会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lich da ngoai hang】Lối nào cho nông sản Việt trước TPP!

【lich da ngoai hang】Lối nào cho nông sản Việt trước TPP

时间:2024-12-23 18:00:19 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:142次

loi nao cho nong san viet truoc tpp

Tiêu thụ nông sản phải bắt đầu tăng sức cạnh tranh ngay từ thị trường nội địa.

Khó trong,ốinàochonôngsảnViệttrướlich da ngoai hang khó ngoài

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang tạo ra khoảng 20% GDP và thu hút trên 55% lao động cả nước, với hàng chục triệu hộ nông dân, hơn 10.500 hợp tác xã nông nghiệp… Việt Nam hiện có hàng chục mặt hàng nông sản XK chủ lực mang tầm vóc thế giới. Trong đó, XK hạt tiêu đứng thứ nhất; gạo, cà phê, sắn đứng thứ hai; cao su đứng thứ tư; thủy sản đứng thứ năm và chè đứng thứ bảy thế giới. Với tiềm lực sẵn có đó, đứng trước thị trường rộng lớn của các nước tham gia TPP, phải khẳng định cơ hội mở ra cho XK nông sản là rất lớn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, với nhiều điểm yếu chưa được khắc phục, nông nghiệp Việt Nam sẽ đón nhận những áp lực cạnh tranh rõ nét hơn cơ hội thu về ở cả thị trường nội địa lẫn XK.

Ông Phạm Nguyên Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) phân tích: Tại thị trường nội địa, nguy cơ đến từ các quốc gia như Australia, New Zealand vì hai nước này có năng lực cạnh tranh khá cao ở tầm thế giới với các sản phẩm ngành chăn nuôi bò (thịt bò, sữa) và quả ôn đới (táo, cam). Đối với các sản phẩm sữa nói chung, thịt bò, thịt gia cầm và thịt heo, Mỹ lại là quốc gia mà Việt Nam phải dè chừng. Hiện tại, Việt Nam đang nhập khá nhiều những mặt hàng này từ Mỹ. Do vậy nếu thuế giảm còn 0% thì các sản phẩm tương tự của Việt Nam sẽ càng chật vật hơn.

Trong khi áp lực cạnh tranh đến từ các quốc gia trong TPP đã hiển hiện khá rõ ràng thì những năm qua, xuất phát từ việc chưa chú trọng đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại tại thị trường nội địa cũng như chưa phát triển hệ thống phân phối chuyên nghiệp và bảo vệ thương hiệu nông sản, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có chất lượng cao lại khó tiêu thụ ngay tại “sân nhà”. Hệ quả là, người tiêu dùng mất tiền mà mua phải nông sản không sạch, trong khi nhà vườn sản xuất nông sản chất lượng lại bất lực trong việc đưa sản phẩm vào thị trường.

Thị trường trong nước được dự báo là khó khăn. Tại thị trường nước ngoài, tình hình cũng không mấy khả quan. Theo ông Minh, khi XK nông sản vào các nước TPP, thách thức đến từ việc đảm bảo chất lượng khi phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường. “Hiện nay, chất lượng và tỷ trọng chế biến trong nông sản Việt Nam còn thấp. Nhiều sản phẩm rau quả, thủy sản tươi sống của Việt Nam vẫn còn bị cấm NK vào các thị trường lớn của TPP như Nhật Bản, Mỹ vì vấn đề an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, phần lớn các sản phẩm nông sản của Việt Nam ở dạng thô, tươi sống, đông lạnh hoặc phơi khô, thiếu các công nghệ tạo ra giá trị gia tăng. Bảo quản công nghệ sau thu hoạch còn yếu và thiếu, đơn cử như việc chế biến cà phê nhân XK thực hiện tốt nhưng khâu chế biến sâu, tạo ra cà phê bột, cà phê hòa tan, các thực phẩm từ cà phê như bánh, kẹo, rượu, nước giải khát còn bỏ ngỏ…”, ông Minh nhấn mạnh.

Tổ chức tốt chuỗi cung ứng

Trả lời cho câu hỏi làm thế nào để mở lối cho tiêu thụ nông sản khi TPP có hiệu lực, ông Minh nhấn mạnh, phải tăng cường tổ chức, đổi mới, nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng nông sản. Trong đó, đặc biệt tập trung vào việc ứng dụng công nghệ hiện đại ở khâu sau thu hoạch; tăng cường vai trò của các DN phân phối bán lẻ trong chuỗi cung ứng. “Cần giảm bớt sự tham gia của các DN Nhà nước cũng như vai trò của DN Nhà nước đối với các hợp đồng thương mại Chính phủ. Chính phủ chỉ đóng vai trò hỗ trợ và chuyển giao cho khu vực tư nhân thực hiện các hợp đồng bởi khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi các phân khúc đầu vào, đầu ra cũng như phát triển các chuỗi giá trị toàn diện và từng khâu trong chuỗi”, ông Minh nói.

Không đi sâu phân tích như ông Minh, đứng từ góc độ của người nông dân, đại diện Hội Nông dân An Giang lại cho rằng, để chủ động ứng phó với TPP, việc đầu tiên phải làm là xây dựng một chương trình, dự án lớn, đủ mạnh với thời gian dài cung cấp thông tin cả chiều rộng lẫn chiều sâu từ cơ quan chức năng hoặc từ tổ chức Hội Nông dân cho nông dân-đối tượng chịu tác động nhiều nhất nhằm giúp cả DN lẫn nông dân hiểu rõ, khai thác, tận dụng được những ưu đãi mà TPP mang lại cũng như có giải pháp ứng phó với khó khăn một cách hiệu quả nhất trong những năm tới, nhất là thời điểm TPP có hiệu lực.

Đối với một số mặt hàng là thế mạnh của các địa phương so với các nước trong TPP như xoài (ở Mỹ không có), cá tra, ba sa, vị đại diện này cho rằng, cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thống nhất với nước NK về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch, chiếu xạ nhằm tạo cơ hội phát triển sản phẩm trong nước. Bên cạnh đó, việc cần làm còn là bổ sung, ban hành chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm để hàng nông sản Việt Nam ngày càng khẳng định uy tín.

Hiến kế cho Việt Nam, theo ông JongHa Bae, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam: Thúc đẩy đầu tư của các DN trong nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành khi hội nhập. Điều này có thể thực hiện được thông qua việc thiết lập các cơ chế ưu tiên để thu hút sự đầu tư của khu vực tư nhân vào nông nghiệp. Ngoài ra, quyền sử dụng đất và quản lý tài nguyên cần được cải thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận tốt hơn với cơ sở nguồn tài nguyên.

Ông Đặng Kim Khôi, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (Ipsard), Bộ NN&PTNT:

Để tận dụng tốt cơ hội mở ra trong hội nhập cũng như chủ động chuẩn bị đối mặt với các thách thức đặt ra, điều đầu tiên là cần tuyên truyền nhanh các nội dung của các Hiệp định thương mại, nhất là các tác động của chúng đến nông nghiệp; tập trung tuyên truyền đến nhà quản lý cấp tỉnh, huyện, xã, DN, hợp tác xã và người sản xuất trung bình và nhỏ. Bên cạnh đó, phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu của các nước trong TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) cũng như chống hàng NK kém chất lượng của cả trong và ngoài khối.

Ngoài ra, thúc đẩy các hoạt động mở rộng thương mại, xúc tiến đầu tư giữa nhà đầu tư trong khối TPP với Việt Nam và ngược lại để tìm kiếm các cơ hội hợp tác tận dụng các cơ hội mà TPP mang lại, kết hợp với rà soát kỹ các ngành hàng dễ bị tổn thương, đánh giá về mức độ ưu tiên, đưa ra chính sách hỗ trợ kịp thời để giúp người sản xuất cũng là những giải pháp quan trọng cần tính đến.

ề lâu dài, giải pháp căn cơ giúp nông nghiệp Việt Nam vững vàng hội nhập chính là đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn chặt với các tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng theo các cam kết quốc tế.

Bà Hồ Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu:

Người nông dân thời kỳ hội nhập phải chủ động nâng cao để có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành tốt, nhằm nắm bắt thông tin thị trường, thực hiện việc chuyển đổi sản xuất và áp dụng tốt tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Bên cạnh đó, người nông dân cũng cần phát huy vai trò, trách nhiệm hơn nữa trong việc liên kết trong sản xuất để khắc phục tình trạng bất cập nhỏ lẻ, phân tán, chuyển đổi chậm, không đồng bộ, chưa liên kết thành chuỗi giá trị; tích cực tham gia trong quá trình đổi mới hợp tác xã nông nghiệp và tiến tới hình thành các DN nông nghiệp.

Đối với Nhà nước, điều cần thiết là phải có một hệ thống chính sách khuyến khích nông nghiệp, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, quy hoạch tổng thể của cả nước và cụ thể cho từng vùng sản xuất. Để khắc phục tình trạng sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún, Nhà nước cần tập trung nghiên cứu các chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra sản phẩm công nghiệp có giá trị và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Uyển Như (ghi)

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Giá heo hơi hôm nay 1/8/2023: Sẽ có bất ngờ trong tháng mới
  • TP.HCM: Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đã ký phụ lục hợp đồng chờ cấp vốn
  • Khánh Hòa chuyển đổi hơn 339 ha từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm khác
  • Từ năm 2024, trao quyền chọn sách giáo khoa cho các trường
  • Lửa gần rơm… lỗi của chồng chị nhiều người đã mắc phải
  • Bổ sung quy định về chuyển nhượng phần vốn góp của ngân hàng liên doanh
  • Đời đời tri ân
  • HLV Philippe Troussier tiếc nuối khi nhiều tuyển thủ vắng mặt tại ASIAN Cup 2023 vì chấn thương
推荐内容
  • Nhật Bản: Máy bay của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển không được vào đường băng
  • Khai mạc Giải cờ tướng Trạng Cờ Đất Việt khu vực miền Nam
  • Quả bóng vàng Việt Nam 2023: Tiếc cho Võ Minh Trọng
  • Cần Thơ: Báo cáo kết quả giải ngân vốn đầu tư công trước 16h30 hằng ngày
  • Để có vụ mùa thắng lợi
  • Hơn 10.000 tỷ đồng đăng ký đầu tư vào Thái Bình