【bảng xếp hạng ngoại hạng thổ nhĩ kỳ】Hiệu quả của phong trào treo ảnh Bác và cúng mâm cơm kính Bác
Ở huyện Ðầm Dơi, bất cứ nơi nào có cư dân sinh sống, ở nơi đó đều có sự hiện diện của Bác Hồ. Ðây không chỉ là nét đẹp văn hoá mà còn là nét đẹp tinh thần, giúp mọi người ở đây sống hoà thuận, đồng lòng hơn trong những công việc chung. Việc nhà nhà treo ảnh Bác không chỉ làm đẹp ngôi nhà của họ mà còn làm đẹp cho tâm hồn mỗi con người. Nó không chỉ là hành động, là thói quen, là phong trào mà còn là một nét đẹp, là văn hoá của người dân.
Bác đã đi xa, nhưng trong ký ức của người dân Cà Mau nói chung, người dân Ðầm Dơi nói riêng, hình ảnh Bác luôn sống mãi trong lòng mọi người. Ðặc biệt là vào mỗi độ tháng 9 hằng năm, người dân Ðầm Dơi lại có những việc làm thiết thực để nhớ đến Bác, trong đó phong trào treo ảnh Bác và cúng mâm cơm kính Bác. Ðây đã trở thành một hoạt động thường xuyên.
Từ năm 2011 đến nay, bà Nguyễn Thị Ái, ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương, luôn dành một không gian trang trọng nhất để bố trí bàn thờ Bác Hồ và cùng với chị em Chi hội Phụ nữ của ấp tổ chức mâm cơm cúng Bác nhân ngày Quốc khánh hay ngày sinh nhật Bác. Mâm cơm cúng Bác thật giản đơn nhưng vô cùng ý nghĩa. Bởi đó là tấm lòng của những người con Ðầm Dơi dâng lên Bác, với tất cả lòng thành kính, mang ý nghĩa giáo dục bản thân và con cháu trong gia đình luôn khắc ghi công lao trời biển của Bác. Từ đó có những việc làm thiết thực phục vụ gia đình, Tổ quốc.
Bà Nguyễn Thị Ái, ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương bên bàn thờ Bác. |
“Mỗi ngày, nhìn lên ảnh Bác, tôi nhìn lại những việc mình đã và đang làm, từ đó làm tốt hơn, làm gương cho con cháu và lồng ghép những bài học của Người trong những lần dạy các cháu học bài. Mỗi lần dạy các cháu học bài, tôi lại kể cho chúng nghe những mẩu chuyện về Bác. Từ khi treo ảnh Bác trong nhà, hành vi cư xử của các thành viên trong nhà đều nhẹ nhàng, thận trọng hơn”, bà Ái nói.
Hiện nay, trong xã Tạ An Khương, khoảng 90% hộ dân treo ảnh Bác trong nhà. Nhiều gia đình khá giả còn làm cả một gian riêng để treo và thờ ảnh Bác. Ngoài những bức ảnh rất đẹp về Bác Hồ, người dân còn đặt thợ điêu khắc làm cả những bức tượng Bác để trong gian thờ, sự kính trọng vô bờ bến trước những công lao to lớn của Người với đất nước, với quê hương.
Ông Phạm Thanh Liêm, Bí thư Ðảng uỷ xã Tạ An Khương, cho biết, trong xã có 9 ấp, hầu hết nhà nào cũng treo ảnh Bác. Nhà có điều kiện về không gian thì lập bàn thờ, còn lại đều có ảnh chân dung Bác.
Ông Phan Minh Trí, ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Ðông, đã hơn 18 năm, cứ đến 2/9 hay ngày sinh nhật Bác (19/5), gia đình ông tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng Bác. Con gà, con cua, con tôm, đến trái cây đều do gia đình tự làm ra.
Ông Trí bày tỏ: “Bác, vị thiên tài giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Thờ đây để tôn vinh Bác, để nhớ những điều mình làm theo lời Bác dặn: cần cù, sáng tạo, lao động sản xuất để con cháu noi theo tấm gương này, học hỏi tấm gương này để làm tốt xã hội”.
Không riêng gia đình ông Trí, hiện nay trên địa bàn huyện Ðầm Dơi, nhiều hộ dân lập bàn thờ Bác Hồ được đặt nơi trang trọng nhất trong gia đình.
Sau phát động phong trào treo ảnh Bác Hồ, đến nay, huyện Ðầm Dơi đã có 100% công sở, 95% hộ gia đình cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và khoảng 85% hộ dân trong huyện treo ảnh Bác. Ðối với các cơ quan, ban, ngành huyện, ngoài treo ảnh Bác còn gắn với chào cờ và sinh hoạt đầu tuần, nhờ vậy cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đi vào chiều sâu, có sức lan toả tốt. Ðây là việc làm thường xuyên được các cấp uỷ, tổ chức Ðảng chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, được dư luận xã hội đánh giá cao.
Ông Phạm Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Tạ An Khương Ðông, cho hay: “Hiện nay, trên địa bàn xã hộ dân treo ảnh Bác Hồ đạt khoảng 90%. Qua việc học tập và làm theo Bác xuất hiện nhiều tấm gương, nhiều mô hình làm ăn hiệu quả. Ðối với các chi, tổ hội thì những ngày lễ lớn cũng như ngày sinh của Bác, ngày mất của Bác đều nấu mâm cơm cúng Bác để nhớ lại công ơn của Bác, vị cha già của dân tộc”.
Ở huyện Ðầm Dơi, bất cứ nơi nào có cư dân sinh sống, ở nơi đó đều có sự hiện diện của Bác Hồ. Ðây không chỉ là nét đẹp văn hoá mà còn là nét đẹp tinh thần, giúp mọi người ở đây sống hoà thuận, đồng lòng hơn trong những công việc chung. Việc nhà nhà treo ảnh Bác không chỉ làm đẹp ngôi nhà của họ mà còn làm đẹp cho tâm hồn mỗi con người. Nó không chỉ là hành động, là thói quen, là phong trào mà còn là một nét đẹp, là văn hoá của người dân.
Kết quả hơn 5 năm qua, các cấp đã biểu dương, khen thưởng bằng nhiều hình thức cho gần 4.500 tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên các lĩnh vực.
Khát vọng hoà bình, tinh thần của Tuyên ngôn Ðộc lập ngày 2/9/1945 mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi con người Việt Nam. Ðây là nguồn động viên lớn để khơi dậy lòng nhiệt huyết của thế hệ hôm nay quyết giữ vững nền độc lập tự do, ra sức thi đua xây dựng quê hương Ðầm Dơi ngày thêm giàu đẹp, văn minh./.
Bài và ảnh: Thuỳ Mỵ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thế nào là phạm vi 3 đời, không được kết hôn?
- ·Phát hiện 12 đối tượng tụ tập trong nhà thuê cùng nhiều hung khí
- ·Xử phạt 2 trường hợp câu cá trong thời gian giãn cách xã hội
- ·Công an huyện Đồng Phú truy tìm đối tượng Trần Tôn Khánh Duy
- ·Xem bói xong, mẹ không cho cưới
- ·Truy bắt đối tượng dùng dao đâm chết người tại quán cà phê
- ·Cảnh sát giao thông phát hiện truy đuổi xe ô tô chở hàng cấm
- ·Giai đoạn 2018
- ·Trao hơn 15 triệu cho con gái chị Lê Thị Thu Hường
- ·Đồng Xoài: Xử phạt 8 trường hợp tập trung vui chơi tại công viên
- ·Công tác tuyên giáo
- ·Đề xuất giải pháp giảm thiểu, ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
- ·Xe tải chuyển hướng, 1 người tử vong
- ·Đang đánh cá, phát hiện một thi thể nổi trên đập nước
- ·Dân cứ kêu, giá điện cứ tăng?
- ·Hơn 20km truy đuổi tài xế ô tô gây tai nạn rồi bỏ chạy
- ·Khen thưởng đột xuất 5 cá nhân đấu tranh phòng, chống tội phạm
- ·Mô tô tông đuôi xe đầu kéo, một người bị thương nặng
- ·Người đàn ông “bất lực” lấy vợ bằng thơ
- ·Bình Phước: Trượt ngã trên đường, người phụ nữ bị xe tải cán tử vong