【nhan dinh cup c2】Quy mô nền kinh tế tăng mạnh và ước đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng
Việt Nam là 1 trong 10 nước cam kết cải cách mạnh mẽ nhất về thuế
Trình bày báo cáo trước Quốc hội sáng 22/10 về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018,ônềnkinhtếtăngmạnhvàướcđạttrêntriệutỷđồnhan dinh cup c2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, kết quả nổi bật là tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,98%, ước cả năm vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,7%); bình quân 3 năm 2016 - 2018 tăng 6,57% (chỉ tiêu kế hoạch 5 năm là 6,5 - 7%).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ước cả năm dưới 4%, là năm thứ 3 liên tiếp kiểm soát dưới 4%. Tỷ giá, thị trường ngoại tệ được kiểm soát tốt; dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục trên 60 tỷ USD. Thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế; Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi.
Thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước cả năm vượt 3% dự toán, cơ cấu thu bền vững hơn, tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu, dầu thô giảm. Thu nội địa tăng, chiếm gần 82% tổng thu cân đối NSNN. Chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả hơn. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt 26,8%, cao hơn giai đoạn trước (23,6%) và kế hoạch 2016 - 2020 (25 - 26%).
Bội chi NSNN ước khoảng 3,67% GDP, thấp hơn mục tiêu đề ra (3,7%), dự kiến đến năm 2020 còn 3,4% (mục tiêu đề ra là dưới 4%). Nợ công khoảng 61,4% GDP, giảm mạnh so với mức 63,7% năm 2016.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước cả năm đạt 34% GDP, 3 năm 2016 - 2018 ước đạt 33,5% (mục tiêu 5 năm 32 - 34%). Tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước giảm; tỷ trọng đầu tư ngoài nhà nước tăng, trong đó đầu tư tư nhân ước đạt 42,4%, bình quân 3 năm 2016 - 2018 đạt 40,8%, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (38,3%). Vốn FDI thực hiện ước cả năm đạt 18 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Đến nay đã cắt giảm, đơn giản hóa 61% điều kiện kinh doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu. Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm 10 quốc gia cam kết mạnh mẽ nhất về cải cách chính sách thuế.
Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2018 ước đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng (khoảng 240,5 tỷ USD), gấp trên 1,3 lần năm 2015. GDP bình quân đầu người ước đạt 2.540 USD, tăng 440 USD so với năm 2015.
“Với xu hướng tốt như hiện nay, tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2020 có thể sẽ đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,5 - 7%, cao hơn bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (5,91%)” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo trước Quốc hội.
Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu ra những hạn chế, khó khăn của nền kinh tế. Sức ép lạm phát còn lớn do tác động của nhiều yếu tố. Tính tự chủ của nền kinh tế từng bước được nâng lên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; khả năng chống chịu trước những biến động bên ngoài còn hạn chế.
Giải ngân vốn đầu tư công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thoái vốn ở nhiều bộ ngành, địa phương chậm. Sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực còn khó khăn. Sự gắn kết với khu vực FDI và năng lực, hiệu quả hoạt động của khu vực DN trong nước, nhất là DN nhỏ và vừa còn hạn chế.
Một số công trình, dự án chậm tiến độ, chất lượng kém. Còn những bất cập trong cơ chế, chính sách; điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn gây khó khăn cho người dân, DN.
Cắt giảm điều kiện kinh doanh cần đảm bảo thực chất
Đánh giá thẩm tra các nội dung báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế cho rằng mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với định hướng, chủ trương kịp thời của Đảng, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong 12 chỉ tiêu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự kiến có 4 chỉ tiêu đạt và 8 chỉ tiêu vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, với nhiều điểm nhấn quan trọng như: Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm, bội chi NSNN, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn kiểm soát; thu ngân sách vượt dự toán, hỗ trợ cho chi đầu tư phát triển, thực hiện an sinh xã hội; cơ cấu chi ngân sách có chuyển biến tích cực; cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch đúng hướng với sự gia tăng đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân; thu hút và giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khá;...
Bên cạnh đó, để tiếp tục duy trì những thành tựu nêu trên, bảo đảm tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban Kinh tế đề nghị quan tâm, đánh giá sâu sắc hơn một số vấn đề. Đó là tăng trưởng GDP dự báo đạt ở mức cao, diễn biến mức tăng trưởng kinh tế của ba quý vừa qua có sự khác biệt so với kịch bản tăng trưởng kinh tế đã dự báo đầu năm. Vì vậy, cần phân tích rõ động lực của tăng trưởng này để bảo đảm duy trì mức tăng trưởng một cách ổn định.
Lạm phát đang được kiểm soát, nhưng áp lực lạm phát cuối năm còn tiềm ẩn do một số yếu tố như thiên tai, bão lũ và những bất ổn về kinh tế của khu vực và thế giới, dư địa điều hành giá cả không còn nhiều. Do đó, cần đánh giá hiệu quả điều hành chính sách giá thông qua việc điều chỉnh giá dịch vụ công mà Nhà nước cung cấp, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa bên cung ứng và sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra, về tình hình kinh tế 3 năm vừa qua, Ủy ban Kinh tế cũng lưu ý, chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang dần chững lại; công nghiệp khai khoáng tiếp tục gặp khó khăn, ít dư địa phát triển.
Mức tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đã có cải thiện, nhưng nhập siêu của khu vực này còn lớn, xuất khẩu còn phụ thuộc lớn vào khu vực FDI. Công tác quản lý thu có chuyển biến tích cực, tổng thu cân đối NSNN dự kiến vượt dự toán nhưng chưa thật bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo.
Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh được cắt giảm, nhưng vẫn cần xem xét mức độ thực thi của các cấp, các ngành và bảo đảm tính thực chất của việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho DN.
Mặc dù mức độ đóng góp vào GDP, nộp NSNN cao hơn nhiều khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhưng khu vực tư nhân trong nước phát triển chưa thật bền vững.../.
D.A
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Siêu máy tính dự đoán Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1
- ·Cảnh sát cứu hộ Việt Nam tìm thấy 4 nạn nhân tại hiện trường mới ở Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Doanh nghiệp cấp tập tuyển lao động sau Tết, công nhân kiếm việc lại thưa vắng
- ·Hé lộ nguyên nhân ban đầu khiến hai vợ chồng tử vong trong nhà với nhiều vết đâm
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·Sớm kết luận vụ án liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp để trả tiền nhà đầu tư
- ·Những mánh nhận hối lộ của đăng kiểm khiến Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng “xấu hổ”
- ·Cuốn sách của Tổng Bí thư là cẩm nang về đấu tranh phòng chống tham nhũng
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Trưởng phòng công chứng bị người đàn ông đá vào mặt: Tôi bị hành hung nhiều lần
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Chất lượng không khí tại Hà Nội, TP.HCM ở mức rất xấu, Bộ TN&MT chỉ đạo khẩn
- ·Nguyên nhân tiểu thương và nhân viên quản lý chợ ở Bình Phước hắt cá vào nhau
- ·Xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân sai phạm tại Tổng công ty Vận tải thủy
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Hàng nghìn người đi quanh huyệt đạo ngày ‘mở cổng trời’ ở đền Nưa – Am Tiên
- ·Dự báo thời tiết 13/2: Miền Bắc nắng 28 độ trước giờ không khí lạnh đổ bộ
- ·Mở rộng vụ án Nguyễn Phương Hằng: Khi quyền tự do ngôn luận đi quá giới hạn
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Sớm kết luận vụ án liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp để trả tiền nhà đầu tư