【bảng xếp hạng eintracht frankfurt gặp dortmund】Sai phạm trong Quảng cáo thực phẩm chức năng: “Nhờn" luật!
Kiểm soát chất lượng thuốc,ạmtrongQuảngcáothựcphẩmchứcnăngNhờnquotluậbảng xếp hạng eintracht frankfurt gặp dortmund “dẹp loạn” quảng cáo thực phẩm chức năng | |
Công ty Tuệ Linh bị phạt 35 triệu vì vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng | |
Vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, Công ty TNHH CTR Bio bị phạt 93 triệu đồng | |
Nhiều sai phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng |
Tăng cường thanh, kiểm tra để xử lý vi phạm TPCN sẽ góp phần ngăn chặn việc “thần thánh hóa” sản phẩm này. Ảnh: Ngọc Tú. |
Tràn lan sai phạm
TPCN đang được “thần thánh hóa”, coi như là sản phẩm vạn năng, trị bách bệnh. Trên một số trang mạng, các sản phẩm TPCN được quảng cáo tràn lan với các công dụng “trên trời” khiến người tiêu dùng như lạc vào “ma trận”. Nhiều trong số đó đều là quảng cáo đánh lừa người tiêu dùng, qua mặt cơ quan quản lý nhà nước. Thống kê của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho thấy, chỉ trong khoảng 15 ngày từ 18/3 đến 5/4, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt 8 DN vi phạm quảng cáo TPCN với số tiền gần 600 triệu đồng.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho rằng, khi kiểm tra các DN TPCN, sai phạm chủ yếu mà DN mắc phải là quảng cáo TPCN gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh; quảng cáo khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; quảng cáo công dụng không đúng với hồ sơ đã công bố. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Ribeto kết nối Nhật- Việt quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hahagokoro mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mãnh Lực Trường Xuân gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh...
Bên cạnh đó, theo ông Phong, hiện nhiều đối tượng sử dụng mạng xã hội, thậm chí sử dụng cả một số nhân vật có ảnh hưởng tới công chúng để quảng cáo nhiều nội dung sai sự thật. Chưa kể, có sản phẩm quảng cáo bên trên ghi là dược sỹ, bác sỹ tư vấn nhưng thực tế qua thanh tra, kiểm tra, nhiều dược sỹ, bác sỹ đó không có kiến thức về dinh dưỡng, thậm chí chỉ là sinh viên mới ra trường, chưa nhận bằng tốt nghiệp đại học đóng giả làm bác sỹ, dược sỹ thực hiện tư vấn. Vừa qua Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế Medicom vì sử dụng hình ảnh của nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kvoi men và Đào thi trên các website.
Ngoài ra, theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, hiện có tình trạng nhiều DN sản xuất TPCN khi bị cơ quan quản lý mời lên làm việc không thừa nhận sản phẩm quảng cáo trên các website đó là của mình. Chẳng hạn, vừa qua trên các website, mạng xã hội đăng tải thông tin quảng cáo các loại TPCN như viên xương khớp Kingphar New; ZEAMBI Drops Multi- Vitamins; siro Halucan Kids; Vina Tảo (Tảo xoắn spirulina Việt Nam); Egorex Omega 3.6.9... vi phạm quy định quảng cáo, quảng cáo công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tuy nhiên, khi Cục An toàn thực phẩm mời các DN có sản phẩm quảng cáo lên làm việc về vi phạm, tất cả DN đều “chối”, không thừa nhận hành vi quảng cáo sản phẩm và cho rằng không thực hiện hành vi quảng cáo.
Mạnh tay chống “nhờn” luật
Theo các chuyên gia, vi phạm của DN trong quảng cáo TPCN sẽ gây ra hiểu nhầm rất lớn cho người tiêu dùng. Không ít người vì tin lời quảng cáo, đã bỏ khá nhiều tiền ra mua TPCN để trị bệnh, bỏ lỡ quá trình điều trị, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng. Việc các DN “lập lờ đánh lận con đen” như vậy có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Qua tìm hiểu phóng viên được biết, hiện các sai phạm về quảng cáo TPCN chỉ bị xử phạt hành chính với các biện pháp bổ sung là gỡ bỏ nội dung quảng cáo. Nhưng từ lúc sản phẩm được quảng cáo đến khi cơ quan quản lý Nhà nước xử phạt có thể là khoảng thời gian rất dài sản phẩm “lộng hành” lừa dối người tiêu dùng, thu lợi. Số lợi nhuận mà DN thu được lớn hơn rất nhiều so với số tiền xử phạt vài trục chiệu đồng mà cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện, do đó nhiều DN “nhờn” Luật, cứ vi phạm sau đó bị xử phạt, sau đó lại tiếp tục vi phạm, hậu quả là người tiêu dùng gánh chịu.
Vậy nên, để giúp người tiêu dùng tránh "tiền mất tật mang", cơ quan chức năng phải mạnh tay hơn nữa.
Theo thừa nhận của lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, hiện còn một số khó khăn khi xử lý sai phạm của DN. Cụ thể, khi cơ quan quản lý Nhà nước thanh, kiểm tra phát hiện DN vi phạm quảng cáo trên website, mặc dù cơ quan chức năng có bằng chứng, nhưng DN chỉ nhận sản phẩm là của DN nhưng website thì không phải của họ, nên DN không chịu trách nhiệm. Với những trường hợp này, Cục An toàn thực phẩm buộc phải chuyển sang Bộ Thông tin và Truyền thông (đơn vị cấp giấy phép thành lập trang website) để xử lý theo quy định.
Và để “dẹp loạn” quảng cáo TPCN, theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong, thời gian tới, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ xử phạt với khung cao nhất, thường xuyên lấy mẫu kiểm nghiệm; thanh, kiểm tra với tần suất lớn nhằm phát hiện sai phạm (nếu có) để ngăn chặn nguy cơ sản phẩm kém chất lượng tới tay người tiêu dùng. “Cục sẽ tiếp tục đẩy mạnh rà soát việc quảng cáo TPCN nhằm đưa ra các cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Và trong khi thị trường TPCN vẫn “vàng thau lẫn lộn”, người tiêu dùng cần sáng suốt khi lựa chọn, tuyệt đối không sử dụng các mặt hàng không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường để bảo vệ chính mình”, ông Phong nói.
Còn theo ý kiến của bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM, để việc quản lý có hiệu quả hơn nữa, tránh tình trạng DN “nhờn” Luật, ngành Y tế cần phối hợp với Quản lý thị trường tốt hơn nữa để mở các đợt kiểm tra rà soát các nhà thuốc, nếu phát hiện sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không có nguồn gốc hoặc TPCN giả sau khi kiểm nghiệm sẽ xử phạt rất nặng theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
“Dù vậy, việc này cũng phát sinh hệ lụy là khi mua TPCN trong hiệu thuốc nhiều người dân lại nghĩ đó là thuốc, vì vậy, việc của các cơ quan chức năng là tuyên truyền tới người dân để hiểu đúng TPCN không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, đại diện Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM cho biết.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Nói đi, nói lại
- ·Mặc áo dài đi thăm di tích
- ·Tổng cục Hải quan: Giải đáp về phần mềm và mục khai báo trên VNACCS
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Lấy sự hài lòng của doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả
- ·Ten Hag giục sếp MU mua nhanh 2 sao Ajax
- ·Phái sinh: Khả năng chỉ số sẽ phục hồi nhẹ trong phiên
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Kể chuyện di sản bằng… bay
- ·Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- ·VPB đạt hơn 7.900 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2019
- ·Kết quả bóng đá Hoàng Anh Gia Lai vs Đà Nẵng
- ·Di sản Huế qua ký họa tranh, nón lá, áo dài
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- ·Điện lại bật sáng
- ·U19 Việt Nam đấu U19 Myanmar: Chiến thắng dễ mà khó, vì sao
- ·Khởi tranh giải taekwondo các lứa tuổi trẻ quốc gia 2022
- ·Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- ·Thành viên của Panasonic được công nhận DN ưu tiên