【bảng xếp hạng series a】Thủ tướng làm việc với 13 địa phương ĐBSCL về thúc đẩy các dự án cao tốc và ODA
Trước đó, sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ khảo sát và làm việc với UBND TP. Cần Thơ về tình hình triển khai một số dự án ODA trên địa bàn Thành phố gồm dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Ung bướu Cần Thơ có quy mô 500 giường, sử dụng vốn vay ODA của Hungary, dự án kè bờ sông Cần Thơ sử dụng vốn vay của Pháp, dự án công trình cầu Trần Hoàng Na sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại vào tháng 5/2021, ông đã có cuộc làm việc với Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các địa phương vùng ĐBSCL, qua đó khẳng định quyết tâm cùng nỗ lực để tạo đột phá về hạ tầng giao thông cho khu vực dù ở thời điểm đó cũng chưa hình dung được hết các công việc phải làm, đặc biệt là chưa bố trí được nguồn vốn cho các dự án. Trong khi tạo đột phá về hạ tầng giao thông vận tải khu vực ĐBSCL vừa là yêu cầu khách quan của sự phát triển, vừa là mong muốn của nhiều thế hệ lãnh đạo, của người dân và doanh nghiệp qua nhiều thời kỳ, nhiều năm.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực giao thông vận tải gồm quy hoạch mạng lưới đường bộ; quy hoạch mạng lưới đường sắt; quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển; quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay; quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Đến nay, về đường bộ, đang triển khai xây dựng các tuyến cao tốc trục dọc (Bắc-Nam) và trục ngang (Đông-Tây) tại khu vực ĐBCSL và nếu làm tốt sẽ đạt được mục tiêu đề ra, tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới, khu dịch vụ mới, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết các nút thắt của ĐBSCL, mà lớn nhất là về hạ tầng và nhân lực.
Thủ tướng biểu dương nỗ lực của lãnh đạo các tỉnh, các bộ, ngành liên quan trong thúc đẩy các dự án, bố trí nguồn vốn, bảo đảm mặt bằng, bảo đảm nguyên vật liệu và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai các dự án.
Mặt khác, Thủ tướng cho biết rất trăn trở về việc triển khai các dự án ODA trên cả nước nói chung và tại ĐBSCL nói riêng. Vừa qua, Chính phủ đã sửa một số nghị định liên quan và đang tiếp tục rà soát các quy định liên quan, cũng như công tác phối hợp giữa các bộ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cho biết đang nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao TPHCM-Cần Thơ. Đồng thời, triển khai xây dựng đường vào cảng Cái Cui; nạo vét luồng tàu Định An… và chuẩn bị triển khai một số dự án đường thủy nội địa trọng điểm để khai thác tối đa hệ thống kênh rạch chằng chịt tại ĐBSCL. Từ đó, góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản, hàng hóa trong khu vực.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị phát biểu ý kiến, hiến kế để làm thế nào tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy các dự án cao tốc và các dự án ODA trên địa bàn ĐBSCL. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "chủ động tiến công, tự lực tự cường đi lên, phát huy tinh thần trách nhiệm vì dân, vì nước"; nếu những điểm nghẽn mà không được giải quyết thì rất lãng phí nguồn lực trong bối cảnh nhân dân rất mong đợi.
Đến năm 2026, ĐBSCL sẽ có khoảng 554 km đường cao tốc
Theo các báo cáo, thời gian qua, chúng ta đã khởi công đồng loạt các dự án đường cao tốc tại ĐBSCL (Châu Đốc-Cần Thơ-Hậu Giang-Sóc Trăng; Cao Lãnh-An Hữu), đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án đã khởi công trước đây (dự án Mỹ Thuận-Cần Thơ và Cần Thơ-Hậu Giang-Sóc Trăng-Bạc Liêu-Kiên Giang-Cà Mau).
Đến thời điểm hiện tại, vùng ĐBSCL đã hoàn thành và đưa vào khai thác 171 km cao tốc theo quy mô phân kỳ giai đoạn 1 (4 làn xe) (trong đó đoạn Cao Lãnh-Lộ Tẻ mới hoàn thành đầu tư tuyến chính, đoạn Lộ Tẻ-Rạch Sỏi sử dụng mặt đường láng nhựa để chờ lún, Bộ Giao thông vận tải đang đầu tư hoàn thiện các hạng mục còn lại trong giai đoạn 2021-2025 để khai thác theo tiêu chuẩn cao tốc); 8 dự án đang được triển khai, bảo đảm cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025, đưa vào khai thác trong năm 2026 với tổng chiều dài 463 km (tổng mức đầu tư khoảng 94.400 tỷ đồng).
Như vậy, đến năm 2026, khu vực ĐBSCL sẽ có khoảng 554 km đường cao tốc.
Về vốn ODA, trong giai đoạn 2021-2025, vùng ĐBSCL có 62 dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài đang triển khai với tổng mức vốn nước ngoài là 56.442 tỷ đồng (tương đương 2,8 tỷ USD), kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn nước ngoài nguồn ngân sách Trung ương được giao là 15.174 tỷ đồng. Giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA của vùng ĐBSCL còn thấp, hết tháng 6/2023, giải ngân vốn trong nước là 10.107,89 tỷ đồng (đạt 36,29%), giải ngân vốn nước ngoài là 153,910 tỷ đồng (đạt 5,34%).
Theo VGP
(责任编辑:World Cup)
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài
- ·Gỡ khó trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật
- ·Đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập Khu thương mại tự do tài chính Đà Nẵng
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư
- ·Sửa Luật Viễn thông để tạo hành lang pháp lý cho quá trình chuyển đổi số
- ·Nhiều “nút thắt” trong công tác quản lý đất đai tại TPHCM
- ·Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
- ·Việt Nam dẫn đầu danh sách điểm đến của du khách Ấn Độ
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Triệt phá thành công nhiều vụ án ma túy lớn
- ·Chính phủ đề xuất hỗ trợ 20 tỷ đồng/huyện giảm sau sáp nhập
- ·Chủ tịch nước: Đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của toà án
- ·Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- ·Tổng giám đốc USAID Mỹ: Chuyến thăm Việt Nam rất thành công, ấn tượng
- ·Tổng Bí thư kỳ vọng đội ngũ trí thức làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc
- ·Trên thế giới hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như Việt Nam
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến La Habana, bắt đầu thăm chính thức Cuba