【lịch thi đấu laliga hôm nay】Doanh nghiệp thuỷ sản tăng tốc xuất khẩu sang EU–Mỹ, chớp cơ hội vàng cuối năm
Xuất khẩu tăng trưởng trở lại
TheệpthuỷsảntăngtốcxuấtkhẩusangEU–Mỹchớpcơhộivàngcuốinălịch thi đấu laliga hôm nayo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),sau khi sụt giảm sâu trong 2 tháng liên tiếp do giãn cách xã hội, phòng chống Covid-19, với việc nới lỏng giãn cách và mở cửa trở lại tại các địa phương để phục hồi sản xuất, kết quả XK thủy sản tháng 10 năm 2021 đã có những tín hiệu tích cực, với con số ước đạt 918 triệu USD, tương đương với cùng kỳ năm 2020 và tăng 47% so với tháng 9/2021.
Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu chính đều tăng trưởng trở lại. Đơn cử, cá ngừ và mực bạch tuộc đều tăng 18%, cua ghẹ tăng 13%, tôm tăng 1,6%. Những con số tăng trưởng cho thấy, sản xuất XK thủy sản đang dần ổn định và hồi phục rõ rệt.
Đáng chú ý, trong tháng 10/2021, XK thủy sản sang Mỹ hồi phục mạnh nhất, tăng 31%, sang EU tăng 9%, sang Hàn Quốc tăng 20%, sang Canada tăng 17%.
Tính đến hết tháng 10/2021, XK thủy sản của cả nước đạt 7,1 tỷ USD, tăng nhẹ 2,4%. Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam, chiếm 24% kim ngạch với gần 1,7 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp thuỷ sản đang tăng tốc sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Âu - Mỹ (ảnh: MD) |
Tiếp đến là Nhật Bản chiếm 15% với 1,08 tỷ USD, giảm 7%. Thị trường Trung Quốc và châu Âu đều chiếm 12% với giá trị lần lượt là 872 triệu USD giảm 24% và 864 triệu USD tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc chiếm 9% đạt 643 triệu USD, tăng nhẹ 2%.
VASEP dự báo, nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu vẫn cao, sản xuất chế biến thủy sản đang trên đà hồi phục và hy vọng sẽ tăng trưởng trở lại trong 2 tháng tới khi tỷ lệ tiêm vaccine ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng lên nhanh chóng, hạn chế tác động của dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), nhận định, tuy còn nhiều trở ngại về nguồn lao động, chi phí logistics, điều kiện đảm bảo phòng chống dịch để sản xuất an toàn,... nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đang từng bước khôi phục sản xuất sau dịch bệnh.
Theo ông Hùng, quý IV là quý có kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất năm, bởi nhu cầu tiêu dùng thủy sản rất cao tại một số thị trường như Mỹ, EU. Thế nên, hai tháng còn lại được cho là thời gian vàng để các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu.
Đơn hàng nhiều, tăng tốc sản xuất
Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Địnhcho biết, suốt 5 tháng nay, 3 nhà máy chế biến thủy sản của chúng tôi đều thực hiện sản xuất theo phương án "3 tại chỗ", hơn 1.000 công nhân bám trụ nhà máy để làm việc, không ai về nhà.
Theo bà Lan, doanh nghiệp này chủ yếu là cá ngừ đại dương, loại cá này chiếm đến 80% trong tổng lượng hàng xuất khẩu hàng năm của công ty. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm đến 50%, kế đến là thị trường châu Âu chiếm 40%.
Hiện nay, thế giới gần như đã phủ sóng vắc xin Covid-19, hoạt động kinh tế dần hồi phục và khởi sắc kéo nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thủy sản của thị trường cũng tăng mạnh. Chưa kể, ở các nước là thị trường chủ đạo tiêu thụ mặt hàng thủy sản như Mỹ và châu Âu,người dân đangchuẩn bị ăn mừng mua lễ hội cuối năm nên sức tiêu thụ sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
"Đơn hàng mà công ty đã nhận của khách hàng từ nay đến cuối năm còn rất nhiều, phải làm miệt mài mới mong đáp ứng được nhu cầu”, bà Lan cho hay.
Tương tự, dù gặp không ít khó khăn, nhất là bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng trong năm qua Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn đã nỗ lực vượt khó để đảm bảo sản xuất. Doanh nghiệp này nỗ lực tổ chức sản xuất theo phương thức “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến” để duy trì hoạt động.
Ông Bành Quang Hạ, Giám đốc Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn thông tin, từ nay đến cuối năm,đơn hàng của chúng củadoanh nghiệpcòn khá nhiều. Hiện các hoạt động kinh tế ở Bình Định đang dần hồi phục trong trạng thái bình thường mới, tùy diễn biến từng giai đoạn chúng tôi sẽ tổ chức sản xuất phù hợp để hoàn thành kế hoạch sản xuất trong năm nay.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú, cho biết, hiện việc vận chuyển đã được thuận lợi, các cảng xuất nhập khẩu cũng mở trở lại. Doanh nghiệp của ông đang đẩy mạnh sản xuất, bởi thị trường đang rất cần các mặt hàng thủy sản.
Công ty CP Thực phẩm Sao Ta xuất khẩu tôm sang 6 thị trường chính gồm: Mỹ; Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, EU và Anh. Doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh sản xuất, nâng công suất lên 100% để có sản phẩm trả đơn hàng cho các đối tác.
Hà Giang
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mưa lũ lớn tại miền Trung gây thiệt hại nặng
- ·Ứng dụng đặt xe Go
- ·Ferrari 488 GTB lột xác với gói độ kép tại TP.HCM
- ·Mercedes S
- ·Chính phủ lưu ý người dân thận trọng khi giao dịch tiền ảo
- ·'Soi' chất lượng chiếc ô tô SUV Hyundai giá 355 triệu
- ·Lô xe BMW đầu tiên sau Nghị định 116 do Thaco nhập khẩu đã về cảng
- ·Bảo vệ bắn chết tài xế vì đỗ ôtô vào chỗ của người khuyết tật
- ·Đề xuất mới về ưu đãi thuế TNDN với sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
- ·Ô tô nhập khẩu tuần qua: Xe xuất xứ Thái Lan, Indonesia áp đảo
- ·Quảng Ninh đề nghị Bộ Công an điều tra vụ việc nói xấu lãnh đạo tỉnh trên MXH
- ·Rốt ráo soi kỹ ô tô nhập khẩu sau vụ cài bản đồ 'đường lưỡi bò'
- ·10 mẫu xe hơi nhỏ nhất thế giới hiện nay
- ·Cung ứng sách giáo khoa đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp
- ·Rồng rắn trở về Hà Nội trong cái nắng đầu hè oi ả sau kỳ nghỉ lễ 30/4
- ·Bị xe bán tải đâm, xác xuất thiệt mạng lên tới 159%
- ·Những chiếc "Siêu SUV" hàng đầu thế giới hiện nay
- ·Cục Đăng kiểm lên tiếng vụ ôtô Trung Quốc sử dụng bản đồ đường lưỡi bò
- ·Khánh Hòa: Lật xe trên đèo Khánh Lê, hàng chục người thương vong
- ·Xe ôtô chạy nhanh, lao lên dải phân cách rồi tiếp đất an toàn