会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq bong da my】Chỉ rõ tổ chức, cá nhân sai phạm trong thực hành chống lãng phí!

【kq bong da my】Chỉ rõ tổ chức, cá nhân sai phạm trong thực hành chống lãng phí

时间:2025-01-11 03:37:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:997次

TCCSĐT - Tiếp tục phiên họp thứ 49,ỉrtổchứccnhnsaiphạmtrongthựchnhchốkq bong da my ngày 15-6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014 và Báo cáo tình hình thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Chưa kiên quyết xử lý nợ đọng thuế

Theo báo cáo của Chính phủ, quyết toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2014 là 1.130.609 tỷ đồng, trong đó thu theo dự toán được Quốc hội quyết định là 877.697 tỷ đồng, tăng 12,1% (94.997 tỷ đồng) so với dự toán.

Đánh giá về điều này, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng năm 2014, cùng với thực hiện cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính thuế, hải quan, rút ngắn thời gian làm thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, là sự chỉ đạo và phối hợp tốt hơn trong công tác thu ngân sách của các cấp, các ngành.

Ngành thuế và hải quan đã tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách và xử lý các vi phạm về thuế; các doanh nghiệp nhà nước được cơ cấu lại một bước theo hướng hiệu quả hơn, thu ngân sách nhà nước từ doanh nghiệp nhà nước vượt dự toán được giao. Mặc dù vẫn duy trì một số ưu đãi về thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, song với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, thu ngân sách nhà nước năm 2014 đã vượt dự toán.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng nhận định nhiều địa phương còn thiếu tích cực trong xây dựng dự toán, giao dự toán thu cao hơn, chưa dự báo và bao quát hết nguồn thu, chưa đánh giá đúng và đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu và phát sinh ở cơ sở; công tác xử lý nợ đọng thuế chưa thực sự kiên quyết, cùng với bất cập trong các văn bản về chính sách thuế, tình trạng nợ đọng thuế đến hết năm 2014 do ngành thuế tiếp tục tăng cao và khó giảm trong thời gian tới; quản lý thuế còn sơ hở, việc xử lý vi phạm còn khiêm tốn, áp dụng chế tài chưa đủ răn đe nên thất thu ngân sách còn nhiều; tình trạng khai man, gian lận, trốn thuế xảy ra ở hầu hết các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm toán; tình trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ở khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp khó kiểm soát; tình trạng tiếp tay cho các vi phạm về thuế vẫn tồn tại và chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; nhiều vụ việc trốn thuế, vi phạm trong xử lý hoàn thuế phải chuyển cơ quan Công an điều tra theo quy định.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh có được kết quả vượt thu 12,1% so với dự toán ngân sách năm 2014, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương, phải kể đến chính sách do Quốc hội quyết định. Cụ thể, Quốc hội đã ra Nghị quyết cho phép thu 75% tiền lãi dầu khí của nước chủ nhà được chia, thu cổ tức từ phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp vào ngân sách. Nhờ đó, kết quả thu mới đạt được như vậy.

Về quyết toán chi ngân sách nhà nước, theo báo cáo của Chính phủ, quyết toán chi cân đối ngân sách năm 2014 là 1.350.272 tỷ đồng, trong đó chi theo dự toán được Quốc hội quyết định là 1.114.767 tỷ đồng, tăng 10,7% (108.067 tỷ đồng) so với dự toán.

Thay mặt Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải đánh giá hoạt động chi ngân sách nhà nước cơ bản tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ; quán triệt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi theo quy định của pháp luật, xử lý kịp thời nhiệm vụ phát sinh về khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải cũng thẳng thắn nêu ra một số bất cập trong hoạt động chi ngân sách nhà nước. Cụ thể là một số khoản chi của địa phương còn vượt dự toán hoặc không đạt so với dự toán, thừa nguồn kinh phí, nhưng ngược lại có nhiệm vụ chi cần thiết lại thiếu hoặc không có nguồn kinh phí; giải ngân nguồn vốn ODA tăng cao, gây mất cân đối ngân sách nhà nước; chi đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế, sai phạm trong các khâu của quá trình đầu tư vẫn xảy ra nhưng chậm được khắc phục, xử lý chưa kiên quyết, còn để xảy ra thất thoát, lãng phí; việc xử lý sai phạm còn chưa nghiêm, áp dụng chế tài xử phạt chưa đủ mạnh nên tính răn đe chưa cao, tái phạm với mức độ lớn...

Về vấn đề nợ đọng thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng quản lý thuế mấy năm qua rất quyết liệt, có sự vào cuộc của các ngành, địa phương. Vì thế, công tác thu hồi nợ đọng thuế được thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, công tác thu hồi nợ đọng thuế cũng cần siết chặt hơn. Năm nay, mấy tháng đầu năm đã thu khoảng 15.000 tỷ đồng nợ đọng thuế. Cùng với chuyển cơ chế quản lý thuế tiền kiểm sang hậu kiểm cũng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra.

Đối với vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay con số nợ đọng ở Trung ương đã rõ, nhưng để có con số chính xác nợ đọng của địa phương, cần có tổng kiểm tra. Ông Đinh Tiến Dũng đưa ra dự đoán, con số nợ đọng của địa phương sẽ là rất lớn, vì chỉ riêng nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới đã lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Thực hiện kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều sai phạm, bất cập trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu đối với niên độ ngân sách nhà nước năm 2014 là 8.565,6 tỷ đồng; giảm chi 5.562 tỷ đồng; nợ đọng phát hiện tăng thêm 2.238,5 tỷ đồng; các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua ngân sách nhà nước là 3.363,3 tỷ đồng; các khoản xử lý khác là 134,1 tỷ đồng.

Kết luận nội dung này, chủ trì phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các báo cáo của Tổng kiểm toán nhà nước và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Bộ Tài chính cần báo cáo Chính phủ để có sự tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo trên tinh thần thực hiện đúng các quy định của luật và Hiến pháp để trình Quốc hội.

Làm rõ trách nhiệm trong gây thất thoát, lãng phí

Báo cáo tình hình thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015 của Bộ Tài chính đánh giá, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí năm 2015 đã được Chính phủ chỉ đạo sát sao và đạt được những kết quả nhất định. Các biện pháp, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đi vào trọng tâm, trọng điểm gắn với bối cảnh và tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong năm, góp phần tích cực vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

Các bộ, ngành, địa phương đã xác định công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm, là tiêu chí đánh giá kết quả công tác hằng năm của đơn vị; công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường nhằm phát hiện kịp thời những biểu hiện gây lãng phí hoặc vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bên cạnh những kết quả đã làm được, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, vẫn xảy ra tình trạng xin lùi, xin rút các dự án Luật khỏi Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội; còn nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnh; việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở một số bộ, cơ quan, địa phương vẫn còn chậm và chưa thường xuyên. Nguyên nhân là do số lượng các văn bản quy phạm pháp luật phải xây dựng là rất lớn; thời gian để nghiên cứu, xây dựng, ban hành văn bản là tương đối ngắn; công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình xây dựng, thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, kịp thời.

Trong quản lý, sử dụng ngân sách vẫn còn xảy ra việc chấp hành pháp luật, kỷ luật tài chính chưa nghiêm. Tình trạng vi phạm quy định pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, chế độ gây lãng phí ngân sách nhà nước còn tồn tại; việc phân bổ, giao dự toán chậm, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước sai mục đích, không đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ còn xảy ra.

Đối với quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, việc sử dụng tài sản công ở một số nơi còn lãng phí, không đạt được mục tiêu đầu tư đặt ra; tiến độ thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt còn chậm, kết quả chưa cao; tình trạng cho thuê, góp vốn liên doanh, liên kết không đúng quy định chưa được chấm dứt.

Trong quản lý đầu tư xây dựng, việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư công ở một số nơi còn chưa nghiêm. Vẫn còn tình trạng phê duyệt chủ trương quyết định đầu tư tràn lan, chưa chỉ rõ được nguồn vốn, chưa gắn với hiệu quả đầu tư.

Trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, công tác quy hoạch và quản lý, khai thác, sử dụng đất đai ở một số địa phương còn nhiều bất cập, tình trạng vi phạm pháp luật, lãng phí đất đai còn xảy ra ở nhiều nơi. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất sai quy định, không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền vẫn diễn ra phức tạp. Việc xây dựng và áp dụng định mức sử dụng đất đối với các công trình, dự án chậm được triển khai, thực hiện...

Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá về cơ bản Báo cáo tình hình thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015 của Chính phủ và báo cáo thẩm tra nội dung này của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã bám sát Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị báo cáo của Chính phủ cần tập trung nêu lên những vấn đề nổi cộm trong xã hội, được dư luận xã hội quan tâm, trong đó cần có sự phân tích làm rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội cần chỉ rõ địa chỉ, không nói chung chung... vì như vậy sẽ không thấy rõ được trách nhiệm. Cùng quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga thấy rằng cần báo cáo rõ các tổ chức, cá nhân làm tốt cũng như có sai phạm, gây thất thoát, lãng phí để biểu dương, khen thưởng kịp thời và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Một số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, vẫn còn tình trạng sử dụng lãng phí nguồn nhân lực. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, có sự lãng phí rất lớn từ đào tạo cho tới sử dụng nguồn nhân lực. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng thấy rằng cần làm rõ đề án vị trí việc làm đã hoàn thành tới đâu, cơ quan nào chưa hoàn thành để có bức tranh tổng thể trong sử dụng nguồn nhân lực...

*** Sau ba ngày làm việc, chiều 15-6, Phiên họp thứ 49 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã bế mạc. Phát biểu tại phiên bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành nội dung chương trình Phiên họp thứ 49.

Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV và giao cho các cơ quan chức năng chủ động phối hợp rà soát, tích cực chuẩn bị các nội dung thuộc trách nhiệm của mình bảo đảm chất lượng để trình ra Quốc hội theo quy định. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Văn phòng Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nắm chắc tình hình thực tế để tiếp tục hoàn chỉnh dự kiến chương trình kỳ họp, gửi công văn triệu tập đến các đại biểu Quốc hội; đồng thời tiếp tục đôn đốc việc chuẩn bị các nội dung và điều kiện để bảo đảm cho kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV thành công tốt đẹp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành hướng dẫn một số điểm của nội quy kỳ họp, về hồ sơ nhân sự, thể lệ bỏ phiếu tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến tại phiên họp để hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm, Chủ tịch Quốc hội; Nghị quyết về trang phục Thẩm phán, Hội thẩm, Giấy chứng minh Thẩm phán và Hội thẩm; chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức trong ngành Tòa án nhân dân; việc bổ sung số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp; các chế độ phụ cấp đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hoàn thiện các tờ trình báo cáo và dự thảo Nghị quyết về dự kiến điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2017; hoàn chỉnh các báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014, Báo cáo việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề nghị của Chính phủ về phương án phân bổ sử dụng nguồn kinh phí còn lại và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2015 là 5.460 tỷ đồng. Riêng khoản thu 10.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp năm 2015 chưa sử dụng, Ủy ban thường vụ Quốc hội thống nhất đề nghị Chính phủ hoàn thiện báo cáo để trình ra Phiên họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV quyết định và thực hiện đúng theo tinh thần dùng để chi cho đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên đến vấn đề chống xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình tiếp tục chỉ đạo khẩn trương để triển khai các kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội, chuẩn bị tài liệu cho phiên họp thứ 50 Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi diễn ra kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV theo quy định.

Trước đó, chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về Tờ trình Chính phủ và Báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội về việc Thẩm tra phương án sử dụng nguồn kinh phí còn lại và tiết kiệm chi Ngân sách nhà nước năm 2015 và nguồn 10.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần sở hữu của nhà nước tại một số doanh nghiệp năm 2015 chưa sử dụng.

Qua thảo luận, các ý kiến thống nhất, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành, việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về phương án phân bổ số tiết kiệm chi ngân sách Trung ương là đúng thẩm quyền. Đối với nguồn 10.000 tỷ đồng bán cổ phần nhà nước tại một số doanh nghiệp, đây thực chất không phải là khoản tiết kiệm chi, cũng không phải là tăng thu ngân sách nhà nước. Vì vậy, số tiền này không nằm trong quy định trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phân bổ theo khoản 1 Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị trên cơ sở các ý kiến thảo luận vào chiều 15-6, Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo nghị quyết thông qua khoản chi 5.460 tỷ đồng như Tờ trình Chính phủ, sau đó trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước khi trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực.

Theo BTV/TTXV

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • “Trợ lý ảo” VAV
  • Hồng Phượng và mẹ xác nhận rời ngôi nhà của cố nghệ sĩ Vũ Linh
  • Ngày 24/8: Giá gạo điều chỉnh tăng, sức mua và giao dịch chậm
  • Đón Tết linh đình cùng kho quà gần 5,6 tỷ đồng từ VNPT
  • Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
  • Từ 1/8 sẽ tăng phí sát hạch lái xe từ 10.000
  • Sao Việt 15/6: Xuân Hinh đến nhà thăm Công Lý, Hồ Ngọc Hà sành điệu
  • Việt Nam – Canada: Sớm thành lập Ủy ban hỗn hợp về kinh tế và thương mại
推荐内容
  • Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
  • Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 30/11/2024
  • Cục Thuế Hà Nội đã tiếp nhận hơn 54 nghìn hồ sơ quyết toán thuế
  • Cập nhật bảng giá xe ô tô hãng Subaru tháng 12/2024
  • VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
  • Cơ hội gặp gỡ Charlie Puth dành cho fan Việt