【ket qua bd ngoai hang anh】Chủ động phòng, ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi
Người chăn nuôi “đứng ngồi không yên”
Thời điểm hiện tại,ủđộngphogravengngừadịchbệnhtrongchăket qua bd ngoai hang anh dịch tả lợn châu Phi đang ngày càng nguy hiểm và lây lan đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Trước thông tin này, người chăn nuôi trong tỉnh đang như ngồi trên đống lửa vì Bình Phước là địa bàn trung chuyển giữa Tây Nguyên và Đông Nam bộ, lại có 2 tuyến quốc lộ 13 và 14 là các tuyến vận chuyển hàng hóa quan trọng giữa các tỉnh, thành trong khu vực và nước bạn Campuchia nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, lây truyền rất cao.
Ông Lưu Văn Tiệp ở ấp 2, xã Minh Đức (Hớn Quản) đang tăng cường thực hiện các biện pháp phun xịt, rải vôi khử trùng để ngăn chặn dịch bệnh lây lan
Những ngày này, các tuyến đường ra vào trang trại, hộ chăn nuôi trong tỉnh đều được tăng cường kiểm soát, hạn chế xe và người ra vào, phun xịt thuốc khử trùng xung quanh trang trại, rải vôi cả trên đường dẫn vào khu chăn nuôi, cách ly và khử trùng. Gia đình anh Đỗ Văn Thương ở ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương (Bình Long) đang nuôi khoảng 1.000 con lợn, mỗi tháng xuất bán 200 con. Mặc dù chăn nuôi xa khu dân cư, nhưng khi nghe có dịch bệnh, gia đình anh cũng như nhiều hộ chăn nuôi khác trong xã ra sức phòng chống dịch, phun xịt thuốc, rải vôi sát khuẩn, giảm mật độ đàn, đảm bảo ánh sáng tại chuồng trại, hạn chế tối đa người và phương tiện ra vào trại nuôi. “2 năm trước giá lợn xuống thấp khiến gia đình tôi lỗ nặng phải vay ngân hàng cả tỷ đồng để tái đàn. Năm nay, giá lợn tăng trở lại, người chăn nuôi đang hy vọng có lãi. Trước tình hình dịch bệnh, tôi phải mua các loại thuốc phòng chống dịch và ưu tiên sử dụng thức ăn nhiều dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn lợn. Việc này khiến chi phí đầu tư tăng khoảng 10-15% so với trước đây” - anh Thương chia sẻ.
Ông Trần Cao Toàn ở thôn Bình Điền, xã Bình Sơn (Phú Riềng) cho biết: Đối với người chăn nuôi, quan trọng nhất là phòng chống dịch bệnh, sau mới đến giá cả. Toàn bộ khu chuồng nuôi 1.000 con lợn của gia đình được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Hiện việc phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi được tôi thực hiện thường xuyên với tần suất cao. Trước đây, tôi phun khử trùng tất cả khu chuồng nuôi 10 ngày/lần, nhưng thời gian gần đây, cứ vài ngày phun một lần và tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh cho đàn lợn. Các phương tiện ra vào trang trại đều phải phun thuốc khử trùng.
Hiện không hộ chăn nuôi nào dám lơ là trong thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, kiểm soát chặt chẽ chuồng trại cũng như theo sát mọi thông tin về diễn biến dịch. Nhưng điều khiến người chăn nuôi lo lắng là giá lợn hơi liên tục giảm, lợn bán tại chuồng chỉ còn khoảng 35 ngàn đồng/kg, giảm 10-15 ngàn đồng so với những tháng trước và sau tết. “Từ khi có tin dịch tả lợn châu Phi và dịch lở mồm long móng, mức tiêu thụ thịt lợn chững lại, giá sụt giảm. Thời điểm trong tết, lợn hơi có giá 50-55 ngàn đồng/kg, hiện chỉ còn 35 ngàn đồng/kg. Do tâm lý hoang mang, người chăn nuôi bán tháo đàn lợn dẫn đến bị thương lái ép giá, khiến giá lợn hơi giảm” - ông Lưu Văn Tiệp ở ấp 2, xã Minh Đức (Hớn Quản) nói.
Giảm nguy cơ “dịch chồng dịch”
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 21-2-2019 đến nay, địa bàn tỉnh đã xuất hiện các ổ dịch lở mồm long móng trên đàn lợn ở các huyện, thị xã: Hớn Quản, Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh và Bù Đăng. Dịch xuất hiện chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ và cơ sở giết mổ. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh và các huyện, thị xã đã tổ chức tiêu hủy trên 300 con lợn bệnh. Hiện các ổ dịch nêu trên đã được khống chế. Đang phải đối phó với dịch tả lợn châu Phi lại xuất hiện dịch lở mồm long móng và lây lan nhanh nên nguy cơ “dịch chồng dịch” là khó tránh khỏi.
Do vậy, yêu cầu cấp bách là ngành chức năng cần thống kê lại tổng đàn lợn, số lượng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phải được kiểm soát chặt chẽ, bởi chỉ cần hộ chăn nuôi lơ là trong công tác phòng, chống dịch có thể là nguyên nhân chính gây dịch bệnh. Song song đó, các ngành chức năng cần thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh trên động vật cũng như tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu dịch này không lây qua người để không vì e ngại mà tẩy chay thịt lợn. Cùng với đó là tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn qua địa bàn, đẩy mạnh việc khử trùng tiêu độc, giám sát và cảnh báo dịch bệnh. Trong công tác phòng, chống dịch bệnh quan trọng nhất vẫn là ở người chăn nuôi, do đó, ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có giải pháp xử lý với những trang trại, hộ chăn nuôi cố ý không thực hiện các biện pháp phòng, chống khiến dịch bệnh lây lan.
Ngân Hà
(责任编辑:World Cup)
- ·Vợ muốn chồng 'yêu' nhiều hơn 5 phút?
- ·Bình Phước: Bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển pháo trái phép
- ·Bình Phước: Tạm giữ hình sự đối tượng nổ súng bắn người
- ·Bắt quả tang đối tượng vận chuyển 9kg pháo lậu
- ·‘Sống’ bằng tiền vay thì ‘chết’ vì lãi suất
- ·Bình Phước: Làm rõ vụ án mạng khiến 2 người thương vong
- ·Phước Bình: Bắt đối tượng truy nã sau 20 năm lẩn trốn
- ·Bình Phước: Phát hiện, thu giữ 1.200 bao thuốc lá điếu nhập lậu
- ·Có bầu với Việt kiều Canada, giờ mới làm thủ tục kết hôn...
- ·Đưa pháp luật vào cuộc sống
- ·Khi CSGT không mời được người gây tai nạn đến làm việc...
- ·Xử phạt trường hợp đăng thông tin khu vực tuần tra, kiểm soát giao thông
- ·Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ: Vững lý thuyết, chắc thực hành
- ·Bình Phước: Phát hiện 12.503 trường hợp vi phạm qua camera giám sát
- ·Công an phường được tự ý thu CMND của người thuê trọ?
- ·Cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông
- ·Bình Phước: Khởi tố 2 bị can buôn bán hàng giả
- ·Bù Đốp: Bắt các đối tượng trộm xe máy
- ·Yêu nhau mà vào nhà nghỉ thì sao?
- ·Đưa Luật Căn cước đi vào cuộc sống