【kq. c1】Sắp có hướng dẫn tính thuế TTĐB mới với hàng nhập khẩu
Chốt tỷ lệ giá tính thuế bán cho công ty con
Phương thức tính thuế TTĐB mới đối với hàng hóa NK được nêu tại khoản 1 Điều 2 Luật số 106 như sau: Giá tính thuế đối với hàng hóa sản xuất trong nước,ắpcóhướngdẫntínhthuếTTĐBmớivớihàngnhậpkhẩkq. c1 hàng hóa NK là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở NK bán ra. Trường hợp hàng hóa chịu thuế TTĐB được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở NK hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế TTĐB không được thấp hơn tỷ lệ % so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, NK bán ra theo quy định của Chính phủ.
Diễn giải cụ thể về quan hệ liên kết, Bộ Tài chính cho biết: Thực tế, qua thanh tra, kiểm tra cho thấy cơ sở kinh doanh thương mại và cơ sở sản xuất chủ yếu có mối quan hệ liên kết về vốn. Do vậy, dự thảo Nghị định nêu quan hệ liên kết chỉ bao gồm quan hệ liên kết về vốn, cụ thể là khi một DN nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của DN kia hoặc cả hai DN đều có ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc cả hai DN đều nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của một bên thứ ba.
Về mức tỷ lệ so với giá bình quân, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam; Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam,... tỷ lệ chi phí lưu thông, phát triển thị trường khâu thương mại chiếm khoảng 10% trên giá bán ra như quy định trước ngày 1-1-2016. Mức tỷ lệ này đã được thực hiện ổn định nhiều năm, góp phần giúp cộng đồng DN đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh hoặc ổn định hoạt động trong bối cảnh kinh tế- xã hội trong và ngoài nước diễn biến phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong quá trình thảo luận tại Quốc hội về Luật số 106, một vài ý kiến đề nghị quy định khung từ 5% đến 12%. Vì vậy, để giúp DN phát triển, ổn định, từ đó bồi dưỡng nguồn thu, Bộ Tài chính đề nghị áp dụng mức tỷ lệ là 7% đối với mặt hàng ô tô và 10% đối với các mặt hàng chịu thuế TTĐB khác.
Đặc biệt, để đảm bảo công bằng trong xác định giá tính thuế TTĐB và bảo đảm quyền thu thuế của Nhà nước, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định giá tính thuế TTĐB của cơ sở sản xuất, cơ sở NK bán ra phải theo giá giao dịch thông thường trên thị trường. Nếu không, cơ quan Thuế sẽ thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Ngoài ra, để tránh trường hợp người nộp thuế thành lập nhiều cơ sở kinh doanh thương mại (là công ty con hoặc công ty có mối quan hệ liên kết) sau đó bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại độc lập nhằm giảm giá tính thuế TTĐB và giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định giá để so sánh giá tính thuế TTĐB là giá của cơ sở thương mại có mối quan hệ mẹ, con hoặc liên kết bán cho cơ sở kinh doanh thương mại độc lập (không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ, hoặc có mối quan hệ liên kết với cơ sở sản xuất, cơ sở NK).
Đối với hàng NK tại khâu NK, giá tính thuế TTĐB được xác định bằng tổng giá tính thuế NK với thuế NK. Trong đó, giá tính thuế NK được xác định theo các quy định của Luật Thuế XK, thuế NK. Trường hợp hàng hóa NK được miễn, giảm thuế NK thì giá tính thuế không bao gồm số thuế NK được miễn, giảm.
Ưu tiên hoàn thuế cho DN dùng hóa đơn điện tử
Các điểm mới trong việc hoàn thuế GTGT cho hàng hóa XK cũng được Bộ Tài chính đưa ra những quy định cụ thể trong dự thảo Nghị định.
Theo dự thảo Nghị định, cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ XK có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý. Nếu số thuế chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo. Trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ XK, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào, nếu không thì số thuế đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ XK trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ. Bộ Tài chính cũng đề xuất không hoàn thuế đối với hàng hóa NK để XK, hàng hóa XK không thực hiện việc XK tại địa bàn hoạt động hải quan.
Nội dung hoàn thuế GTGT trước, kiểm tra sau đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có thể nói là bước đột phá nhằm cải cách hành chính đồng thời khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo tinh thần Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Quy định chi tiết nội dung này, Bộ Tài chính đề nghị hoàn thuế nhanh đối với trường hợp cơ sở kinh doanh, dự án đầu tư mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào sử dụng hóa đơn điện tử. Đồng thời, đối với nguyên liệu NK để sản xuất hàng XK nếu thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế sẽ gây khó khăn cho DN vì phải kéo dài thời gian hoàn thuế, do vậy, để giảm thủ tục hành chính cho DN, Bộ Tài chính đề nghị không thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế đối với trường hợp này.
Cũng trong nội dung về hoàn thuế GTGT, Luật số 106 quy định cơ sở kinh doanh thực hiện khấu trừ đối với số thuế GTGT đầu vào thay cho việc quy định hoàn thuế GTGT sau ít nhất 12 tháng hoặc bốn quý đối với số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết. Rà soát vấn đề này, Bộ Tài chính nhận thấy, thực tế phát sinh một ít trường hợp số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra và qua nhiều kỳ vẫn chưa được khấu trừ hết. Trong khi đó, theo quy định tại Luật thuế TNDN, DN được hạch toán số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào chi phí để xác định thu nhập tính thuế TNDN. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung làm rõ như sau: Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế đến thời điểm kết thúc kỳ tính thuế TNDN mà vẫn còn số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được lựa chọn hạch toán số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết vào chi phí được trừ để xác định thu nhập tính thuế TNDN.
Dự kiến, Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành cùng với Luật số 106, tức là 1-7-2016.
Một trong những mặt hàng được người tiêu dùng và DN quan tâm được áp dụng phương thức tính thuế TTĐB mới đó là ô tô NK. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15-5-2016, lượng ô tô nguyên chiếc NK các loại đạt 35.109 chiếc với tổng trị giá gần 831 triệu USD. Trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống NK 14.290 chiếc với trị giá gần 230 triệu USD. Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, với việc điều chỉnh một số chính sách về thuế TTĐB từ ngày 1-7-2016 tới đây, lượng NK và giá bán ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ có phần ảnh hưởng. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào không phải do chính sách thuế quyết định mà vẫn phụ thuộc vào cung và cầu của thị trường trong nước. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Tiếp tục giấc mơ ô tô Việt
- ·Xe điện Chevrolet Bolt EV
- ·Chiêm ngưỡng bộ 3 Rolls
- ·PM offers incense in tribute to late government leaders
- ·Hình dạng hoa lốp tác động thế nào đến vận hành xe?
- ·Giới thiệu sách giáo khoa Hoá học 12
- ·Bỏ 1 tỷ đồng mua Kia “buổi sáng”, đại gia sở hữu 4 xe ngũ quý 9
- ·Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- ·Xe đưa đón học sinh tại Mỹ đặc biệt như thế nào?
- ·Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- ·Vì sao sinh viên hay bà bán hàng rong Thái Lan vẫn mua được ôtô?
- ·Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
- ·Kết luận thanh tra về giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công tại Bộ GD&ĐT
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Nhà xe lách luật, chỉ có công nghệ giám sát mới trị được
- ·Dự kiến nâng chuẩn đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe
- ·Kỳ lạ, Rolls
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Ô tô Việt Nam đắt hơn Thái Lan, vì sao?