【7m tỷ số】Chuyến công du mang nhiều sứ mệnh
Cả trước và sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ,ếncôngdumangnhiềusứmệ7m tỷ số tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những phát biểu khiến Liên minh châu Âu (EU) cảm thấy lo ngại khi cho rằng NATO “lỗi thời”. Mối quan ngại này lại càng tăng thêm bởi quan điểm dường như có phần dịu đi của Mỹ đối với Nga khi tân Tổng thống Mỹ thường ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “nhà lãnh đạo mạnh mẽ” và ngụ ý rằng một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Điện Kremlin có thể sẽ được hoan nghênh.
Cam kết của Mỹ về một châu Âu thống nhất đã bị nghi ngờ bởi hàng loạt phát biểu của ông Trump ca ngợi kết quả của cuộc bỏ phiếu về vấn đề Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit). Còn có thông tin rằng lựa chọn hàng đầu của Tổng thống Mỹ cho vị trí Đại sứ Mỹ ở EU là ông Ted Malloch - một giáo sư từng khiến châu Âu tức giận khi ông này đưa ra dự đoán hồi tháng 1 rằng khối đồng tiền chung này có thể sụp đổ trong vòng 18 tháng tới và nói rằng ông sẽ “bỏ qua đồng euro” với tư cách là nhà đầu tư.
Các vấn đề này và nhiều vấn đề khác nữa đã khiến châu Âu hoang mang, và nhiều nhà lãnh đạo đang tìm kiếm câu trả lời về chính sách của Mỹ trong tương lai đối với sự thống nhất và an ninh ở châu Âu. Chuyến công du của ông Pence xem ra được thực hiện là nhằm dẹp bỏ những lo ngại đó.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk sau cuộc hội đàm ở Brussels, ông Pence khẳng định ưu tiên của ông “là thay mặt Tổng thống Trump bày tỏ cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với sự hợp tác và quan hệ đối tác tiếp tục với EU... Cho dù những khác biệt của chúng ta là gì đi nữa thì hai lục địa của chúng ta có cùng di sản, cùng các giá trị, và trên hết, là cùng mục tiêu thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng thông qua tự do, dân chủ và pháp quyền”. Thông điệp ủng hộ trực tiếp đối với EU được coi là một sự xoa dịu cho một số nhà quan sát châu Âu sau khi ông Pence có bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich mà trong đó ông cố tránh đề cập tới EU. Tuy nhiên, với nhiều người, sẽ rất khó bỏ qua những dấu hiệu cho thấy quan hệ Mỹ-châu Âu đang ngày càng lạnh nhạt.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, người trước đó gọi ông Trump là “mối nguy cơ” tiềm ẩn đối với châu Âu, trong một tuyên bố sau hội đàm đã phát biểu tích cực về cuộc gặp giữa ông và ông Pence, song vẫn thể hiện một sự dè dặt. Ông Tusk đã liệt kê những khẳng định của ông Pence về những cam kết của Mỹ đối với sự điều hành quốc tế dựa trên các quy định, sự chia sẻ an ninh xuyên Đại Tây Dương thông qua NATO, và sự thống nhất của châu Âu. Ông Tusk cũng đã cảm ơn Phó Tổng thống Mỹ vì sự thẳng thắn và chân thành của ông. Tuy nhiên, ông Tusk đã nêu rõ rằng ông mong muốn có hành động đi đôi với “những lời hứa hẹn”.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Jungker cũng tỏ ra lạc quan về cuộc hội đàm của mình với ông Pence khi trong bài phát biểu trước cuộc họp đã nói rằng ông sẽ tìm cách cải thiện mối quan hệ bởi Mỹ - EU là đối tác với nhau suốt nhiều thập kỷ và sự ổn định toàn cầu phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ tốt đẹp này.
Tương tự, quan chức phụ trách đối ngoại của EU Federica Mogherini trong một thông cáo báo chí đã cho biết, tại cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ, bà đã thảo luận về tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa EU và Mỹ qua một cuộc trao đổi “cởi mở và thân mật”.
Với tất cả những tín hiệu tích cực đó, có thể tạm quên rằng hoạt động ngoại giao của tân chính quyền Mỹ đã được mở đầu với phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis hôm 15/2 trước các đồng minh thuộc khối NATO rằng họ cần chi trả nhiều hơn cho chi phí an ninh, rằng những người dân Mỹ đóng thuế không thể tiếp tục chấp nhận được nữa việc phải “chia sẻ không cân xứng gánh nặng bảo vệ những giá trị phương Tây”. Ông cảnh báo rằng trừ phi các nước thành viên - trong số đó chỉ có năm nước đạt mức chi tiêu quốc phòng tương đương 2% Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) gồm Estonia, Hy Lạp, Ba Lan, Anh và Mỹ - tiến tới việc chia sẻ gánh nặng một cách ngang bằng thì nước Mỹ mới có thể “hiệu chỉnh cam kết của mình” với NATO. Ngay cả bản thân Phó Tổng thống Pence đã nói rõ với NATO rằng mặc dù sự ủng hộ của Mỹ đối với liên minh an ninh này “không thay đổi”, song việc chia sẻ gánh nặng là cần thiết.
Rõ ràng, dù ông Pence đã giải tỏa được một số lo ngại, song các nhà lãnh đạo châu Âu có lẽ vẫn còn lo lắng về tương lai quan hệ Mỹ-EU. Nhiều người châu Âu sẽ vẫn đang chờ đợi, giống như ông Tusk, để xem liệu chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ được thực hiện trên thực tế như thế nào.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·Tạo sức mạnh tổng hợp xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí
- ·Bảo tàng tỉnh Đắk Nông tiếp nhận, trưng bày gần 800 hiện vật cổ
- ·Nhà thiếu nhi Bình Dương tham gia Liên hoan “Búp Sen hồng” khu vực phía Nam
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Người dân, du khách thích thú với linh vật Rồng của Bình Dương
- ·Sôi nổi Hội thi Tiếng hót chim chào mào
- ·Ấm áp Tết Chôl Chnăm Thmây
- ·Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- ·Chương trình nghệ thuật 'Sáng mãi lời dạy của Bác Hồ'
- ·Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Tiểu phẩm “An toàn vệ sinh thực phẩm
- ·Người muốn mang tâm hồn tươi trẻ trong âm nhạc viết về Bình Dương
- ·Huyện Bắc Tân Uyên tổ chức hội thi “Thiếu nhi kể chuyện sách”
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín” năm 2023: Sẵn sàng đón khách đến tham quan
- ·Báo chí Campuchia đề cao tình hữu nghị vững bền với Việt Nam
- ·Phạm Thùy Linh giành giải xuất sắc cuộc thi âm nhạc quốc tế Kyushu Music Concour
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Vận động trong phố thị