【bxh anha】Khám phá công nghệ Boeing 777
Sản xuất và thử nghiệm
Quá trình sản xuất có sự tham gia của nhiều nhà sản xuất từ nhiều nơi trên thế giới bao gồm: Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries (chịu trách nhiệm lớp vỏ phần thân),ámphácôngnghệbxh anha Fuji Heavy Industries sản xuất phần cánh trung tâm, Hawker de Havilland (cánh nâng đuôi) và bánh lái được sản xuất bởi công ty công nghệ hàng không vũ trụ Úc. Ngoài ra, Boeing đã ký thỏa thuận bảo đảm 20% rủi ro với đại diện các nhà sản xuất tại Nhật Bản.
1 chiếc Boeing 777 sản xuất cho Hãng hàng không Ấn Độ ra khỏi nhà máy Everett.
Ban đầu, động cơ trên 777-200 được lựa chọn giữa 3 nhà sản xuất General Electric (GE), Pratt & Whitney và Rolls-Royce. Mỗi nhà sản xuất đều đồng ý phát triển môt động cơ 340 kN và có lực đẩy phản lực đủ lớn để trang bị cho máy bay phản lực 2 động cơ lớn nhất thế giới này.
Boeing đã đầu tư thêm khoảng chi phí 1,5 tỷ đô la để mở rộng quy mô của nhà máy Everett với 2 dây chuyền lắp ráp mới. Đồng thời, các phương pháp lắp ráp mới cũng được Boeing phát triển với 1 cánh tay robot điều khiển bằng máy tính có thể xoay 180 độ cho phép công nhân có thể thao tác ở phần phía trên thân máy bay.
Những bộ phận cơ bản đầu tiên của 777 đã được bắt đầu lắp ráp vào ngày 4 tháng 1 năm 1993. Tới thời điểm bấy giờ, hãng đã có tổng cộng 118 đơn đặt hàng với 95 tùy chọn từ 10 hãng hàng không khác nhau. Toàn bộ dự án Boeing 777 đã tiêu tốn 4 tỷ đô la của Boeing và 2 tỷ đô la được bổ sung từ các nhà cung cấp thiết bị.
Vào ngày 9 tháng 4 năm 1994, chiếc máy bay đầu tiên mang số hiệu WA001 được chính thức giới thiệu trong buổi lễ ra mắt với sự chứng kiến của tổng cộng 100.000 khách mời. Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 12 tháng 6 năm 1994 dưới sự chỉ huy của cơ trưởng John E Cashman. Sự kiện này đánh dấu bắt đầu chương trình thử nghiệm kéo dài 11 tháng, dài hơn bất kỳ chương trình thử nghiệm nào được Boeing thực hiện trên các dòng máy bay trước đó.
Có tổng cộng 9 chiếc máy bay đã được thực hiện các chuyến bay thử nghiệm tại những địa điểm từ căn cứ không quân Edwards thuộc sa mạc ở California cho đến khu vực thuộc Alaska. Boeing cũng thực hiện bài kiểm tra bay trong vòng 180 phút với 1 động cơ phản lực nhằm đáp ứng yêu cầu của ETOPS.
Đi vào hoạt động
Ngày 15 tháng 5 năm 1995, Boeing đã bàn giao chiếc 777 đầu tiên cho hãng hàng không United Airlines. Đến ngày 30 tháng 5, Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) đã cấp chứng chỉ ETOPS-180 (được phép bay tuyến đường có thời gian dưới 180 phút) cho chiếc Boeing 777 với động cơ Pratt & Whitney PW4084 nhờ vào khả năng thực hiện chuyến bay. Đây là chiếc máy bay dân dụng thương mại đầu tiên được cấp chứng nhận ETOPS-180 kể từ khi bộ tiêu chuẩn này được ban hành.
Đội bay Boeing 777 tại hãng hàng không Dubai
Không lâu sau đó, thời gian cho phép bay trên Boeing đã được mở rộng lên ETOPS-207 phút vào tháng 11 cùng năm. Ngày 7 tháng 6 năm 1995, chuyến bay thương mại đầu tiên đã xuất phát từ sân bay London Heathrow đến sân bay quốc tế Dulles gần Washington.
Đến ngày 12 tháng 11 năm 1995, Boeing chuyển giao mẫu 777 trang bị động cơ GE90-77B cho hãng hàng không British Airways và được đưa vào khai thác 5 ngày sau đó. Do gặp vấn đề về hộp số, đội bay Boeing 777 đã tạm ngừng khai thác tuyến đường bay xuyên Đại Tây Dương vào năm 1997. 1 năm sau đó, hãng hàng không British đưa tuyến đường bay trở lại hoạt động bình thường sau khi GE đưa ra 1 bản nâng cấp cho động cơ.
Chiếc 777 sử dụng động cơ Rolls-Royce 877 đầu tiên được chuyển đến cho hãng hàng không quốc tế Thái Lan vào ngày 31 tháng 3 năm 1996. Dù sử dụng động cơ của hãng nào, mỗi chiếc Boeing 777 khi đưa vào khai thác thương mại đều được đảm bảo chứng nhận ETOPS-180. Tính đến năm 1998, Boeing 777 từ các hãng hàng không đã có tổng số giờ bay lên tới 900.000 giờ. Boeing tuyên bố đội bay 777 có độ tin cậy điều vận lên tới trên 99%.
Do chi phí nhiên liệu ngày 1 tăng cao, các hãng hàng không bắt đầu chú ý đến Boeing 777 như một giải pháp thay thế cho các máy bay phản lực thân rộng khác. Với động cơ hiện đại có tỷ lệ hư hỏng cực kỳ thấp theo tiêu chuẩn của ETOPS và hiệu quả hoạt động cao, Boeing 777 hoản toàn có thể thay thế các máy bay phản lực 4 động cơ khác như Airbus A380 hoặc Boeing 747.
Các biến thể tiếp theo
Sau nguyên bản ban đầu, Boeing đã phát triển các phiên bản tiếp theo với trọng lượng lớn hơn cho phép nâng cao tầm bay và tải trọng. Phiên bản đầu tiên được đặt tên là 777-200IGW, sau đó đổi thành 777-200ER và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 1996. Ngay sao đó, 777-200ER đã nhận được chứng chỉ của FAA và JAA vào tháng 1 năm 1997 và được đưa vào khai thác thương mại bởi hãng hàng không British Airways vào ngày 9 tháng 2.
Ngày 2 tháng 4 năm 1997, hãng hàng không Malaysia đã đặt tên cho 777-200ER là “Super Ranger” sau khi lần đầu tiên phá kỷ lục bay không điểm dừng dài nhất. Đoạn đường từ Boeing Field, bang Seattle đến Kuala Lumpur với đường bay dài 20.044 km được Boeing 777-200ER hoàn tất trong vòng 21 giờ 23 phút.
Sau sự ra đời và những thành công của 777-200ER, Boeing bắt đầu chú ý tới việc phát triển phiên bản tiếp theo là 777-300 với chiều dài thân là 73,9 m, dài hơn phiên bản ban đầu 20%. Đây là chiếc máy bay dài nhất từng được sản xuất (cho đến khi A340-600 ra đời). Ngày 16 tháng 10 năm 1997, Boeing 777-300 thực hiện chuyến bay đầu tiên và được FAA, JAA cấp chứng chỉ vào ngày 4 tháng 5 năm 1998 và bắt đầu đưa vào khai thác thương mại vào ngày 21 tháng 5 bởi hãng hàng không Cathay Pacific.
Kể từ khi bắt đầu phát triển, Boeing đã xác định hướng phát triển chủ đạo là sản xuất những chiếc 777 có tầm bay siêu dài. Dự án đầu tiên là 777-100X với chiều dài thân ngắn hơn phiên bản gốc nhằm giảm tải trọng và tăng tầm bay. Tuy nhiên, do có số lượng ghế hành khách ít hơn so với 777-200 nên sẽ làm cho chi phí trên mỗi ghế hành khách lớn hơn.
Đến cuối những năm 1990, dự án trên được chuyển thành phiên bản có tầm bay dài hơn với động cơ mạnh hơn và có sức đẩy lớn hơn (440 kN). GE đã cho ra đời mẫu động cơ GE90-115B trong khi đó Roll-Royce cho ra mắt Trent 8104. Cuối cùng, Boeing đã chính thức hợp tác với General Electric và sử dụng động cơ GE90 cho tất cả các phiên bản mới của Boeing 777.
Thiết kế và công nghệ
Boeing đã trang bị hàng loạt các công nghệ hiện đại trên 777 bao gồm hệ thống điều khiển điện tử fly-by-wire, sử dụng hệ thống phần mềm theo dõi kỹ thuật hàng không chuyên dụng, buồng lái glass cockpit với màn hình điều khiển trung tâm LCD, đặc biệt là lần đầu tiên trang bị hệ thống mạng điều khiển kỹ thuật hàng không bằng cáp quang cho máy bay dân dụng.
Nội thất Boeing 777.
Trong thiết kế của hệ thông fly-by-wire đầu tiên được trang bị trên máy bay của mình, Boeing đã quyết định giữ lại cần điều khiển chữ U trên các dòng máy bay trước đó thay vì sử dụng slidestick như máy bay của Airbus hay một số máy bay tiêm kích khác.
Chính nhờ thiết kế trên đã giúp buồng lái của 777 trở nên gọn gàng với các thao tác điều khiển đơn giản hơn so với các mẫu trước đó. Hệ thống fly-by-wire trên 777 còn được kết hợp với hệ thống flight envelope protection - hệ thống kết hợp lệnh điều khiển của phi công với phân tích thông số bay hiện hành đã qua xử lý của máy tính nhằm chống tình trạng máy bay chòng chành hoặc mất thăng bằng bởi điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, hệ thống kết hợp này vẫn có thể được chuyển sang điều khiển hoàn toàn bằng tay khi phi công có nhu cầu.
Boeing 777 có thiết kế nội thất độc quyền của Boeing được ghép từ các tấm cong, trần máy bay rộng và hệ thống chiếu sáng gián tiếp. Các cấp độ ghế hành khách đa dạng từ ghế hạng nhất cho tới khoang hành khách phổ thông. Cho tới khi 787 ra đời, đây chính là máy bay thương mại có kích thước cửa sổ lớn nhất (380 x 250 mm).
Cabin máy bay còn được trang bị “khu vực linh hoạt” cho phép dễ dàng thay đổi công năng sử dụng theo từng mục đích trong thời gian nhanh chóng. Trên một số chiếc 777 còn được trang bị khu vực nội thất VIP dành riêng cho những đối tượng hành khách đặc biệt.
Duy Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Phạt hơn 470 triệu đồng một công ty gây ô nhiễm môi trường ở Phú Thọ
- ·Máy bay đâm trúng xe buýt chở khách trên đường băng, 5 người bị thương nhập viện
- ·Những phong tục năm mới lạ nhất thế giới, nơi nào đón giao thừa ở nghĩa trang
- ·Đan viện Châu Sơn tuyệt đẹp như trời Âu thu nhỏ ở Ninh Bình
- ·Ông lớn ngân hàng đầu tiên vén màn lợi nhuận năm 2024
- ·Thương mại điện tử làm thay đổi tổng quan cơ chế quản lý của cơ quan Hải quan
- ·Tài liệu 29 trang hé lộ Saudi Arabia dính líu đến vụ khủng bố 11
- ·Đôi bạn thân 10X đi du lịch 7 quốc gia ở châu u kỷ niệm tình bạn 7 năm
- ·Người tiêu dùng: Chờ được vạ, má đã sưng (Bài 4)
- ·Cuba không dùng "liệu pháp sốc" để chuyển đổi kinh tế
- ·Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065
- ·Accor và Ennismore mở rộng khắp Đông Nam Á
- ·Hai ứng viên H. Clinton và D. Trump giành chiến thắng tại Florida
- ·Du lịch Khánh Hòa chú trọng chất lượng, đặt mục tiêu thu 21.000 tỷ đồng
- ·Bệnh nhân chết ở phòng khám Maria vì sốc phản vệ
- ·Ma túy trong các hộp thìa nhập khẩu
- ·Mèo đen bí ẩn to như báo xuất hiện 2 lần trong những ngày đầu năm mới
- ·Những bãi biển đẹp nhất miền Trung không thể bỏ lỡ dịp tết dương 2023
- ·Lockheed Martin hé lộ tàu đổ bộ sao Hỏa mới chạy bằng hydro hóa lỏng
- ·Đi chợ phiên Hà Giang cuối tuần, lạc vào thiên đường ẩm thực 'ngon quên lối về'