【keonhacai ngày mai】Liệu CPTPP có thể “cán đích”?
Thủ tướng Canada Justin Trudeau gọi hiệp định này là “một thỏa thuận đúng đắn” và CPTPP đánh dấu “ngày của nền thương mại tiến bộ trên thế giới”. Trong hai ngày 22 và 23/1, các quan chức thương mại của 11 nước đã hội đàm tại Tokyo để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc giữa các bên.
Tháng 1/2017, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump ra quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước thành viên. TPP sau đó trở thành TPP-11 và đổi tên thành CPTPP tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11/2017. CPTPP đã thay thế TPP và hiện tại có 11 thành viên từ các nước: Canada, Australia, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Khi đó các Bộ trưởng Thương mại đã gần như thống nhất về các nguyên tắc cơ bản và quyết định đi đến thỏa thuận dù không có Mỹ.
Kể từ khi Mỹ rút khỏi TPP, Nhật Bản đã thay thế vai trò dẫn dắt thúc đẩy các bên đạt đến thỏa thuận. Đây cũng là một chiến thắng cho Chính phủ của ông Shinzo Abe, người cho rằng hiệp định này sẽ thúc đẩy phát triển và cải cách cho Nhật Bản. Ông Abe cũng cho rằng CPTPP là biểu tượng của sự cam kết cho một thị trường thương mại tự do và đa phương trong bối cảnh Tổng thống Trump ưu tiên chính sách “Nước Mỹ trước tiên”.
CPTPP vẫn giữ nguyên các điểm cũ từ TPP. Trong số 1.000 điểm trước đây chỉ có 22 điểm là không được đưa vào trong hiệp định mới. Dù không có sự tham gia của Mỹ, TPP mới trông vẫn khá ấn tượng. Hiện nay những nước này chiếm gần 13% GDP và gần 15% thương mại thế giới.
Ngoài ra những người tham dự cuộc họp ở Tokyo cho biết Thỏa thuận mới sẽ mở cửa cho việc gia nhập các thành viên mới, kể cả ngoài khu vực. Tất nhiên, để thỏa thuận mới về TPP có hiệu lực, nó không chỉ được ký kết mà còn phải được phê chuẩn bởi ít nhất 6 nước thành viên. Hiện vẫn còn một số vấn đề chưa được đồng thuận, bao gồm cả với Canada và Việt Nam.
Có một thực tế là dù không có Mỹ song tất cả 11 quốc gia đã tích cực làm việc bảo vệ TPP. Đặc biệt là sự cố gắng của Nhật Bản. Bộ trưởng Kinh tế Nhật giải thích Tokyo đang chờ đợi những gì từ tổ chức mới: Cơ hội phát triển cho các công ty Nhật Bản kinh doanh tại các thị trường nước ngoài, giảm các rào cản đối với đầu tư, mở cửa cho nền kinh tế Nhật đang bị thiệt hại do suy giảm dân số và già hoá.
Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam cũng hoạt động mạnh mẽ. Nếu không có sự tham gia của Việt Nam thì tại Đà Nẵng, tháng 11/2017, bên “lề” hội nghị thượng đỉnh APEC đã không thể có sự đồng thuận về Hiệp định TPP mới.
Thời gian sẽ trả lời liệu hy vọng việc các quốc gia khác nhau - những nước tham gia TPP, có kết nối được với nhau trong dự án này hay không. Các quá trình hợp tác kinh tế đôi khi đưa ra kết quả không phải ngay lập tức. Tuy nhiên, xem xét những gì đã xảy ra về mặt chính trị có thể nói rằng Washington đang đánh mất vị trí dẫn dắt của mình. Không có nhà lãnh đạo nào của 11 quốc gia theo gương ông Trump. Thậm chí, nhiều nước và chính trị gia ngày nay cho rằng vì lợi ích quốc gia của mình họ còn có thể phản đối lại các hành động của Mỹ.
Thông tin CPTPP dự kiến được ký kết vào đầu tháng 3 tới được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Trump đang gia tăng sức ép lên các đối tác thương mại về điều mà ông coi là những vi phạm các quy định thương mại tự do. Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Nhật Bản, ông Toshimitsu Motegi bày tỏ hy vọng sẽ có thêm nhiều nước khác tham gia CPTPP đồng thời thúc đẩy Mỹ quay trở lại thỏa thuận thương mại này. Với sự rút lui của Mỹ, CPTPP sẽ mất đi một thị trường tiêu dùng trị giá 12 nghìn tỷ USD. CPTPP hiện chiếm khoảng 14% GDP toàn cầu so với mức 40% nếu Mỹ tham gia. Mục tiêu cuối cùng của CPTPP là tạo ra một khu vực thương mại tự do ở châu Á-Thái Bình Dương có thể sánh ngang với khu vực thương mại tự do châu Âu về quy mô.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·'Mẹ nhớ mua tóc giả cho con được đi học'
- ·Nhiều 'sạn' trong vòng thi bikini Miss Grand Vietnam 2022, Ban tổ chức xin lỗi
- ·Hoa hậu Lương Thùy Linh làm giảng viên đại học
- ·Profile ấn tượng của mỹ nhân Việt dự thi trên đấu trường sắc đẹp quốc tế 2022
- ·Bé gái bị lao cột sống cần được giúp đỡ gấp
- ·Á hậu Bảo Ngọc kiều diễm trong tạo hình nữ hoàng Ai Cập
- ·Á hậu Hoà bình Quốc tế 2022 từ bỏ danh hiệu
- ·Nhà thơ Dương Kỳ Anh: 'Chọn hoa hậu để kiếm tiền là làm mất giá trị của phụ nữ'
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 3/2016
- ·Kỷ luật cảnh cáo cô giáo đánh bầm tím 2 chân học sinh lớp 6
- ·Bé gái bị trâu húc ở Hà Tĩnh nhận được hơn 200 triệu đồng
- ·Đoàn Thiên Ân đăng quang Miss Grand Vietnam
- ·Bị nói không xứng đáng là hoa hậu, Bảo Ngọc khoe hàng loạt thành tích
- ·Hành trình thành Hoa hậu Liên lục địa của Bảo Ngọc
- ·Nghĩ tới con tôi đau đớn lắm!
- ·'Bà trùm hoa hậu' tiết lộ gia cảnh đặc biệt của Đoàn Thiên Ân
- ·Khi vương miện hoa hậu được ngã giá bằng tiền
- ·Bảo Ngọc khoe đường cong gợi cảm sau khi đăng quang Hoa hậu Liên lục địa
- ·Khất thực ngoài khuôn viên chùa đều là sư giả
- ·Mỹ nhân Việt bức xúc khi Thiên Ân bị Chủ tịch Miss Grand 'miệt thị ngoại hình'