【bảng thi đấu bóng đá】Chuyên gia, doanh nghiệp ‘hiến kế’ giải pháp phát triển bền vững chuỗi phân phối bán lẻ hiện đại
Doanh nghiệp bán lẻ sẵn sàng hàng Tết Cần chính sách gì để phát triển thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam?êngiadoanhnghiệphiếnkếgiảipháppháttriểnbềnvữngchuỗiphânphốibánlẻhiệnđạbảng thi đấu bóng đá |
Phiên thảo luận Phát triển bền vững đối với chuỗi phân phối bán lẻ hiện đại tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Chính sách và Pháp luật phát triển thương mại trong nước năm 2024. Tại phiên thảo luận, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp nhằm phát triển kênh phân phối bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại tại Việt Nam.
Tháo gỡ rào cản về logistics
Với nền kinh tế và chính trị ổn định, quy mô dân số hơn 100 triệu người, cơ cấu dân số vàng cùng với sự đổi mới, số hóa, công nghệ hóa mạnh mẽ, Việt Nam đang sở hữu tiềm năng rất lớn để phát triển ngành bán lẻ. Theo đó, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 ước đạt 5.246,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô thị trường bán lẻ của Việt Nam đã vượt mức 180 tỷ USD năm 2023 và dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2025, góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Các doanh nghiệp ‘hiến kế’ giải pháp phát triển chuỗi phân phối bán lẻ hiện đại |
Phát biểu tại phiên thảo luận, bà Đoàn Thị Hương Thanh - Giám đốc Pháp chế Wincommerce cho biết, song song với cơ hội phát triển, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng gặp phải một số thách thức đáng kể như tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mặc dù nằm trong mức ước thực hiện là 4,0%-4,5% nhưng điều này cũng ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế chưa ổn định và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, tỷ giá tăng mạnh khiến giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu giữ ở mức cao ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh và lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp ngành bán lẻ nói riêng.
Thị trường bất động sản không ổn định và xu thế tăng giá rất cao, dẫn đến tạo ra áp lực cao về chi phí mặt bằng đối với doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ thương mại của ngành bán lẻ. Thương mại điện tử nước ngoài (nhất là các nước có vị trí liền kề với Việt Nam) đang phát triển mạnh và có nhiều ưu thế: Chuyển phát nhanh, giá thành rẻ, hệ thống kho bãi, logistic, thông quan qua các cửa khẩu thông minh, chính sách thuế tốt… đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng.
Trong bối cảnh đó, bà Đoàn Thị Hương Thanh đề xuất, về hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ hiện đại: Quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, trong đó có nội dung phát triển hạ tầng (trung tâm thương mại, chợ đầu mối, outlet, khu kinh tế mở, khu thương mại tự do…). Theo đó, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ tiếp cận với các quy hoạch thương mại, đồng thời có chính sách và biện pháp thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại bán lẻ, logistics tại vùng, địa phương để đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển mạng lưới logistics quốc gia, đầu tư hệ thống kho bãi, vận tải và các trung tâm logistics hiện đại để tăng cường hiệu quả và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, tạo lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài.
Đặc biệt, chú ý phát triển logistics về khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực đặc thù cần sự quan tâm của Chính phủ, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp đang muốn đẩy mạnh đầu tư hệ thống bán lẻ về khu vực này.
Đồng ý kiến, bà Trần Kim Nga – Giám đốc Đối ngoại của MM Mega Market (Việt Nam) cho biết, Chính phủ những năm gần đây đã phát triển hạ tầng logistics tương đối tốt thông qua hạ tầng đường, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam. Đây là động lực để MM Mega Market đầu tư cho hệ thống trạm trung chuyển ở một số địa phương như Cần Thơ, Đà Lạt, Đồng Nai, Cần Thơ. Logistics được đánh giá vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá tại các hệ thống phân phối bán lẻ.
Ông Paul Le – Phó Chủ tịch của Central Retail tại Việt Nam đánh giá, với dân số trẻ, nhu cầu hàng hoá cao, là dư địa lớn cho ngành bán lẻ phát triển. Tháng trước, Tập đoàn Central Retail mở 1 trung tâm tại Bạc Liêu, tháng này mở 1 trung tâm ở Ninh Thuận… Mỗi điểm bán này có thể giải quyết việc làm cho 500 lao động phổ thông.
Tuy nhiên, ông Paul Le cho rằng, các chính sách phải làm sao có tầm nhìn xa phục vụ 100 triệu dân, làm sao để mở rộng hệ thông siêu thị nhằm phục vụ cho người dân. Để làm được điều này, Việt Nam phải có được hệ thống logistics mạnh. Vì hiện tại, Việt Nam đã có nguồn hàng hoá rất dồi dào, vì hàng hoá, nguyên liệu của Việt Nam rất dồi dào, chất lượng tốt. Do đó, giải quyết được bài toán logistics sẽ giúp doanh nghiệp bán lẻ nâng cao sức cạnh tranh.
Nguồn nhân lực là điểm yếu của ngành bán lẻ
Nêu thực trạng về nhân lực ngành bán lẻ, bà Đoàn Thị Hương Thanh cho rằng, hiện nay, nhân sự đối với ngành bán lẻ đang rất khó khăn khi hầu hết các trường đào tạo chưa có đào tạo chuyên sâu về bán lẻ. Trong khi đó, tình hình biến động nhân sự ngành bán lẻ rất lớn, với Wincommerce là 100% trong năm 2024, tức là ra vào liên tục. Cho nên các kênh bán lẻ rất cần nguồn nhân lực được đầu tư chuyên sâu. Chính phủ cũng cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực chuyên sâu, có chất lượng cho thị trường bán lẻ.
Đồng ý kiến, bà Trần Kim Nga cho rằng, nguồn nhân lực đang là thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Do đó các doanh nghiệp bán lẻ luôn mong muốn được cung cấp nguồn nhân lực được đầu tư chuyên sâu.
“Hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ đang có sẵn nguồn nhân lực có thể trở thành chuyên gia ngành bán lẻ. Do đó, chúng tôi đề xuất Bộ Công Thương mời những chuyên gia lâu năm ngành bán lẻ để đến các trường để hỗ trợ đào tạo nhân lực phục vụ cho ngành bán lẻ” – bà Trần Kim Nga nêu giải pháp.
Trước những đề xuất của doanh nghiệp, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương cho biết, điểm yếu của các doanh nghiệp ngành bán lẻ hiện nay chính là nguồn nhân lực. Doanh nghiệp có nhu cầu lớn về nhân lực, nhưng cũng chính là chuyên gia, hiểu được chính xác doanh nghiệp cần những gì để phát triển nhân lực cho hệ thống bán lẻ của mình. Sắp tới, cần phải tiến tới đào tạo chuyên sâu cho nhân lực ngành bán lẻ. Song việc này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương, các cơ sở đào tạo và cả hệ thống bán lẻ lớn để có thế hệ nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngành.
Đối với lĩnh vực logistics, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, tinh thần chung, Bộ Công Thương ủng hộ các chuỗi bán lẻ xây dựng các điểm trung chuyển để thu mua hàng hoá, đặc biệt là các điểm trung chuyển để xây dựng chuỗi cung ứng hàng nông sản.
Về phía Bộ Công Thương, bộ đang tiếp tục xây dựng các chính sách phát triển ngành logistics nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh logistics, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.
(责任编辑:La liga)
- ·Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
- ·Va chạm ôtô, 1 người bị thương nặng
- ·Nhật Bản: Nổ lớn tạo ra hố sâu trên đường băng của sân bay Miyazaki
- ·12 người chết vì tai nạn giao thông
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Tai nạn do đi bộ qua đường không quan sát
- ·Trộm heo bị bắt
- ·Các bộ trưởng G20 nhất trí chung tay nỗ lực chống thông tin sai lệch
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·Đâm bạn vì mâu thuẫn
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Thua trò chơi bắn cá, cứa cổ chủ tiệm nét cướp tiền
- ·Đột kích sới xóc đĩa, bắt 7 con bạc
- ·Tai nạn do đi bộ qua đường không quan sát
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Tạm giữ hình sự nhóm trộm xe môtô
- ·Sòng xóc đĩa bị triệt phá
- ·Xe tải tông xe máy trên QL14, một người nguy kịch
- ·Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- ·Lãnh án vì gieo rắc “cái chết trắng”