【bongdaso.info】Trợ lực xúc tiến xuất khẩu, phát triển thị trường cho ngành cơ khí
Doanh nghiệp cơ khí nỗ lực đáp ứng tiêu chí ESG để gia tăng xuất khẩu Thành phố Hồ Chí Minh: Xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm cơ khí Doanh nghiệp cơ khí thay đổi để phát triển |
Tìm giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho ngành cơ khí. |
Doanh nghiệp cơ khí còn điểm yếu
Tại hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống các cơ quan thương vụ tại nước ngoài tháng 8/2023 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 31/8/2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, do thách thức liên quan đến địa chính trị, thiên tai bão lũ,… từ đầu năm tới nay, nhất là quý I/2023, xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với chính sách phù hợp, sự chủ động, nỗ lực của doanh nghiệp, kết quả xuất nhập khẩu thời gian gần đây tháng sau khả quan hơn tháng trước.
Tháng 8/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 60,92 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước, 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 32,37 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng trước, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2023 ước đạt 28,55 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 435,23 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 8 năm 2023 ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD.
Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời, đóng vai trò là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, mở rộng sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là một số nhóm ngành như như cơ khí khuôn mẫu, cơ khí công nghệ cao, máy móc thiết bị, phụ tùng…
Theo Bộ Công Thương, dù dư địa thị trường của công nghiệp là rất lớn, song việc đa dạng và mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp trong ngành cơ khí vẫn hết sức khó khăn do vấp phải sự canh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, do năng lực cạnh tranh chưa đủ mạnh, chưa xây dựng được thương hiệu và được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến.
Ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho biết, hiện con số xuất nhập khẩu của ngành cơ khí lớn nhưng hầu hết nằm trong khối doanh nghiệp FDI, tỷ trọng của doanh nghiệp nội còn khiêm tốn.
Qua thực tế, ông Nguyễn Chỉ Sáng cho hay, khách hàng nước ngoài nhận diện nhiều hạn chế của doanh nghiệp cơ khí Việt Nam. Trong đó, kỹ năng tìm kiếm khách hàng (qua hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại, hiệp hội, quảng cáo trên web, trang thương mại điện tử…) đều hạn chế; chưa có mặt hàng truyền thống; không có đại diện bán hàng theo khối và không liên kết chặt chẽ trong tìm kiếm khách hàng; ngại thay đổi quy mô sản xuất và hạn chế trong sử dụng thương mại điện tử phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Đặc biệt, ông Nguyễn Chỉ Sáng nhấn mạnh, doanh nghiệp cơ khí Việt Nam còn tồn tại một số điểm yếu như: cạnh tranh chủ yếu bằng giá nhân công; tiếp thị xuất khẩu sang một số thị trường mới rất khó khăn, e ngại rủi ro, chẳng hạn như thị trường châu Phi; doanh nghiệp chưa nắm vững các điều khoản quy định về luật thương mại của một số thị trường như EU, Mỹ, châu Phi…
“Với những khó khăn đó, hiệp hội đề xuất Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cho doanh nghiệp cơ khí trong nước kết nối nhiều hơn với các doanh nghiệp lớn, nhà sản xuất nước ngoài để trao đổi, tạo cơ hội hợp tác phát triển xuất khẩu; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các kênh thương mại điện tử; hỗ trợ tổng hợp số liệu và nhu cầu thị trường. Đặc biệt, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài có nhiều hoạt động hơn nữa hỗ trợ quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm cơ khí Việt Nam ra thị trường nước ngoài”, ông Nguyễn Chỉ Sáng đề nghị.
Cần nhiều thông tin từ thị trường
Về phía Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), bà Trương Thị Chí Bình – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VASI cho hay, năm nay, thị trường sản phẩm cơ khí suy giảm khoảng 20% đơn hàng, có doanh nghiệp đơn hàng suy giảm nặng hơn từ 30-40%. Tuy nhiên, lĩnh vực cơ khí cũng có thêm nhiều khách hàng mới do sự dịch chuyển về sản xuất. Năng lực của doanh nghiệp trong nước đã có những chuyển biến tích cực, cùng với đó nhiều công đoạn sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ.
Theo bà Trương Thị Chí Bình, hiện thị trường mới, tiềm năng của sản phẩm cơ khí Việt Nam phải kể tới là UAE. Đây là thị trường dễ tiếp cận do không có nhiều tiêu chuẩn phức tạp. Hoa Kỳ cũng đang là thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu sản phẩm cơ khí của Việt Nam. Tuy nhiên, với thị trường UAE, doanh nghiệp gặp khó khăn về thanh toán, thị trường Hoa Kỳ dù nhu có cầu lớn nhưng tiêu chuẩn cao. Do vậy rất cần sự hỗ trợ từ thương vụ để doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường, đáp ứng được các yêu cầu từ đối tác.
Thông tin về thị trường, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại New York cho biết, lĩnh vực cơ khí đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hoa Kỳ, nhất là ngành sản xuất ô tô. Bên cạnh là nhà sản xuất lớn về cơ khí chế tạo, Hoa Kỳ cũng là nước có nhu cầu nhập khẩu đa dạng, các sản phẩm nhập khẩu là máy công nghiệp, máy bay dân dụng, máy tính, phụ kiện bán dẫn, máy móc nông nghiệp, ngành giấy; ô tô, phụ tùng ô tô.
Như vậy, hiện còn nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Doanh nghiệp trong nước cần chủ động nguồn hàng, tuân thủ quy định từ thị trường; có các chứng chỉ về chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, tuỳ theo từng ngành, sản phẩm cụ thể.
Đối với thị trường Nhật Bản - thị trường xuất khẩu truyền thống của sản phẩm cơ khí Việt Nam, ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản thông tin, Nhật Bản hiện đang thực hiện chính sách mới nhằm tránh phụ thuộc nguồn cung vào Trung Quốc và mở rộng sang khối các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, sau hội nghị này, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổng hợp đầy đủ nhu cầu hỗ trợ và các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tập trung giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo giải quyết, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu ngành cơ khí, hỗ trợ doanh nghiệp ngành cơ khí tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí của thị trường trong nước và phát triển xuất khẩu.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·Giá sữa sẽ tiếp tục tăng
- ·phụ nữ gặp nhiều khó khăn để đạt được cảm giác cực khoái
- ·Giá vàng hôm nay: Những tín hiệu lạc quan từ thị trường
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Đắt như tranh thêu chữ thập
- ·Những điều không nên nói nơi công sở
- ·Điểm khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Giá vàng hôm nay: Ẩn số từ Mỹ và Ấn Độ
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Đồng sáng lập Candy Crush lỡ cơ hội thành tỷ phú
- ·Khám phá lò sản xuất Cúp vàng World Cup giá... 70.000 đồng
- ·Viettel tung 2 dòng điện thoại Smartphone mới
- ·Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- ·Cách chọn lựa, sử dụng quạt phun sương tốt nhất
- ·Ngắm Metawatch chiếc đồng hồ thông minh đẹp nhất
- ·World Cup 2014: Hót dịch vụ cho thuê máy chiếu
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Ấm lòng những quán cơm vì người nghèo