【giải hạng nhất nhật bản】Đại dịch Covid
Đang mang thai ở tuần thứ 21,Đạidịgiải hạng nhất nhật bản chị Melissa D'oyley (người Mỹ) sẽ phải tới gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe nhưng nguy cơ lây nhiễm virus nCoV ở bệnh viện khiến chị e ngại.
Bác sĩ sản đã đề nghị chị áp dụng việc khám bệnh từ xa. Đây là lần thứ ba mang thai nhưng là lần đầu Melissa thử nghiệm hình thức khám này thay vì tới gặp trực tiếp bác sĩ.
“Mọi chuyện dễ dàng hết sức, tôi vẫn mặc đồ ở nhà, ngồi nhâm nhi cà phê. Tôi không cảm thấy có sự khác biệt nào quá lớn”, Melissa nhận xét.
Những người sắp sinh con như Melissa sẽ tự mua máy đo nhịp tim thai cho con và máy đo huyết áp cho mẹ. Những thiết bị này không quá đắt tiền. Không chỉ thế, các bà mẹ có thể kiểm tra huyết áp của mình hoặc nhịp tim của con bất cứ khi nào cảm thấy có điều gì đó không ổn.
Lịch làm việc và chăm sóc 2 con bận rộn nên người mẹ này thấy thoải mái khi có thể ngồi ở nhà để trao đổi với bác sĩ.
Dịch vụ thăm khám trực tuyến đem lại nhiều lợi ích cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Ảnh: Medium
Trong khi đó, bác sĩ Michael Murphy (bang Illinois, Mỹ) từng nghĩ rằng những cuộc gặp trực tiếp sẽ giúp việc khám chữa hiệu quả hơn. Ông coi khám bệnh từ xa là kỳ quặc và thiếu sự kết nối.
Rồi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Với các quy định giãn cách xã hội để tránh sự lây nhiễm tràn lan của virus nCoV, các bệnh viện, bác sĩ buộc phải “kết hôn” với khám chữa bệnh từ xa. “Đối với chúng tôi, đó là cơ hội cho một tình yêu đích thực”, bác sĩ Murphy hài hước nói.
Trong một vài tuần qua, bác sĩ Murphey và đồng nghiệp đã có những thay đổi thú vị trong công việc của mình. Họ có thể mặc đồ ở nhà để khám chữa và bệnh nhân cũng vậy, những cuộc trò chuyện trở nên thoải mái hơn.
Bác sĩ đôi khi bật cười khi nhìn thấy hình ảnh phóng to của mái tóc, mũi, mắt… của những người bệnh chưa quen sử dụng camera trên điện thoại…
Nhu cầu tăng đột biến
Xuất hiện cách đây 40 năm, khám chữa bệnh từ xa giúp kết nối bệnh nhân với bác sĩ thông qua máy tính để bàn, laptop, điện thoại thông minh. Hình thức này nở rộ hơn trong thời gian gần đây khi công nghệ ngày càng phát triển và việc hẹn gặp các bác sĩ có chuyên môn giỏi khó khăn.
Đầu năm nay, đại dịch Covid-19 với tốc độ lây nhiễm chóng mặt khiến cho người dân không muốn tới bệnh viện do e ngại nguy cơ nhiễm virus nCoV. Những buổi khám định kỳ, theo lịch hẹn bị hủy bỏ bởi quy định giãn cách xã hội.
Đây chính là lý do chính khiến hình thức khám chữa từ xa tăng mạnh hơn hẳn. Trong tháng 3, lượng người sử dụng dịch vụ trên ở Mỹ đã tăng thêm 50%. Nhà cung cấp Teladoc cho biết, yêu cầu khám qua video đạt 15.000 lượt/ngày.
Theo hãng điều tra thị trường Forrester Research, lượng người tư vấn sức khỏe trực tuyến có thể đạt 1 tỷ lượt trong năm nay. Các tương tác liên quan tới Covid-19 có thể lên tới 900 triệu lượt.
Các bệnh viện và công ty bảo hiểm cũng thúc giục bệnh nhân có triệu chứng nhẹ sử dụng nền tảng trực tuyến để giảm tải cho phòng cấp cứu và phòng khám.
Bác sĩ Murry, quản lý phòng khám gia đình ở New Jersey, đã chuyển tất cả các buổi gặp với bệnh nhân từ trực tiếp thành qua Internet. “Hình thức này là phao cứu sinh cho ngành y tế và cho bệnh nhân. Nếu không, những người có nhu cầu sẽ không được khám chữa”, Murry nói.
Các bệnh viện sẽ phải tổ chức đào tạo bác sĩ để thích ứng với công nghệ mới. Ảnh: AARP
Các hình thức khám chữa bệnh từ xa
Bệnh nhân có thể gửi các hình ảnh, thông tin như phim chụp X-quang, tiền sử bệnh lên hệ thống quản lý của bệnh viện. Nhờ đó, bác sĩ có đủ thông tin để đưa ra chẩn đoán và thậm chí có kế hoạch điều trị phù hợp.
Với các bệnh nhân cần tiến hành các xét nghiệm, một y tá sẽ tới tận nhà để thực hiện và chuyển thông tin cho bác sĩ.
Khám chữa bệnh từ xa còn huy động được sức mạnh tập thể của các chuyên gia giỏi. Khi bạn có triệu chứng phức tạp, cuộc hội chẩn đông nhà chuyên môn tham gia sẽ đưa đến kết luận chính xác hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cảm thấy được động viên khi được nhiều người quan tâm.
Đủ mọi ưu điểm cho cả bác sĩ và bệnh nhân
Sự bùng nổ của điện thoại thông minh đã khiến cho việc áp dụng các phần mềm ít tốn kém và dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây. Rất nhiều ứng dụng chỉ cần một chiếc điện thoại kết nối Internet để bác sĩ có thể gặp bệnh nhân.
1. Giúp bệnh nhân dễ dàng gặp bác sĩ giỏi
Để hẹn gặp một bác sĩ chuyên khoa nổi tiếng sống cách xa bạn là điều không dễ dàng. Nhưng hình thức khám chữa từ xa sẽ giúp cho bệnh nhân ngồi ở nhà mà vẫn có thể gặp những người giỏi đặc biệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận các thông tin tỉ mỉ trong các lĩnh vực như chăm sóc cơ bản, tư vấn chuyên gia, thông tin y tế thay vì hoang mang lo sợ khi tìm kiếm câu trả lời trên mạng.
2. Tiết kiệm chi phí, thời gian
Theo một nghiên cứu ở Mỹ, bệnh nhân ở nước này bị mất 43 USD khi không đi làm trong thời gian đi gặp bác sĩ. Khoản tiền này chưa bao gồm chi phí khám bệnh. Tiết kiệm thời gian ngồi chờ ở phòng bệnh sẽ đem lại một khoản lợi lớn cho bệnh nhân, nhất là những người bị bệnh mạn tính, cần tới viện thường xuyên.
Các bệnh viện, phòng khám tư chuyển đổi sang hình thức khám mới sẽ cắt giảm đáng kể chi phí vận hành, góp phần giảm phí thu của bệnh nhân.
3. Giảm những cuộc thăm khám không cần thiết
Nếu bệnh nhân có những thắc mắc về thuốc hoặc nghĩ cần phải thay đổi kế hoạch điều trị, giải pháp thăm khám từ xa sẽ giúp họ xin ý kiến của bác sĩ dễ dàng. Trước đây, dù chỉ cần một tư vấn nhỏ, bệnh nhân cũng phải tới viện, giờ họ chỉ gọi điện hoặc bật máy tính liên lạc với bác sĩ.
4. Tránh nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm
Đây chính là lý do chính khiến cho công nghệ khám chữa bệnh từ xa phát triển mạnh trong năm nay. Mối e ngại nhiễm virus nCoV đã khiến người bệnh không muốn tới bệnh viện nữa. Thậm chí, ngay cả những địa điểm y tế không có bệnh nhân Covid-19 cũng không có người tới kiểm tra sức khỏe để tránh tụ tập đông người.
Những nỗi lo quy định và công nghệ
Tuy nhiên, những người làm trong ngành y tế vẫn còn những băn khoăn, đặc biệt là các chính sách và tiêu chuẩn để bác sĩ có thể thực hiện công việc của mình được dễ dàng.
1. Rào cản của các quy định phức tạp
Hiện nay, ngay cả ở Mỹ, một đất nước đã đi tiên phong trong việc thăm khám trực tuyến cũng gặp khó khăn với các quy định về loại hình y tế này. Các quy định về thăm khám từ xa khác biệt giữa các bang khiến nhiều bác sĩ không muốn áp dụng công nghệ để tránh rắc rối khi hành nghề.
2. Nguy cơ thông tin bệnh nhân bị lộ
Khám chữa bệnh từ xa sẽ phải sử dụng những ứng dụng công nghệ quản lý, chuyển các hồ sơ bệnh. Bởi vậy, các bác sĩ e ngại thông tin cá nhân của người bệnh có thể bị tiết lộ, đặc biệt với những loại bệnh nhạy cảm.
3. Khám lâm sàng bị hạn chế
Cho tới gần đây, công nghệ liên lạc video trực tuyến vẫn chưa đủ hiện đại cho các kiểm tra y tế toàn diện. Phần lớn bệnh nhân và bác sĩ dễ dàng trao đổi thông tin nhưng kiểm tra các triệu chứng trên cơ thể sẽ khó khăn hơn. Với nhiều bác sĩ, các cuộc hẹn qua mạng không đủ dữ liệu để chẩn đoán bệnh.
4. Thiết bị và công nghệ cho các hoạt động cao cấp
Với các bệnh đơn giản quen thuộc, việc tự vấn, chẩn trị qua mạng khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu bệnh viện muốn phát triển một hệ thống tổng thể cho nhiều loại bệnh, sẽ cần lắp đặt các thiết bị và công nghệ đắt đỏ, đòi hỏi đào tạo để bác sĩ quen sử dụng, cần thêm kỹ thuật viên hỗ trợ.
An Yên (Theo ABC, Healthline, Evisit)
Chuyên gia chẩn bệnh từ xa ca bệnh 2 lần cách ly do nghi nhiễm Covid-19
- Nam bệnh nhân Hà Tĩnh từ Nhật Bản về đã thực hiện cách ly tại bệnh viện 2 lần do nghi nhiễm Covid-19.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Hoa hậu Lê Hoàng Phương được fan Thái tặng bó hoa và đôi cánh bằng tiền
- ·Bùi Quỳnh Hoa tụt hạng trước bán kết Miss Univese 2023
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Bị đồn rút khỏi showbiz, Hoa hậu Đỗ Thị Hà nói gì?
- ·Nhan sắc người đẹp Ninh Bình đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2023
- ·Bùi Thị Xuân Hạnh đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Hoa hậu Tiểu Vy khoe nét ma mị, bí ẩn với trang phục của NTK Lê Ngọc Lâm
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Ukraine có thể tiếp tục thay hàng loạt quan chức cấp cao
- ·Bị đồn liên quan đến đường dây mua bán dâm, Hoa hậu Thùy Tiên lên tiếng
- ·Trước ồn ào về phát ngôn của các người đẹp, 'ông trùm Hoa hậu' nói gì?
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·Đỗ Lan Anh giành danh hiệu Á hậu 2 Hoa hậu Trái đất 2023
- ·Phần thi bikini đáng thất vọng của đêm bán kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023
- ·Ngọc Hằng gặp sự cố trước thềm chung kết Hoa hậu Liên lục địa 2023
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Cặp kè với bác sĩ đã có vợ, một tân Hoa hậu có nguy cơ bị tước vương miện