【lịch thi đấu giải bóng đá la liga】Vẫn còn bất cập trong phương thức quản lý xuất khẩu cá tra
Theẫncònbấtcậptrongphươngthứcquảnlýxuấtkhẩucálịch thi đấu giải bóng đá la ligao ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngành cá tra đang phát triển nóng, thiếu quy hoạch và phải cạnh tranh trực tiếp với các loại cá thịt trắng khai thác từ biển đang có sản lượng gia tăng đột ngột mấy năm gần đây.
Do đó, Nghị định số 36 đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong cách thức quản lý theo chuỗi giá trị cho ngành cá tra; chấm dứt tình trạng thả nổi chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại; chấn chỉnh quy hoạch, cấp mã số vùng nuôi, cân đối cung - cầu sản lượng, áp dụng tiêu chuẩn nuôi theo VietGAP. Tuy nhiên, Nghị định này vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến các vấn đề chất lượng sản phẩm và thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu.
Ông Nam cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên quy định hàm ẩm cá tra fillet không vượt quá 86% thay vì 83% như hiện nay. Ngoài ra, thay thế tỷ lệ mạ băng sản phẩm cá tra bằng quy định ghi nhãn bắt buộc trọng lượng tịnh trên bao vì. Vì quy định này sẽ tạo hành lang pháp lý bắt buộc DN nâng cao khả năng tự kiểm soát và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm hơn là đối phó trước thông quan.
Đối với thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu, các DN chế biến thủy sản (nhất là DN vừa và nhỏ) cho rằng, thủ tục đăng kí hợp đồng xuất khẩu cá tra thực chất cũng là một dạng giấy phép xuất khẩu mới mà doanh nghiệp bắt buộc phải có khi xuất khẩu. Cơ quan Hải quan chỉ chấp nhận thông quan đối với những lô hàng của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra đã được Hiệp hội cá tra Việt Nam xác nhận.
Quy định này đang gây khó khăn trong việc quản lý hồ sơ và cung cấp đầy đủ chính xác các giấy tờ liên quan khi lô hàng xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu của nhiều ao nuôi, trại nuôi khác nhau. Thêm vào đó, các mặt hàng xuất khẩu chế biến từ phụ phẩm cá tra (bột cá, dầu cá, bao tử cá…) không thể cung cấp chính xác hồ sơ nguyên liệu khi thành phẩm và phụ phẩm sang các thị trường khác nhau.
Đứng ở góc độ DN sản xuất, bà Nguyễn Thị Ánh – Giám đốc Công ty CP thủy sản Sông Tiền cho biết, thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra không phải là công cụ có thể giúp kiểm soát được nguồn cung cá tra mà chỉ khiến DN tốn kém thêm nhiều chi phí và thời gian. Các DN đã nghiên cứu và hoàn toàn không thuyết phục khi việc đăng ký và khai báo này chỉ là hình thức của một thủ tục hành chính chứ không phải là một công cụ hữu hiệu đo lường về sản lượng, giá bán như tinh thần của Nghị định 36.
Được biết, ngày 29-5-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã gửi Công văn số 4201/BNN-TCTS tới Tổng cục Hải quan, Hiệp hội cá Tra Việt Nam đồng ý miễn thủ tục xác nhận đăng ký xuất khẩu sản phẩm cá tra đối với những lô hàng xuất khẩu dưới 25 kg với mục đích hàng mẫu tham gia hội chợ, trưng bày triển lãm, chào hàng đàm phán, thương thảo hợp đồng xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu hướng dẫn thủ tục và tạo điều kiện để các lô sản phẩm cá tra thuộc diện được miễn thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu thông quan.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Hiệp hội cá Tra Việt Nam phối hợp với cơ quan Hải quan hướng dẫn các doanh nghiệp và thương nhân làm thủ tục thông quan đối với lô hàng được miễn thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu.
Liên quan đến quy định giá sàn cá tra, VASEP cho hay, qua thống kê sản xuất nguyên liệu cá tra thì hiện nay có tới 70% sản lượng nguyên liệu cá tra do chính các DN tự nuôi nên việc thu mua cá nguyên liệu từ nông dân chỉ chiếm số lượng nhỏ. Do đó, quy định về giá sàn thu mua nguyên liệu cá tra là không hợp lý, thậm chí còn vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Trước những bất cập nêu trên, VASEP và các DN chế biến xuất khẩu thủy sản kiến nghị cần thiết phải bãi bỏ thủ tục quy định về giá sàn xuất khẩu nguyên liệu cá tra. Bãi bỏ thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra qua Hiệp hội cá tra Việt Nam mà xem xét thay vào đó là cơ chế chứng nhận từ các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương theo đúng các tiếp cận về đăng ký vùng nuôi của Nghị định 36. Bởi lẽ, nếu vì mục tiêu thống kê, quản lý sản lượng thì hoàn toàn không cần tới cơ chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu bởi với các cơ chế kiểm soát như hiện nay của các cơ quan chức năng (Hải quan, Nafiquad và Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương) đã có thể thống kê tốt các mục tiêu này.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chính phủ cần xem xét nâng mức hỗ trợ để mở rộng diện bao phủ BHXH
- ·TPHCM kiến nghị Thủ tướng sớm chỉ đạo giải quyết vấn đề Vạn Thịnh Phát và SCB
- ·Xét xử hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm và hơn 250 người
- ·Nhân dân khắp mọi miền tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Bộ trưởng Bộ GD
- ·Phân luồng giao thông các tuyến đường ở Hà Nội phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư
- ·Trường hợp lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài được xét hưởng lương hưu
- ·Xe buýt vượt ẩu, húc văng xe máy dưới cầu vượt ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Để lọt giáo trình có đường lưỡi bò: Bộ GD&ĐT cũng có trách nhiệm khi kiểm duyệt giáo trình
- ·Bão số 2 gây mưa tầm tã ở miền Bắc, thời tiết đến cuối năm còn khắc nghiệt
- ·6 tỷ đồng ủng hộ sản xuất 10 nghìn bộ kit test nhanh Covid
- ·Lái xe ngược chiều trên cao tốc phải bị trừ hết 12 điểm trên giấy phép lái xe
- ·Một trung tâm đăng kiểm ở Bà Rịa
- ·Đêm không ngủ của người dân Hà Nội, lo nước lũ tràn đê sông Bùi cuốn bay gia sản
- ·Phó Thủ tướng: Các địa phương rà soát cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất độc hại
- ·‘Biệt thự đẹp nhất Cà Mau’ xây trên đất nuôi trồng thuỷ sản sẽ bị cưỡng chế
- ·Bí thư Hải Phòng: Người dân mãn nguyện khi sống trong thành phố đi đầu cả nước
- ·Hầm chui đường nối 4.800 tỷ ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất 1 ngày trước lúc thông xe
- ·Nối lại hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cầu Bắc Luân 2
- ·Xuyên đêm hoàn thiện hầm chui Trần Quốc Hoàn trước ngày thông xe