【kèo celta vigo】Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông: Mở rộng vùng biển xanh
VHO- Trong hai ngày 25 - 26.10 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức. Với chủ đề “Thu hẹp vùng biển xám,ộithảokhoahọcquốctếvềBiểnĐôngMởrộngvùngbiểkèo celta vigo mở rộng vùng biển xanh”, Hội thảo quy tụ hơn 200 đại biểu tham dự trực tiếp và gần 250 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến.
Các học giả thảo luận tại Hội thảo
Trong diễn văn khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhận định: 15 năm qua, chuỗi hội thảo về Biển Đông đã và đang tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn, hữu nghị cho các chuyên gia khu vực và quốc tế để tăng cường hiểu biết chung và thu hẹp khác biệt; kỳ vọng thời gian tới, đối thoại này sẽ tiếp tục trở thành một diễn đàn an ninh biển cấp độ khu vực quan trọng, rộng mở, bao trùm và sáng tạo.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng, hiện nay trọng tâm toàn cầu đang tiếp tục chuyển dịch về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đã và đang trở thành “trung tâm” của tăng trưởng toàn cầu và là đầu tầu quan trọng cho phục hồi toàn cầu và thịnh vượng tương lai. Nhưng tương lai đó không thể được đảm bảo nếu thiếu đi hòa bình, ổn định bền vững nói chung và trên không gian biển khu vực nói riêng. Hiện nay, cạnh tranh chiến lược đang tạo ra những “chia rẽ lớn” và “rạn nứt lớn” theo như nhận định của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Guterres. Xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới; trên không gian biển tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chắc chắn không tránh khỏi nguy cơ đối đầu và xung đột. Tình hình đó buộc chúng ta phải liên tục nhận diện những mối đe dọa tiềm tàng trên biển, rà soát những cơ chế hợp tác hiện hành để giải quyết những thách thức mới nổi và cùng nhau hành động ngăn chặn những mối đe dọa đó.
So với 15 năm trước, tình hình Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp hơn, nhiều “vùng xám” mới nảy sinh cần phải được làm sáng tỏ. Bên cạnh đó, Biển Đông vẫn là khu vực mang lại nhiều cơ hội hợp tác tiềm năng. Đáng chú ý, Hiệp định mới về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia là minh chứng cho thấy các nước có mối quan tâm chung đối với biển. Việt Nam tự hào là một trong những nước tham gia ký kết đầu tiên. Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng đánh giá cao việc lựa chọn chủ đề của Hội thảo; nhấn mạnh rằng chỉ thông qua hợp tác, chúng ta mới có thể giúp Biển Đông chuyển màu sắc từ “xám” sang “xanh”, hướng tới hòa bình và phát triển bền vững. Để làm được điều đó, điều quan trọng là phải tôn trọng và tuân thủ Luật Biển quốc tế, được thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Trong thời gian qua, Việt Nam và các quốc gia ASEAN luôn nỗ lực hướng tới một trật tự khu vực, bao gồm không gian biển ổn định, dựa trên luật lệ. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc hiện thực hóa và triển khai hiệu quả Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Tầm nhìn Hợp tác biển vừa mới được ASEAN thông qua. Đồng thời, Việt Nam luôn luôn ủng hộ những sáng kiến mới vì mục tiêu chung, thông qua các cơ chế song phương, đa phương và mới.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Martin Thümmel, Ủy viên phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Liên bang Đức đã bày tỏ quan ngại về tình trạng leo thang căng thẳng ở Biển Đông gần đây, đặc biệt vụ việc tàu cảnh sát biển và tàu dân quân biển Trung Quốc đâm va các tàu của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines ngày 22.10.2023. Ông Thümmel nhắc lại sự cần thiết của việc tuân thủ đầy đủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Phán quyết năm 2016 của Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS về Vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc để bảo đảm sự thịnh vượng và định hình trật tự khu vực dựa trên luật pháp quốc tế cần đến sự hợp tác của các nước ở khu vực.
Các đại biểu cũng cho rằng, cách đây 15 năm không có nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, Biển Đông được cho là vấn đề tranh chấp song phương của các nước trong khu vực, và các nước không quan tâm nhiều đến các biện pháp quản lý xung đột. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề Biển Đông đã xuất hiện nhiều yếu tố, khía cạnh mới. Tranh chấp vẫn còn tiếp tục kéo dài căng thẳng do Trung Quốc không công nhận Phán quyết, tiếp tục thực thi yêu sách đường 9 đoạn và gần đây mới công bố thành đường đứt đoạn; có nhiều hoạt động “vùng xám” ở trên biển bao gồm sự tham gia chuẩn bị kỹ lưỡng của các bên, sử dụng các trang thiết bị tiên tiến như tàu thuyền hiện đại, vệ tinh, thiết bị bay không người lái để ghi hình và công bố các thông tin có lợi cho mình. Biển Đông hiện nay được đánh giá là vấn đề quốc tế, có nhiều rủi ro xung đột hơn và nếu có xảy ra xung đột sẽ dễ bị leo thang mở rộng. Đồng thời, các nước quan tâm hơn đến thúc đẩy các biện pháp quản lý tranh chấp như tiến trình xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) đang có một số tiến triển tích cực. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại một số nội dung gây tranh cãi trong đàm phán COC như phạm vi áp dụng, hiệu lực pháp lý, cơ chế thực thi, vai trò của bên thứ ba... Những khía cạnh, yếu tố mới nói trên khiến vấn đề Biển Đông ngày càng nhận được sự quan tâm chú ý của cả cộng đồng quốc tế và khu vực, trong bối cảnh vai trò đó, vị trí của Biển Đông trong cuộc cạnh tranh kinh tế và chiến lược toàn cầu và ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng gia tăng.
THANH BÌNH
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Rau quả Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh, chiếm trên 40% thị phần
- ·Giấy phép lái xe mới sử dụng mã quét QR để chống gian lận
- ·NSƯT Hoài Linh trở lại sau lùm xùm từ thiện
- ·Nghị sĩ Mỹ công bố dự thảo ngân sách an sinh xã hội khổng lồ
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động phong trào cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập
- ·"Siết" điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
- ·Diễn biến COVID
- ·Đậm đà hương vị nước mắm 584 Nha Trang
- ·Sổ kết quả là gì? Cách tra cứu sổ kết quả miền Bắc chính xác
- ·HP giới thiệu loạt laptop cảm ứng tại Computex 2014
- ·Giá xăng dầu hôm nay (26/11): Tiếp tục lao dốc
- ·Hà Nội công bố tuyển sinh vào lớp 10
- ·Nhật Bản góp 300 triệu USD hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID
- ·Chứng khoán Mỹ phần lớn tăng điểm sau diễn biến mới ở Afghanistan
- ·Chuyên gia WB: Kinh tế Việt Nam phục hồi rất ấn tượng
- ·50 ngày Việt Nam không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng
- ·DN đăng ký bán hàng hoàn thuế GTGT chỉ mất 4 ngày
- ·Giá dầu thế giới tăng khoảng 3% sau sự cố giàn khoan dầu ở Mexico
- ·Giá xăng dầu hôm nay 13/3/2023: Xăng trong nước chiều nay tăng hay đứng yên?
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ phiên 25/8 tăng nhờ cổ phiếu tài chính phục hồi