会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả sevilla hôm nay】Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện mới!

【kết quả sevilla hôm nay】Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện mới

时间:2024-12-23 17:01:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:153次

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có vai trò quyết định thực hiện thắng lợi các chủ trương,ĐổimớimạnhmẽphươngthứclãnhđạocủaĐảngđốivớiNhànướctrongđiềukiệnmớkết quả sevilla hôm nay đường lối của Đảng cũng như chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, quyết định vị trí, vai trò của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Vì thế, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nước là yếu tố quyết định thành công sự nghiệp cách mạng của dân tộc thời gian tới.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thời gian qua  - Thành tựu và hạn chế

Những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương, biện pháp đẩy mạnh đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước theo hướng ngày càng phân định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức đảng với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Đảng đã tập trung trí tuệ ban hành các nghị quyết chuyên đề về những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, mở rộng hoạt động đối ngoại.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, động viên các lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ tại Phòng nghiên cứu, Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y _Ảnh: TTXVN

Nhìn chung, việc ban hành chủ trương, nghị quyết của Đảng đã bám sát thực tiễn, phát huy dân chủ, gắn với xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Ban Chấp hành Trung ương ban hành kịp thời các nghị quyết, quy định, kết luận để triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, những đột phá chiến lược. Bộ Chính trị ban hành các kế hoạch thực hiện nghị quyết, xác định nhiệm vụ cụ thể cho các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; chỉ đạo các cơ quan nhà nước bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực hiện, sớm đưa các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Sau đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở đã sớm chỉ đạo kiện toàn chức danh lãnh đạo trong các tổ chức của hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan nhà nước; tiếp tục hoàn thiện các quy định, quy chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ hơn trách nhiệm của tập thể, cá nhân, bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò chủ động của các cơ quan nhà nước. Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu cơ quan nhà nước các cấp được phát huy. Công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được đẩy mạnh. Phong cách, lề lối làm việc của nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng được đổi mới theo hướng bám sát thực tiễn, sâu sát cơ sở. Cải cách hành chính trong Đảng được quan tâm, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đạt kết quả bước đầu có ý nghĩa quan trọng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã sớm thành lập các đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương các khóa, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh những nơi thực hiện chưa tốt, đồng thời phổ biến, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả.

Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung còn một số hạn chế và bất cập. Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ “phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số chủ trương, nghị quyết của Đảng thành pháp luật của Nhà nước chưa đầy đủ, kịp thời. Việc ban hành nghị quyết của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa sát thực tiễn, thiếu tính khả thi; việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nghị quyết chưa nghiêm, hiệu quả thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra. Tình trạng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng còn xảy ra ở một số nơi”(1). Cùng với đó, việc phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức đảng và cơ quan nhà nước cũng như thẩm quyền, trách nhiệm giữa tập thể lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đảng với người đứng đầu cơ quan nhà nước chưa thật rõ ràng và thống nhất. Một số chủ trương, nghị quyết quan trọng của Đảng chậm đi vào cuộc sống, hoặc chưa được tổ chức thực hiện một cách đầy đủ, thiếu triệt để, hiệu quả chưa cao. Chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trong bộ máy nhà nước có một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu; tinh thần trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu chưa cao, tác phong, lề lối làm việc thiếu chuyên nghiệp; thậm chí, một số cán bộ, công chức suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống, cửa quyền, tham nhũng, hách dịch, vi phạm pháp luật. Công tác vận động, giáo dục, thuyết phục đảng viên và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có mặt còn hạn chế. Cải cách hành chính trong Đảng còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

Bước vào thời kỳ phát triển mới với những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình trong nước, quốc tế diễn biến nhanh và khó lường, đặc biệt là những yêu cầu đặt ra trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững với các nhiệm vụ: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên; hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng,... càng đặt ra nhiều nội dung, yêu cầu mới cho phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Làm thế nào vừa phát huy vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, vừa phát huy vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước theo luật định? Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước hiện nay phải chăng là thay đổi hoàn toàn các phương pháp, cách thức Đảng lãnh đạo Nhà nước đã và đang được thực hiện?

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các nghị quyết Đại hội Đảng những năm gần đây đã khẳng định các phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị. Đó là các cách thức, phương pháp lãnh đạo cơ bản, có vai trò, giá trị lịch sử lâu dài, phù hợp với thể chế chính trị, vị thế, vai trò, trách nhiệm của đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta, đã đem lại hiệu quả thiết thực, cần được tiếp tục khẳng định, duy trì, bổ sung và phát triển.

Một số yêu cầu và giải pháp thời gian tới

Nhằm đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương, cơ sở cần coi trọng thực hiện tốt các yêu cầu và giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, đổi mới việc ra nghị quyết, xác định đúng và trúng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá trong từng thời kỳ

Lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, nghị quyết, chỉ thị vẫn là phương thức lãnh đạo cơ bản của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị, cho đến nay chưa có phương thức nào có thể thay thế. Các đảng tham chính, đảng cầm quyền trên thế giới từ trước tới nay cũng đều đưa ra chương trình hành động bằng những chủ trương, cương lĩnh, hoặc văn bản có tính cương lĩnh, chương trình, kế hoạch hành động cụ thể nhằm tuyên truyền, cổ động trong Đảng và ngoài xã hội để được cụ thể hóa bằng các phong trào hành động. Năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng thể hiện trước hết cũng ở cách thức lãnh đạo cơ bản này. Tuy nhiên, yêu cầu mới đối với phương thức lãnh đạo này là ở chất lượng, tầm nhìn, tính khoa học và tính thực tiễn, thiết thực và tính khả thi của các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Chất lượng, giá trị lịch sử, ý nghĩa lý luận và thực tiễn nổi bật của các chủ trương, đường lối, nghị quyết của cấp ủy các cấp là ở chỗ: Nó có xác định đúng và trúng yêu cầu, nhiệm vụ, con đường, cách thức phát triển của đất nước, của dân tộc, của từng địa phương, từng bộ, ngành hay không? Đảng có đề ra được đường lối, chủ trương đúng đắn, sát hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân và phù hợp với xu thế của thời đại hay không? Nghị quyết của Đảng có cơ sở khoa học, đánh giá đúng và trúng tình hình thực tiễn, đề ra được quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đúng đắn, sát hợp, có tính đột phá và khả thi hay không? Nghị quyết của Đảng được ban hành có tạo niềm vui, sự phấn khởi, sự tin tưởng, kỳ vọng và tạo được động lực thôi thúc hành động của cán bộ, đảng viên, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân hay không?

Để nghị quyết có chất lượng, vừa là cơ sở chính trị, vừa là đề án khoa học, là “cẩm nang” để Đảng lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan nhà nước, các cấp ủy, tổ chức đảng cần xây dựng nghị quyết theo quy trình khoa học. Nếu bị chi phối bởi tư duy nhiệm kỳ, tư tưởng chủ quan, duy ý chí, độc đoán, chuyên quyền... sẽ khó có thể đề ra được những chủ trương, nghị quyết đúng đắn, sát thực tiễn và có tầm nhìn chiến lược. Việc xây dựng chủ trương, nghị quyết đòi hỏi phải phát huy dân chủ, trí tuệ, sáng kiến của tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan tham mưu, mà rộng ra là của toàn Đảng, hệ thống chính trị và toàn dân. Đó là quá trình nghiên cứu, tìm tòi dựa trên cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đổi mới cách ra nghị quyết còn đòi hỏi nghị quyết của các cấp ủy, tổ chức đảng phải ngắn gọn, súc tích, từ tên, tiêu đề cho đến nội dung của nghị quyết phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu và dễ vận dụng.

Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ công tác tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng trong cơ quan nhà nước các cấp

Chủ trương, nghị quyết của Đảng dù có đúng đắn, sát hợp nhưng nếu các cơ quan lãnh đạo, các cấp ủy, tổ chức đảng không nắm vững, hiểu sâu, không thấm nhuần, không có ý thức trách nhiệm cao, không có niềm tin, động lực trong quán triệt và tổ chức thực hiện thì nghị quyết cũng chỉ nằm trên giấy mà thôi. Nhận thức là cơ sở của hành động, chỉ có nhận thức đúng, đầy đủ, có ý chí quyết tâm cao thì nghị quyết mới nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành thực tiễn sinh động và đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng là chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm chính trị trước hết của cấp ủy trong các cơ quan nhà nước, đồng thời cũng là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước cần ý thức sâu sắc rằng, nắm vững, thấm nhuần, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống là trách nhiệm chính trị, là mệnh lệnh công tác, là tiêu chí đánh giá năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của các cấp ủy, tổ chức đảng và của mỗi cá nhân nói trên.

Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng với điểm cầu chính tại Phòng họp Diên Hồng, nhà Quốc hội (Hà Nội) và các điểm cầu tại các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương _Ảnh: TTXVN

Hiện nay, đổi mới công tác tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt nghị quyết không phải chỉ căn cứ vào số lượng hoạt động và thời gian tuyên truyền, tổ chức học tập nghị quyết theo cách truyền đạt một chiều đối với toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Để mang lại hiệu quả thiết thực, vấn đề quan trọng là phải tạo được sự tự nhận thức, từ đó dẫn đến thấm nhuần những cơ sở khoa học, cơ sở chính trị, pháp lý, hình thành niềm tin của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đối với các quan điểm, chủ trương, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là những quan điểm, chủ trương, giải pháp mới.

Chủ trương, định hướng, các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong nghị quyết phải trở thành phương châm công tác, động lực thôi thúc hành động của cán bộ, đảng viên, công chức trong bộ máy nhà nước các cấp. Để đáp ứng yêu cầu đó, các cấp ủy, tổ chức đảng cần tổ chức quán triệt thường xuyên, có trao đổi, thảo luận, đưa nội dung học tập, quán triệt nghị quyết vào trong các kỳ sinh hoạt chuyên đề của tổ chức đảng, sinh hoạt cơ quan, đơn vị, có kiểm tra nhận thức, thu hoạch, tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết của tập thể và cá nhân; đồng thời, cần đề ra các tiêu chí cụ thể đánh giá việc tổ chức thực hiện từng nghị quyết và lấy đó làm cơ sở đánh giá kết quả, năng lực thực hiện nghị quyết của tập thể cũng như đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước.

Thứ ba, nâng cao năng lực thể chế hóa, cụ thể hóa và quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng

Trong các cơ quan nhà nước đều có các cơ quan, tập thể lãnh đạo là các cấp ủy, tổ chức đảng, ban cán sự đảng, hoặc đảng đoàn. Các tổ chức này có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong các nghị quyết của Đảng thành các quy định của pháp luật, các chương trình, kế hoạch, đề án, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, mở rộng hoạt động đối ngoại... Sự cụ thể hóa, thể chế hóa nội dung quan điểm, nghị quyết của Đảng ở các cơ quan nhà nước các cấp gắn liền với năng lực, thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan này.

Năng lực lãnh đạo cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng phải thể hiện ở các “sản phẩm” hoạt động của cơ quan nhà nước. Đó là các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội, về xây dựng, phát triển các vùng, miền, hoặc các dự án xây dựng và hoàn thiện thể chế, văn bản quy phạm pháp luật. Thực tiễn yêu cầu, những chương trình, kế hoạch, đề án và dự án hoặc các văn bản luật đó phải là kết quả của quá trình hoạt động, làm việc khoa học, trách nhiệm cao của các cơ quan, các nhà khoa học, các chuyên gia, các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hoạt động trong bộ máy nhà nước.

Yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cũng chính là yêu cầu đẩy mạnh, tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong các cơ quan nhà nước các cấp. Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn tổ chức thực hiện nghị quyết là: Nhận thức phải rõ; trách nhiệm phải cao; tư tưởng phải thông; quyết tâm phải lớn; kế hoạch phải cụ thể; hành động phải quyết liệt.

Thứ tư, đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức thực hiện hợp nhất các cơ quan của Đảng và cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tương đồng

Nhiệm vụ này cần tiếp tục đổi mới trên cả hai phương diện, đối với hai chủ thể là Đảng và Nhà nước. Một mặt, thông qua việc quyết định mô hình, cơ cấu, hình thức tổ chức của các cơ quan nhà nước một cách tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả với hệ thống các văn bản thể chế hoàn thiện, Đảng lãnh đạo cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của mình; mặt khác, bản thân tổ chức bộ máy của các cơ quan đảng cũng phải được thiết kế, tổ chức một cách tinh gọn nhất, tránh chồng chéo, hoặc song trùng quyền lực giữa cơ quan của Đảng và Nhà nước. Do đó, để đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, trước hết bộ máy, tổ chức của các cơ quan đảng cần phải được đổi mới, sắp xếp theo hướng thật tinh gọn, các cơ quan, tổ chức của Đảng phải thực sự là hạt nhân trí tuệ, là bộ “tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước. Đối với các cơ quan tham mưu của cấp ủy, nhất là ở các đảng bộ trên cơ sở trong các cơ quan nhà nước phải thực sự tinh gọn, cán bộ tham mưu phải có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, tinh thông nghiệp vụ, trách nhiệm và chuyên nghiệp trong công việc.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả, bảo đảm tính kịp thời, sâu sát, triệt để trong sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, cần tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh việc hợp nhất một số cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng với các cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tương đồng; đồng thời, nhất thể hóa một số chức danh người đứng đầu cơ quan, tổ chức của Đảng với chức danh người đứng đầu cơ quan nhà nước cùng cấp. Mô hình hợp nhất các tổ chức và các chức danh này đã có thực tiễn ở một số địa phương, cần tổng kết, nhân rộng khi thấy hiệu quả thiết thực. Thực hiện mô hình này, các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu vừa chịu trách nhiệm về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, chức trách, thẩm quyền, trách nhiệm theo quy định của Đảng, vừa chịu trách nhiệm về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chủ trương này, cần có quy chế phân định rõ vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm đối với từng chức trách mà cán bộ được giao đảm nhiệm, đồng thời đổi mới mạnh mẽ tác phong, lề lối làm việc theo hướng khoa học, chuyên nghiệp, với phương châm “đúng vai, thuộc bài”.

Đội ngũ cán bộ trong cơ quan đảng và bộ máy nhà nước, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt, cán bộ cấp chiến lược phải có bản lĩnh, có tư duy, tầm nhìn và khát vọng cống hiến… (Trong ảnh: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thị sát tại Khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang để nắm tình hình, kịp thời chỉ đạo công tác phòng và chống dịch COVID-19) _Ảnh: TTXVN

Thứ năm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ quan của Đảng, Nhà nước, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp

Yếu tố con người - cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của việc thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bằng và thông qua công tác cán bộ là đội ngũ cán bộ cơ quan đảng, nhà nước phải có số lượng, cơ cấu hợp lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, phẩm chất, năng lực nổi trội, có quyết tâm đổi mới sáng tạo, có tâm huyết, khát vọng cống hiến vì một nước Việt Nam hùng cường, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đội ngũ cán bộ trong cơ quan đảng và bộ máy nhà nước, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt, cán bộ cấp chiến lược phải có bản lĩnh, có tâm huyết, có tư duy, tầm nhìn và khát vọng cống hiến, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn thử thách, đổi mới sáng tạo, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia trong bộ máy đảng, nhà nước phải tinh thông nghề nghiệp, có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, luôn có ý thức đảm nhận việc cụ thể hóa, thể chế hóa và thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định của đảng bộ các cấp. Thực tế cho thấy, việc cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống có nhanh, kịp thời, phù hợp và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và sự phối hợp công tác của đội ngũ cán bộ này. Chính vì vậy, Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên, nhất là tổ chức, đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước vừa phải gương mẫu tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, vừa phải nêu cao vai trò tiên phong trong thực hiện chủ trương, đường lối, các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”(2). Theo đó, cấp ủy, tổ chức đảng trong cơ quan đảng và cơ quan nhà nước cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Đổi mới mạnh mẽ phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc của cán bộ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.

Thứ sáu, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định cụ thể hóa, thể chế hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể và công khai để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, giám sát việc thực hiện”(3). Theo đó, Đảng cần tiếp tục xây dựng hệ thống các quy chế, quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng, cấp ủy đảng trong các cơ quan nhà nước; về thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác, lề lối làm việc giữa cơ quan, tổ chức đảng với cơ quan, tổ chức nhà nước; quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức đảng và cơ quan, tổ chức nhà nước, nhất là người đứng đầu, những cán bộ chủ chốt. Nếu không có quy chế, quy định cụ thể sẽ dẫn đến chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc buông lỏng vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng hoặc vai trò, trách nhiệm quản lý của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo của Đảng và cán bộ quản lý, điều hành của Nhà nước khó thực hiện yêu cầu “đúng vai, thuộc bài”.

Thực tế còn cho thấy, vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước đã được khẳng định trong Hiến pháp, nhưng nội dung, phương thức lãnh đạo, cũng như quy trình, cách thức lãnh đạo Nhà nước của Đảng lại chưa được cụ thể hóa, thể chế hóa trong các văn bản luật (chưa được luật hóa), mà mới chỉ được quy định có tính nguyên tắc trong Cương lĩnh, Điều lệ và một số quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng chưa được quy định cụ thể với các điều khoản về nội dung, quy trình, cách thức, thời gian, tiến độ lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết, từ việc học tập, quán triệt nghị quyết cho đến tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết thực hiện nghị quyết... chưa đồng bộ, thiếu thống nhất; tính kỷ luật, “pháp lệnh” trong thực hiện nghị quyết của các cấp ủy và của cán bộ, đảng viên chưa chặt chẽ, nghiêm minh và hiệu quả chưa cao. Vì vậy, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nói chung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói riêng, cần được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của bộ máy các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, cần tập trung rà soát hệ thống các văn bản của Đảng bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông với các văn bản của Nhà nước và hệ thống chính trị; sửa đổi, bổ sung các văn bản có quy định chồng chéo, mâu thuẫn và hủy bỏ những văn bản không còn phù hợp. Tăng cường ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động của Đảng.

Thứ bảy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội, lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng Nhà nước

Đảng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện vai trò, nhiệm vụ tổng hợp: Vừa tham gia xây dựng bộ máy nhà nước bằng việc tham gia hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, tiếp xúc, đối thoại, tập hợp các ý kiến góp ý của cử tri, vừa tham gia tổ chức góp ý xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội... do các cơ quan nhà nước dự thảo, cũng như góp ý xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy chế, quy định của các tổ chức, cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội càng thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước thì sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước càng có hiệu lực, hiệu quả.

Đảng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, phát huy dân chủ, trí tuệ của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Trong ảnh: Cử tri là sư sãi và đồng bào Khmer Bạc Liêu bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026) _Ảnh: TTXVN)

Đảng lãnh đạo MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, phát huy dân chủ, trí tuệ, tiềm năng và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo sự thống nhất trong Đảng, Nhà nước, các tổ chức khác của hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là một tiêu chí quan trọng khẳng định sự lãnh đạo thành công của Đảng đối với Nhà nước cũng như đối với MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội hiện nay.

Thứ tám, đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng và bảo đảm tính thượng tôn pháp luật

Kiểm tra, giám sát không phải là làm gián đoạn, chậm trễ công việc của Đảng hoặc cản trở sự vận hành, hoạt động của bộ máy nhà nước, mà Đảng kiểm tra, giám sát để cho công việc được thực hiện tốt hơn, hoạt động của hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng và Nhà nước đúng chủ trương, đường lối, đúng người, đúng việc; thẩm quyền, trách nhiệm rõ hơn và việc thực hiện nghị quyết có chất lượng, hiệu quả hơn; kịp thời phát hiện những nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, đồng thời uốn nắn, điều chỉnh những biểu hiện lệch lạc, chệch hướng hoặc ngăn chặn những hành vi sai trái, vi phạm, không đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đổi mới phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước hiện nay đòi hỏi phải đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ, bài bản, khoa học hơn, kịp thời, thiết thực và hiệu quả. Khắc phục triệt để những biểu hiện kiểm tra, giám sát qua loa, đại khái, hình thức, hời hợt. Cần quán triệt quan điểm kiểm tra, giám sát là phương thức lãnh đạo hữu hiệu không thể thiếu của Đảng; cần kết hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan nhà nước; và thực hiện các mục tiêu kép, đa mục tiêu trong hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát gắn với coi trọng việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ở các cấp./.

----------------------------------

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. II, tr. 217
(2), (3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 197, 197 - 198

Theo Tạp chí Cộng sản

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Giá vàng nhẫn 9999 lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng
  • Kết quả tăng trưởng kinh tế quý 3 không phải con số ngẫu nhiên
  • Tỉnh ủy Sóc Trăng kêu gọi tận dụng tối đa ‘7 ngày vàng’ chống dịch
  • Dựng lại nếp nhà trong những ngày giãn cách
  • Giá vàng hôm nay 7/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng cao chót vót
  • Long An: Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 dự báo đạt 7,5 tỉ USD
  • Vật giá leo thang, người dân Nga than phiền trên mạng xã hội
  • Đài Loan: Cháy tại công viên, ít nhất 474 người bị thương
推荐内容
  • Việt Nam và Australia tăng cường hợp tác quốc phòng
  • Hoạt động M&A đang được thúc đẩy bởi "dòng chảy" mạnh mẽ của nguồn vốn tư nhân
  • Làng quê Bắc Bộ sống động như thật trong mô hình của 9X Hà Nội
  • Người phụ nữ ngồi xe lăn bị nhóm côn đồ hành hung dã man trên phố
  • Long An tăng cường kết nối giao thương doanh nghiệp logistics trong lĩnh vực thương mại điện tử
  • Thanh niên đạp xe hơn 800 km từ Bình Thuận về Huế, 3 ngày chỉ được ăn 4 bữa