấu của Hội nghị Di sản VHPVT tại châu Á – Thái Bình Dương 2018. Bà cho rằng Nhã nhạc trong đời sống hôm nay có sức sống mạnh mẽ là vì Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tạo được một phương pháp làm việc hiệu quả và có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Sự chặt chẽ thể hiện ở chỗ, ngay cả khi pháp luật chưa có những quy định cụ thể thì trung tâm đã có chế độ rõ ràng cho các nghệ nhân. Trung tâm cũng tạo ra được nhiều môi trường trình diễn Nhã nhạc khác nhau và tạo sự gắn kết để các trường học cũng có thể tham gia vào việc thực hành di sản. Chính điều đó tạo nên sức sống cho Nhã nhạc.
Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giữ thai lại, anh sẽ cưới em!
- ·Công an Phú Yên thông tin vụ việc đối tượng tự sát khi đang tạm giữ hình sự
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/1: Tâm điểm Chelsea vs Man City
- ·Phái sinh: Các hợp đồng tương lai quay đầu giảm điểm vào cuối phiên
- ·Chuyện lạ: sinh con 3 năm mà chưa nhận được tiền bảo hiểm
- ·PHC phát hành cổ phiếu giữa tình trạng ngập trong nợ nần
- ·Tác động của việc điều chỉnh thuế đến các doanh nghiệp thép trên sàn là không đáng kể
- ·Rà soát, đánh giá công tác quy hoạch trên địa bàn huyện Phú Vang
- ·Nhiều bệnh nhân ung thư từ chối điều trị vì quá nghèo
- ·Phong Điền khen thưởng quân nhân hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quân sự
- ·Cha như thân cò bắt cá làm sao đủ tiền chữa bệnh cho con
- ·Cần tìm hiểu kỹ thông tin khi mua trái phiếu qua các tổ chức trung gian
- ·Nỗ lực từ tập thể và cá nhân
- ·MoF responsible for public debt management: NASC
- ·Bạn trai vừa yêu mình, lại vừa yêu người khác...
- ·Công an tỉnh phát động “Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023”
- ·Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
- ·Khi phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra...” được cụ thể hóa
- ·Một lần vinh dự được gặp Đại tướng
- ·Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế tri ân lực lượng vệ sinh môi trường