【kêt qua ngoại hạng anh】Giám sát hợp lý, đảm bảo không tạo ra các rào cản mới khi thực hiện cơ chế đặc thù
Chính phủ đề xuất 8 cơ chế đặc thù gỡ khó cho các chương trình mục tiêu quốc gia Triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia,ámsáthợplýđảmbảokhôngtạoracácràocảnmớikhithựchiệncơchếđặcthùkêt qua ngoại hạng anh đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn Tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia |
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn |
Theo chương trình phiên họp ngày 16/1, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Đảm bảo tính đặc thù, không tạo ra các rào cản mới
Đánh giá chung, các đại biểu Quốc hội đều đánh giá cao đề xuất của Chính phủ, nhất trí với 8 nhóm chính sách đặc thù, cũng như việc Quốc hội đã hết sức trách nhiệm khi kịp thời đưa nội dung thảo luận và biểu quyết Nghị quyết này tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, qua thảo luận các đại biểu đề nghị cần tiếp tục làm rõ việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cần tuân thủ nguyên tắc là đảm bảo tính đặc thù, không tạo ra các rào cản mới. Đồng thời, Nghị quyết cần có ý nghĩa cả về tính lâu dài, làm cơ sở đánh giá tổng kết chương trình trong giai đoạn sau...
Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho biết, việc triển khai thực hiện cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đã bước sang năm thứ 4, tuy nhiên, hiện còn nhiều dự án, tiểu dự án thuộc các chương trình, nhất là chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn chưa thể thực hiện được do vướng mắc trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn. Do đó, đại biểu tiếp tục đề nghị cơ quan có liên quan sớm ban hành cơ chế, hướng dẫn để địa phương triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Cùng với đó, theo đại biểu là cần bổ sung cơ chế tháo gỡ để việc triển khai được thuận lợi hơn như giảm tỷ lệ vốn đối ứng đối người dân và những địa phương còn khó khăn, phụ thuộc và cân đối ngân sách từ trung ương, để đảm bảo việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đúng tiến độ.
Góp ý về cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm, đại biểu Lò Thị Luyến (đoàn Điện Biên) đề nghị phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần.
Cũng về nội dung này, đại biểu Nguyễn Quốc Luận (đoàn Yên Bái) cho hay, thực tế việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương cho thấy một số nội dung dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đã hoàn thành, do đó không còn đối tượng để thụ hưởng hoặc đối tượng thụ hưởng chưa đủ điều kiện để hỗ trợ theo quy định. Trong khi đó, các nhiệm vụ, nội dung chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng là rất cần thiết, nhưng nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là đối với các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Do vậy, đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị Quốc hội xem xét, bổ sung thêm quy định cho phép Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn từ chi thường xuyên của các nội dung, dự án không còn đối tượng chi hoặc không có khả năng giải ngân để chuyển sang chi đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đại biểu cho rằng, quy định này để tạo tính linh hoạt, chủ động cho các địa phương trong cân đối, sử dụng nguồn lực phục vụ cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các đại biểu Quốc hội đề nghị cơ chế giám sát một cách hợp lý, tránh để xảy ra sai sót, vi phạm. Ảnh: Quochoi.vn |
Cần chủ động gỡ vướng, đưa ra cơ chế đặc thù
Ngoài ra, về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ đang đề xuất 2 phương án. Nhưng qua thảo luận, đa số đại biểu Quốc hội đề nghị lựa chọn phương án 2 là thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp ngay trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025.
Bởi theo đại biểu Nguyễn Quốc Luận, phương án này sẽ tháo gỡ được khó khăn cho các địa phương, đảm bảo phân cấp triệt để cho cấp huyện, tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và đảm thống nhất về mục tiêu chung của tỉnh.
Trước đó, cùng ngày, tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu Quốc hội cũng đã trình bày nhiều ý kiến về vấn đề này. Trong đó, các đại biểu nhấn mạnh cơ chế giám sát một cách hợp lý, tránh để xảy ra sai sót, vi phạm bởi sẽ rất khó xem xét trách nhiệm khi thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia...
Tại Tổ 1 là các đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, cần đánh giá lại toàn bộ Nghị quyết xem việc thực hiện thành công hay không, hay lại tạo ra khó khăn mới. Khi Nghị quyết được ban hành thì phải tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến cho các địa phương.
Nhận định chung về các vấn đề liên quan đến cơ chế đặc thù, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, thời gian qua, Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết đặc thù và cơ chế thí điểm khi triển khai thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc. Do đó, đại biểu đề nghị Quốc hội sớm ban hành một nghị quyết riêng để tháo gỡ những khó khăn này, thay vì ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế đặc thù cho các địa phương, lĩnh vực khác nhau.
Cũng với ý này khi phát biểu tại phiên họp, đại biểu Hoàng Văn Cường còn cho rằng, việc thiết lập các cơ chế đặc thù đều mang lại kết quả tốt. Nhưng trong bối cảnh phát triển nhanh chóng hiện nay, sẽ còn nhiều điểm bất cập cần khắc phục bằng các cơ chế đặc thù, đại biểu cho rằng, không nên chờ đợi các địa phương, các ngành, các lĩnh vực thấy vướng mắc rồi đề xuất cơ chế, mà cơ quản quản lý cần chủ động đưa ra cơ chế, phương thức để khắc phục, tháo gỡ những vướng mắc trong pháp luật bằng các cơ chế đặc thù.
Qua các ý kiến thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các cơ quan thực hiện tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết để bảo đảm cho ngày 18/1 Quốc hội biểu quyết thông qua.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giải đáp miễn phí về bệnh lý tim mạch
- ·Tuần tra đêm, giữ bình yên ở địa bàn giáp ranh
- ·Chủ động ngăn ngừa hàng lậu, hàng giả cuối năm
- ·Công an TP.Thủ Dầu Một: Triệt xóa nhiều tụ điểm ma túy
- ·Ly hôn nhưng chồng nhất định không chịu chia đất
- ·Trả lại 36 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Phát huy hiệu quả trong công tác tuần tra, phòng ngừa tội phạm
- ·Nhiều học sinh, sinh viên bị xử phạt vi phạm giao thông
- ·Cha mẹ chưa mất, di chúc có thực hiện được không?
- ·Tăng cường phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về lĩnh vực môi trường
- ·Đi làm rồi lại muốn đi nghĩa vụ, có được không?
- ·Xử phạt 7,5 triệu đồng người phụ nữ đăng tải thông tin sai sự thật
- ·Công bố số điện thoại đường dây “nóng” bảo đảm trật tự an toàn giao thông
- ·Cuối năm, coi chừng “dính bẫy” lừa
- ·Cặp “ô môi” có thể xin con nuôi không?
- ·Mỗi cán bộ, chiến sĩ là một tuyên truyền viên trong công tác phòng cháy chữa cháy
- ·Công an huyện Dầu Tiếng: Tăng cường tuyên truyền PCCC tại cơ sở
- ·Từng bước nâng cao ý thức trong công tác phòng, chống cháy nổ
- ·Vợ chồng nhòa nước mắt khi thấy con ói ra toàn máu
- ·Thông báo tìm chủ sở hữu phương tiện