【các trận giao hữu hôm nay】Kho bạc Nhà nước: Linh hoạt trong điều hành nguồn ngân quỹ nhà nước
Vì vậy, mặc dù khối lượng và tốc độ thu chi qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) tương đối lớn, song KBNN luôn đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu thanh toán cho các đơn vị giao dịch ở mọi thời điểm, kể cả trong những tháng cuối năm khi nhu cầu thanh toán có sự tăng đột biến.
Đảm bảo nhu cầu thanh toán, sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi
KBNN cho biết, bằng việc chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan, KBNN đã quản lý, điều hành ngân quỹ thông suốt, an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, KBNN đã phối hợp tốt với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để thiết lập hệ thống tài khoản thanh toán tập trung tại NHNN và các ngân hàng thương mại (NHTM) phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam. Trên cơ sở này, KBNN đã triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với NHNN và thanh toán song phương điện tử với hệ thống NHTM nơi KBNN mở tài khoản, đảm bảo tập trung nhanh nguồn thu, thanh toán, chi trả chính xác, kịp thời các khoản chi của ngân sách nhà nước (NSNN).
Trong quản lý, điều hành NQNN, bên cạnh những thời điểm thuận lợi hoặc diễn biến thu, chi ngân sách tương đối ổn định, thì tại một số thời điểm trong năm, hoạt động điều hành ngân quỹ cũng gặp áp lực lớn do nguồn thu ngân sách chưa được tập trung kịp thời so với nhu cầu chi, hoặc các thời điểm nhu cầu chi tăng đột xuất như vào cuối năm, dịp Tết Nguyên đán. Trước thực tế này, KBNN đã luôn chủ động bám sát diễn biến thu, chi NSNN tại từng thời điểm, từng giai đoạn để dự báo luồng tiền; xây dựng kịch bản và thực hiện các giải pháp chủ động, linh hoạt đảm bảo nhu cầu thanh khoản của toàn hệ thống, đảm bảo mọi hoạt động thanh toán, chi trả được an toàn, thông suốt.
Đặc biệt, KBNN đã linh hoạt trong điều hành NQNN thông qua việc sử dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng cho ngân sách trung ương, ngân sách các tỉnh, thành phố nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm, các dự án có nguồn thu hoàn trả tạm ứng sớm đưa các công trình, dự án vào khai thác, sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phương.
Theo báo cáo từ Cục Quản lý ngân quỹ KBNN, từ đầu năm 2017 đến hết tháng 8/2018, KBNN đã tạm ứng khoảng 2.135 tỷ đồng NQNN cho ngân sách 10 tỉnh, thành phố để thực hiện khoảng 100 dự án, công trình trọng điểm. Đây là những dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo ra động lực và sức bật lớn cho địa phương trong phát triển kinh tế.
Quản lý NQNN theo định hướng mới
Bà Trần Thị Huệ, Phó Tổng giám đốc KBNN cho biết, công tác quản lý NQNN của KBNN theo định hướng mới tuy mới được triển khai thực hiện gần 2 năm (trên cơ sở Luật NSNN năm 2015 và Nghị định số 24/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định chế độ quản lý NQNN) nhưng đã mang lại những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ, góp phần gắn kết chặt chẽ quản lý ngân sách, quản lý nợ với quản lý ngân quỹ.
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hoạt động quản lý ngân quỹ, hệ thống KBNN tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phục vụ hoạt động cải cách quản lý NQNN; đảm bảo khuôn khổ pháp lý phải đi trước một bước để có đủ thời gian cũng như các điều kiện cần thiết khác cho việc triển khai thực hiện các bước cải cách tiếp theo.
Bên cạnh đó, KBNN tiếp tục xây dựng và phát triển các công cụ quản lý NQNN tiên tiến, hiện đại, tập trung vào việc củng cố hệ thống tài khoản thanh toán tập trung, xây dựng và phát triển hệ thống dự báo luồng tiền, hệ thống quản lý rủi ro để theo dõi, kiểm soát chặt chẽ sự thay đổi luồng ngân quỹ và đưa ra được những chính sách, biện pháp phù hợp.
Song song với đó, KBNN chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong và ngoài Bộ Tài chính để triển khai các nghiệp vụ đảm bảo mục tiêu quản lý ngân quỹ gắn với quản lý ngân sách, quản lý nợ và việc thực thi chính sách tài khóa thống nhất với chính sách tiền tệ; triển khai từng bước các biện pháp điều chỉnh NQNN tiên tiến như tại các nước phát triển.
Bà Huệ cho biết thêm, các định hướng này vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu mà KBNN hướng đến trong thời gian tới để từ đó góp phần vào việc thực hiện thành công Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 nói chung và sự vận hành thông suốt, đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Vân Hà
(责任编辑:World Cup)
- ·Thiếu 80 triệu và lời cầu cứu của bé bệnh tim
- ·'Giao dịch theo cơ chế thị trường, quyền lợi người bị thu hồi đất được đảm bảo'
- ·Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải trình đề xuất thu hồi đất với dự án nhà ở thương mại
- ·Đổi bằng lái xe trực tuyến cấp độ 4 sẽ loại bỏ dùng giấy khám sức khoẻ giả
- ·Tình cũ trở về, họ lại... với nhau
- ·Gỡ vướng nguồn vốn, sớm khởi động lại dự án cao tốc Bến Lức
- ·Xem xét kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016
- ·45 năm Việt Nam gia nhập LHQ: Đối tác tin cậy, cùng vững bước phát triển
- ·Xót lòng bé gái 12 tuổi bại liệt, chậm phát triển trí tuệ
- ·Lao national defence ministry continues to cultivate Laos
- ·“Ngay cả gần đống phân… miến vẫn có chỗ đứng!”
- ·Việt Nam và Campuchia giải cứu hơn 1.000 người mắc bẫy 'việc nhẹ, lương cao'
- ·Bão số 4: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi cho phép ra đường, Huế vẫn đóng cửa
- ·Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
- ·Reuters: Nga thông báo kiểm soát được 2 ngôi làng ở Ukraine
- ·Thủ tướng phê bình bộ ngành, địa phương để xảy ra nhiều vụ cháy quán karaoke
- ·Thủ tướng phê bình bộ ngành, địa phương giải ngân thấp, yêu cầu làm cả ngày đêm
- ·Để triển khai phân cấp hiệu quả cần có sự thống nhất tư tưởng, hành động
- ·Tình yêu đem ra đánh bạc…
- ·'Giao dịch theo cơ chế thị trường, quyền lợi người bị thu hồi đất được đảm bảo'