【kết quả bống đá】Bù Gia Mập nỗ lực giúp dân khôi phục vườn điều
CẢ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CÙNG VÀO CUỘC
Ông Phạm Sỹ Hoàn,ậpnỗlựcgiuacutepdacircnkhocirciphụcvườnđiềkết quả bống đá Phó chủ tịch UBND xã Bù Gia Mập nói: Ngay sau khi phát hiện sâu bệnh hại cây điều lây lan trên diện rộng, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ khuyến nông phối hợp các hội, đoàn thể, thôn, ấp nắm tình hình và xây dựng kế hoạch phối hợp với cơ quan, ban, ngành của huyện mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây điều ngay tại vườn cho người dân. Trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ của huyện, UBND xã thành lập Ban chỉ đạo hỗ trợ chăm sóc vườn điều gồm 17 thành viên do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ thống kê, rà soát, lập danh sách các hộ dân và diện tích điều bị sâu bệnh. Đồng thời hướng dẫn những hộ hoàn cảnh khó khăn về khoa học - kỹ thuật để chăm sóc vườn điều. UBND xã còn thành lập mỗi thôn 1 tổ gồm 10 thành viên trên tinh thần tự nguyện giúp người dân cắt tỉa cành, phun thuốc, dọn vườn.
Cán bộ khuyến nông xã Bù Gia Mập thăm vườn điều của gia đình bà Đàm Thị Phên sau khi được tỉnh, huyện hỗ trợ chăm sóc khôi phục
Trước khi có chương trình hỗ trợ của huyện, UBND xã Bù Gia Mập đã chỉ đạo cán bộ khuyến nông phối hợp các hội, đoàn thể hỗ trợ phun thuốc, tỉa cành, tạo tán... cho 4 hộ có vườn điều bị sâu bệnh nặng. Sau khi có sự hỗ trợ của tỉnh và huyện, UBND xã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vừa tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vừa đến tận vườn giúp người dân. Trong tháng 9, UBND xã đã phối hợp các ngành chức năng của huyện hỗ trợ chăm sóc 7,3 ha điều của 8 hộ ở 8 thôn để người dân đến tham khảo, học tập.
Sau khi các chương trình hỗ trợ của tỉnh, huyện kết thúc, UBND xã họp Ban chỉ đạo rút kinh nghiệm và đề nghị thành viên tiếp tục theo dõi, nắm tình hình sâu bệnh trên cây điều, khả năng phục hồi vườn cây và hướng dẫn người dân chăm sóc đúng quy trình. Ông Dương Văn Sấn, cán bộ khuyến nông xã Bù Gia Mập nói: Lúc đầu nhiều người nghĩ cây điều chỉ bị bệnh khô bông, nhưng khi thu hoạch vụ mùa gần xong thì thấy lá, cành cứ khô dần, kể cả những vườn điều mới ghép cành. Nhận phản ánh của người dân, cán bộ khuyến nông cùng Hội Nông dân xã xuống kiểm tra và hướng dẫn nông dân phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn phó mặc vườn cây không đầu tư chăm sóc, khôi phục.
VÀ HIỆU QUẢ MANG LẠI
Chúng tôi đến thăm vườn điều của gia đình bà Đàm Thị Phên ở thôn Cầu Sắt. Sau khi được hướng dẫn, hỗ trợ tỉa cành, tạo tán, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, vườn điều của hộ bà Phên đã phục hồi. Nhiều cây đã đâm chồi, ra lá non. Tuy nhiên là hộ nghèo, người già neo đơn nên đến nay gia đình bà Phên vẫn chưa có tiền phun thuốc giữ chồi, bón phân vực dậy vườn cây, nhiều cành khô chưa được cắt tỉa. Ông Dương Văn Sấn cho rằng, với những hộ nghèo, khó khăn, các cấp chính quyền cần quan tâm hỗ trợ trọn gói cho người dân, nhất là phân bón để vực dậy vườn cây.
Vườn điều của chị La Thị Sấn rộng 7 ha ở thôn Cầu Sắt cũng đã hồi phục. Chị Sấn cho biết, năm 2015, gia đình thu được 8 tấn/7 ha. Năm 2016, điều bị khô bông, khô trái, năng suất giảm chỉ còn hơn 4 tấn. Ban đầu cứ nghĩ do mưa axít nên điều khô bông, khô trái vì vậy mua thuốc về xịt nhưng bệnh không giảm. Nhiều cây khô dần rồi gãy cành, rụng lá. Được cán bộ của huyện và xã hỗ trợ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc tại vườn, đến nay sâu bệnh trên cây điều đã giảm rõ rệt. Vườn cây đã xanh non trở lại, nhiều cây ra bông, đậu trái.
Phó chủ tịch UBND xã Phạm Sỹ Hoàn cho biết thêm: Hiện nay, tất cả vườn điều được hỗ trợ phun thuốc, tỉa cành, tạo tán, dọn cỏ, bón phân đều đã hồi phục khoảng 70-80% và tình trạng sâu bệnh được khống chế. Việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật tại vườn rất thiết thực, hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng của các hộ trồng điều. Qua tập huấn, hướng dẫn, người dân đã hiểu hơn về kỹ thuật chăm sóc vườn và phòng trừ sâu hại. Xã Bù Gia Mập được Tổ thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây điều của huyện (Tổ công tác số 1404) đánh giá là một trong 2 xã thực hiện tốt công tác này. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai ra quân hỗ trợ hơi muộn nên nhiều cây bị khô cành nặng, khả năng phục hồi yếu. Hiện là thời điểm giáp hạt, một số hộ đồng bào DTTS, người già neo đơn khó khăn về tài chính nên không có tiền bón phân, phun thuốc dưỡng cành, dưỡng lá cho cây. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, năng suất niên vụ 2017-2018 bị giảm là khó tránh.
Để phòng ngừa sâu bệnh tái phát, UBND xã đã kiến nghị huyện xem xét hỗ trợ thuốc phòng bệnh cháy lá, khô cành trên cây điều cho 686 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, đồng bào DTTS khoảng trên 2 tỷ đồng. Ngoài ra, UBND xã tiếp tục tuyên truyền người dân đầu tư chăm sóc, thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện và phòng ngừa, không để dịch bệnh tái phát, lây lan.
M.Luận
(责任编辑:World Cup)
- ·Niềm vui lấp lánh đến với gia đình anh Nguyễn Văn Tùng ngày cuối năm
- ·Loạt đường trung tâm TP.HCM bị cấm xe đêm giao thừa Tết Giáp Thìn
- ·Chính sách tài khóa – động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng
- ·Mạnh tay dẹp sách lậu
- ·Có bao nhiêu tiền thì được chơi casino
- ·Phải truy tận gốc hàng gian, hàng giả
- ·Công an chốt ngăn chích điện bắt cá phóng sinh tiễn ông Táo
- ·Các nước ASEAN là những nước đầu tiên ứng dụng các công nghệ hàng đầu của GE
- ·VietNamNet trao tặng quà năm học mới cho các em học sinh Lai Châu
- ·Thanh Hóa: Tăng cường kiểm soát, bình ổn thị trường Tết
- ·Cả gia đình gặp nạn, nguy cơ vô gia cư ngay trước Tết
- ·Nguyễn Tiến Minh giành vé dự Olympic 2016
- ·Giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia khởi sắc
- ·Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được chuyển nhượng quyền thu phí tối đa là 10 năm
- ·Chồng là chủ tịch HĐQT, vợ không được làm kế toán trưởng?
- ·Môn cử tạ được kỳ vọng nhất
- ·Xảy ra rung chấn tại khu vực phía Đông Nam Hà Nội
- ·Diễn biến giá cả theo đúng kịch bản đề ra
- ·Tiệm vàng có được phép trang bị vũ khí tự vệ?
- ·Hải Phòng: Tập trung kiểm soát chi giúp giải ngân vốn đầu tư công nhanh