会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty le bd net】Cách vẽ dị thường của họa sĩ sáng tác bức tranh rồng đắt hiếm có!

【ty le bd net】Cách vẽ dị thường của họa sĩ sáng tác bức tranh rồng đắt hiếm có

时间:2024-12-23 21:36:51 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:585次

Nổi tiếng qua nhiều triều đại ở Trung Hoa nhưng tên tuổi của họa sĩ Trần Dung chưa có sự quan tâm tương xứng trên thế giới. Mãi tới khi bức Lục Long Đồ của ông được bán với giá 48,áchvẽdịthườngcủahọasĩsángtácbứctranhrồngđắthiếmcóty le bd net96 triệu USD (bao gồm thuế phí), nhiều nhà sưu tập hiện đại mới ngỡ ngàng trước các kiệt tác của danh họa thời Tống. 

Ban đầu, theo Value, tại buổi đấu giá tháng 3/2017 tại New York (Mỹ), bức Lục Long Đồcó giá khởi điểm hơn 1 triệu USD nhưng nhanh chóng tăng vùn vụt lên 10 triệu USD. Sau đó, cuộc đua tranh gay cấn chỉ còn hai đối thủ: Một khách hàng qua điện thoại có đại diện là Rebecca Wei, Chủ tịch Christie's châu Á và một người có mặt tại phòng đấu giá. Cuối cùng, tác phẩm được chốt 48,96 triệu USD. Đây cũng là mức giá hiếm thấy dành cho một bức tranh rồng cổ. 

tranh rong 1.jpg
Bức 'Lục Long Đồ' của Trần Dung lưu lạc sang Nhật trước khi thuộc về chủ sở hữu mới giấu tên

Lý do bức tranh có giá siêu đắt

Từ xa xưa, ở phương Đông, rồng đã là biểu tượng của quyền lực triều đình. Hình rồng được khắc họa trong nhiều bức tranh cũng như chạm trổ trên đồ đồng, ngọc, sứ và đá.

Nhưng ở Trung Quốc, trước thời nhà Hán (206 trước Công nguyên - 220), hình tượng rồng trong các tác phẩm nghệ thuật khá trừu tượng và có vẻ huyền bí. Phải đến thời Tống, rồng mới trở thành một sinh vật cụ thể và sống động hơn. Một cuốn sách cổ miêu tả rồng có “sừng hươu, đầu lạc đà, mắt ma mị, cổ rắn, bụng giống quái vật biển, vảy cá chép, móng vuốt đại bàng, tai bò".

Lục Long Đồvẽ sáu con rồng đang bay lượn trong sương mù và dòng nước cuồn cuộn. Bức tranh có từ thế kỷ 13, kích thước 34,3 x 440,4cm, phần thư pháp là 35,1 x 82,8cm. Tác phẩm từng khiến vua Càn Long sững sờ, không nói nên lời khi mới nhìn thấy. Hồi lâu sau, vị hoàng đế mới thốt lên rằng, con rồng trong tranh của Trần Dung đã đạt tới siêu nhiên. Đáng tiếc, Lục Long Đồ sau đó lưu lạc sang Nhật, thuộc sở hữu của bảo tàng Fujita trước khi đem ra đấu giá. 

tranh rong 2.jpg
Cận cảnh hình rồng trong tranh của họa sĩ Trần Dung

Các tác phẩm của Trần Dung được săn lùng bởi ông là bậc thầy về tranh rồng của Trung Quốc, vượt trội những họa sĩ cùng thời. Nhưng hiện chỉ còn tồn tại khoảng 20 tác phẩm của ông, được trưng bày tại Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh, Bảo tàng tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), Bảo tàng Nghệ thuật Tokugawa (Nhật Bản)...

Kiệt tác nổi tiếng nhất Cửu Long Đồ, cũng lưu lạc ra nước ngoài, hiện thuộc sở hữu của Bảo tàng Mỹ thuật ở Boston (Mỹ). Bức tranh miêu tả chín con rồng bay trên núi, lượn giữa mây nước với đủ các tư thế.  

Cách vẽ tranh kỳ dị

Có tài năng mọi bề trong thi ca, triết học, hội họa nhưng con đường quan lộ của Trần Dung không được như ý. Thời cuộc nhiễu nhương càng khiến ông chán chường, bất mãn. 

Ông chỉ còn cách trút bỏ nỗi thất vọng của mình bằng nghệ thuật. Theo INF,người xưa thích vẽ rồng toát lên vẻ uy quyền nhưng Trần Dung lại chọn hướng đi khác. Tranh ông không có màu sắc cường điệu, không có bầu trời lộng lẫy, chỉ có nền tối giản, u ám và con rồng đôi lúc trông uể oải. Vì vậy, lúc đầu họa sĩ nhận đủ lời chê bai. Một số người cùng thời chỉ trích đôi mắt rồng trong tranh của Trần Dung vô hồn, khờ khạo. 

tranh cuon.jpg
Tác phẩm Lục Long Đồ dưới dạng tranh cuộn. Ảnh: China Daily

Nhưng Trần Dung không bận tâm tới "lời ong tiếng ve" mà chỉ tập trung vào sáng tác. Theo Chinese Archaeology, có tài liệu kể rằng ông luôn vẽ khi say rượu. Nhưng có lẽ trong cơn say, ông vẫn có phần nào tỉnh nên tác phẩm không lộn xộn mà lại rất tự nhiên. Đôi khi ông vẩy mực thành mây, phun nước làm sương mù và dùng tay hoặc khăn quàng bôi mực lên cuộn giấy. 

Họa sĩ nổi tiếng người Nhật Junsaku Koizumi từng nhận xét: “Rồng trong tranh Trần Dung sống động như thật. Chỉ có thiên tài mới có thể vẽ được bức tranh như vậy”. Các chuyên gia cho rằng, tranh của Trần Dung thể hiện sự cô đơn và bất lực bên trong, xua tan niềm đam mê danh vọng và lợi lộc.

Không chỉ vẽ rồng xuất thần, Trần Dung còn thể hiện tài tình các hình ảnh quen thuộc trong hội họa Trung Quốc như cây thông, tre, sếu và thậm chí cả hổ với đường nét đơn giản và tinh tế. Tuy nhiên, số lượng tác phẩm còn sót lại của ông quá ít ỏi để hậu thế có thể thấu cảm hết về tài năng thiên bẩm của ông. 

Sự tích vẽ rồng không tô mắt

Sự tích vẽ rồng không tô mắt

Khi vẽ rồng, các họa sĩ, nghệ nhân thường cẩn trọng khi tô mắt "thổi hồn" cho linh vật, bởi chỉ cần điểm một nét quan trọng cũng khiến tác phẩm trở nên sống động.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Lãi suất ngân hàng Vietinbank tháng 12 cao nhất là bao nhiêu
  • Tái hiện cảnh 'lều chõng' tại Văn Miếu
  • Bỏ "Địa chỉ người bán, mua hàng" trên hóa đơn
  • EU đạt thỏa thuận về ngân sách 2021
  • Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Dệt may và Y tế giữa Việt Nam
  • Việt Nam lọt vào Top 20 quốc gia nên đến du ngoạn nhất trong năm 2020
  • Ba quán nước mía được lòng người dân phố cổ
  • Hà Nội thông qua đề án đưa 4 huyện thành quận
推荐内容
  • Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử
  • Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sức khỏe thế hệ tương lai
  • Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu và Hội làng Việt cổ
  • Thần tượng Bolero: Ngọc Sơn hít đất 100 cái
  • Tháo gỡ khó khăn cho lưu thông và tiêu thụ nông sản tại các tỉnh thành phía Nam
  • Ẩm thực Việt Nam thu hút thực khách tại Hội chợ từ thiện ASEAN