【lịch đá banh tối nay】Những sự kiện kỳ lạ nhất trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Mặc dù đôi khi được coi là buồn tẻ,ữngsựkiệnkỳlạnhấttrongcáccuộcbầucửTổngthốngMỹlịch đá banh tối nay đặc biệt là trong thời bình và thịnh vượng, các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng có những sự kiện kỳ quặc và bất ngờ.
Cứ 4 năm một lần, Mỹ bầu ra một Tổng thống mới. Đây là "cuộc chiến" trí tuệ, ngoại giao và thành tích, đi kèm với những sự kiện bất ngờ.
1872: Ứng cử viên qua đời trước khi đại cử tri đoàn bỏ phiếu
Mặc dù khi các Tổng thống đương nhiệm qua đời, sẽ có phó tổng thống tạm thời là phương án khắc phục, nhưng trường hợp ứng viên tổng thống qua đời trong giai đoạn bầu cử lại khác.
Năm 1872, ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Horace Greeley qua đời vào ngày 29/11, sau cuộc bỏ phiếu phổ thông. May mắn thay, theo số phiếu đại cử tri được tính toán sau cuộc bỏ phiếu phổ thông, ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa, đồng thời là Tổng thống đương nhiệm Ulysses S. Grant mới là người giành chiến thắng, ngăn chặn được cuộc khủng hoảng.
Nhưng đến ngày đại cử tri đoàn bỏ phiếu, phải làm gì với số phiếu của Greeley? Quốc hội Mỹ quyết định phân bổ lại số phiếu này cho các ứng cử viên khác, như vậy Grant vẫn dễ dàng tái đắc cử như dự kiến mà không cần nhiều thay đổi.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan này được cho là vẫn có thể xảy ra ngày nay khi các ứng cử viên Tổng thống tương đối lớn tuổi. Với nhiều người 70 và 80 tuổi lên nắm quyền hơn, chưa biết bao giờ một kịch bản Greeley khác sẽ xảy ra, buộc các đảng phái chính trị và Quốc hội phải đau đầu.
1880: Ứng viên với số phận kì lạ
Ngày nay, các ứng cử viên Tổng thống Mỹ tích cực vận động tranh cử trong vòng một năm chỉ để giành được đề cử của đảng mình. Nỗ lực này có thể tốn hàng triệu USD, đi kèm việc vận động tranh cử nghiêm ngặt tại các tiểu bang tổ chức bầu cử sớm.
Tuy nhiên, trước Thế chiến II, các ứng cử viên Tổng thống hiếm khi tham gia bầu cử sơ bộ - các đảng thường quyết định người được đề cử tại các hội nghị kín của các nhà lãnh đạo đảng. Năm 1880, Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa được tổ chức để đề cử ứng cử viên Tổng thống tiếp theo.
Một Hạ nghị sĩ Mỹ khi đó là James Garfield đến đại hội để có bài phát biểu đề cử John Sherman, chính trị gia đồng nghiệp đến từ Ohio. Có lẽ quá ấn tượng với bài phát biểu của Garfield hoặc chỉ vì kiệt sức đấu đá mãi mà không tìm ra một nhà lãnh đạo Cộng hòa rõ ràng, các đại biểu tuyên bố muốn chính Garfield là người được đề cử! Garfield đột nhiên được đưa từ Hạ viện lên Nhà Trắng. Nhưng không may, ông đã bị ám sát ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
1948: "Lật kèo" đối thủ vào phút chót
Phó Tổng thống Harry S. Truman, trở thành tâm điểm chú ý vào tháng 4/1945 khi Tổng thống Roosevelt qua đời ngay trước khi Thế chiến II kết thúc. Đến năm 1948, nước Mỹ dường như đã sẵn sàng cho một sự thay đổi, để Roosevelt và đảng Dân chủ lại phía sau.
Nhiều nhà phê bình coi Truman là người thừa kế Roosevelt và không hài lòng với nền kinh tế đang vật lộn cải cách sau chiến tranh.
Tuy nhiên, Truman vẫn lao vào chiến dịch tranh cử năm 1948 một cách hăng hái. Mặc dù phe bảo thủ trong đảng đe dọa sẽ từ bỏ ông, Truman vẫn kiên định với các sắc lệnh hành pháp về quyền công dân.
Hầu hết các phương tiện truyền thông khi đó đều cho rằng cuộc bầu cử tháng 11 sẽ là chiến thắng chắc chắn cho ứng cử viên đảng Cộng hòa Thomas Dewey. Thậm chí một tờ báo nổi tiếng đăng tải trước bài viết về chiến thắng của Dewey… nhưng không lâu sau đó Truman đắc cử.
Bức ảnh chụp lại tờ báo trở thành lời nhắc nhở lịch sử cho giới truyền thông rằng đừng bao giờ loại ai đó khỏi cuộc chơi quá sớm.
1992: "Thời" của ứng viên độc lập
Ứng viên Tổng thống độc lập/bên thứ ba mạnh nhất trong 80 năm xuất hiện vào năm 1992. Tỷ phú Ross Perot, trước đó là sinh viên tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ và có sự nghiệp nổi bật trong lĩnh vực công nghệ, ra tranh cử với tư cách là ứng cử viên thứ ba. Khi đó, đương kim Tổng thống Cộng hòa là George Bush Sr. và ứng cử viên Dân chủ là Bill Clinton, cựu thống đốc Arkansas.
Kỹ năng kinh doanh của Perot thu hút được cử tri sau cuộc suy thoái kinh tế năm 1991, và một số người cho rằng doanh nhân sẽ có thể giúp giảm nợ quốc gia. Perot cũng tự coi mình là người ngoài cuộc trong chính trường, mang đến những ý tưởng mới cho Washington.
Chiến dịch của ông đôi khi bị chỉ trích vì các quảng cáo dài dòng. Tuy nhiên tỷ phú này cũng đã bước lên sân khấu tranh luận với ông Bush và ông Clinton vào mùa thu năm đó. Dù giành được hơn 19 triệu phiếu phổ thông, Perot không giành được số phiếu đa số ở bất kỳ tiểu bang nào hoặc Washington DC, và cuối cùng ông cũng không có phiếu đại cử tri.
Nhiều đảng viên Cộng hòa đổ lỗi cho Perot vì chia rẽ phiếu bầu của phe bảo thủ vào năm 1992 và để ứng cử viên Dân chủ Bill Clinton giành chiến thắng.
2004: Chiến dịch sụp đổ sau một... tiếng hét
Năm 2004, đảng Dân chủ rất tức giận với Tổng thống đương nhiệm đảng Cộng hòa George W. Bush về chiến tranh Iraq. Do đó, có một nhóm chính trị gia Dân chủ nổi bật đang tìm cách giành lại Nhà Trắng.
Ứng cử viên hàng đầu là Thống đốc lâu năm từ Vermont, Howard Dean, lên tiếng phản đối chiến tranh Iraq vào năm 2002 khi nhiều đảng viên Dân chủ tránh lên tiếng. Nhờ sự thẳng thắn và xuất thân là Thống đốc, không phải thành viên Quốc hội, ông Dean nhanh chóng giành được sự ủng hộ với tư cách là một người ngoài cuộc có nguyên tắc.
Với động lực mạnh mẽ và các chương trình gây quỹ sáng tạo bằng Internet, Dean dẫn đầu trong các cuộc thăm dò khi hội nghị đảng được tổ chức tại Iowa vào ngày 19/1/2004. Bất ngờ, Dean chỉ đứng thứ ba, sau John Kerry và John Edwards.
Trong bài phát biểu đầy nhiệt huyết sau hội nghị đó, Dean đã hét lên mạnh mẽ tuyên bố rằng chiến dịch của ông sẽ giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ trong tương lai.
"Tiếng hét của Dean" bị người xem và các chuyên gia chế giễu, và chiến dịch của ông về cơ bản sụp đổ. Thượng nghị sĩ John Kerry giành được đề cử của đảng Dân chủ và sau thua cuộc tổng tuyển cử trước Tổng thống Bush.
2016: Thất bại gây sốc
Là em trai của cựu Tổng thống George W. Bush và con trai của cựu tổng thống George Bush Sr., Jeb Bush được nhiều người kỳ vọng sẽ là ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2016. Nhiều người kỳ vọng năm 2016 sẽ là cuộc cạnh tranh giữa Jeb Bush và Hillary Clinton. Cả hai đều là những người trong đảng lâu năm, có mối quan hệ sâu sắc với giới tinh hoa chính trị Mỹ. Nhưng thay vì "dọn sạch" các đối thủ, Jeb Bush lại loay hoay.
Đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ tân binh Donald Trump, Jeb không giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ. Trong khoảnh khắc tranh cử báo hiệu rằng chiến dịch của Bush đang thất bại, cựu Thống đốc Florida đã phải kêu gọi khán giả vỗ tay. Đây là một sự sa sút lớn đối với một người từng được xem là ứng cử viên sáng giá cho chức Tổng thống của đảng Cộng hòa. Kể từ đó, Bush tránh xa chính trường.
Phương Anh (Nguồn: The Collector )(责任编辑:Thể thao)
- ·Tập trung nguồn lực, quyết liệt triển khai gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU của EC
- ·Hà Nội xanh hóa xe buýt: Phát thải thấp hơn diesel chỉ 15%, có nên coi xe CNG là xe xanh?
- ·Cấu tạo bên trong của xe máy điện có gì đặc biệt?
- ·Hành trình 1 năm Xanh SM đồng hành cùng Quỹ Vì tương lai xanh
- ·Auto Clicker CS là gì? Những điều bạn chưa biết về Auto Clicker CS
- ·Trên 80% người đi xe bus điện là dân văn phòng
- ·Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh
- ·'Phủ xanh' sàn thương mại điện tử
- ·Cảnh báo: Một số loại thuốc giảm cân có thể làm tăng biến chứng khi gây mê
- ·Vì sao sếp BYD ví xe của hãng giống 'chiếc đĩa sứt mẻ trên bàn ăn'?
- ·Bạc Liêu: Phát hiện chủ cơ sở kinh doanh sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản vi phạm
- ·'Phủ xanh' sàn thương mại điện tử
- ·Xây dựng trạm sạc xe điện miễn phí: 'Khó và tốn kém nhưng Việt Nam đã làm được'
- ·Làm thế nào để phát triển bền vững trong ngành hàng tiêu dùng nhanh
- ·Giảm giá xăng dầu giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất
- ·Hàng loạt dòng xe điện sắp 'đổ bộ' thị trường Việt Nam
- ·Nhiều khách hàng 'nghiện' đi taxi điện 'vừa sang lại vừa xanh'
- ·Kinh tế xanh ở Việt Nam còn rất khiêm tốn
- ·Thủ tướng: Tạo không gian phát triển mới, tạo sức mạnh đột phá phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng
- ·GSM đồng hành cùng VinFast, chung tay vì một Việt Nam xanh