【lịch thi đấu bóng đá đức 2】Đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số
Doanh nghiệp dược và cuộc cạnh tranh khốc liệt thời đại công nghệ số | |
Doanh nghiệp vẫn “loay hoay” với sản xuất thông minh | |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Mỗi doanh nghiệp phải là một trung tâm đổi mới sáng tạo |
Ảnh minh họa: Internet |
Chỉ thị yêu cầu, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam” với hàm ý “Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới”.
Theo mô hình của một số nước có nền kinh tế phát triển dựa trên các doanh nghiệp công nghệ số, đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Bốn loại doanh nghiệp công nghệ số cần tập trung phát triển bao gồm: (i) Các tập đoàn, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi; (ii) Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã khẳng định được thương hiệu đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất; (iii) Các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; và (iv) Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số.
12 giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Để đạt mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện triệt để 12 giải pháp:
1. Xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2020.
2. Xây dựng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam của từng ngành, từng địa phương theo giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.
3. Xác lập 01 đầu mối ở Trung ương và 01 đầu mối ở mỗi địa phương để thực hiện việc tổng hợp, điều phối, tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghệ số.
4. Xây dựng khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ số tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền ban hành trong giai đoạn 2020 - 2021.
5. Xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh,…
6. Cải cách các quy định về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để cho phép đầu tư vào hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, khởi nghiệp công nghệ đánh giá hiệu quả dựa trên tổng mức đầu tư theo chu kỳ 3-5 năm, hoàn thành trong năm 2021.
7. Đơn giản hoá các thủ tục quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để tăng cường đầu tư cho ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
8. Nghiên cứu, đề xuất thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với nguồn vốn huy động từ xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020.
9. Định hướng, hỗ trợ tối thiểu 5-10 doanh nghiệp công nghệ sốViệt Nam phát triển một số sản phẩm số trọng điểm quốc gia, trở thành trụ cột của hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, trước năm 2025.
10. Phát triển tối thiểu 5-10 nền tảng công nghệ số dùng chung để thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy phát triển sản phẩm số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đưa vào sử dụng trước năm 2025.
11. Định kỳ tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
12. Tuyên dương các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiêu biểu thực hiện tốt chiến lược “Make in Viet Nam” và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá thương mại, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và hỗ trợ xuất khẩu cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
(责任编辑:World Cup)
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Thí sinh thi THPT quốc gia 2018 các tỉnh ĐBSCL tăng vọt
- ·Date for 13th National Party Congress announced
- ·Siết chặt quản lý sách tham khảo đi kèm sách giáo khoa
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·Nữ sinh Hà Tĩnh giành 13 học bổng của Mỹ
- ·Nghiên cứu, chế tạo máy cắt băm cây khóm liên hợp
- ·54 học sinh vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc gia năm 2019
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Nuôi con sáu năm mới phát hiện bệnh viện trao nhầm
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Xin giảm tỷ lệ trường chuẩn quốc gia: “Chuyện chẳng đặng đừng”
- ·Thiết thực hoạt động mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam
- ·Thu hồi, đình chỉ hàng loạt mỹ phẩm vì không đạt tiêu chuẩn
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Hơn 1,4 triệu người trong cả nước được tư vấn xét nghiệm HIV
- ·Tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc
- ·Trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên ở Bến Tre đã tử vong
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Nâng cao ý thức tự học, tự ôn tập trước kỳ tuyển sinh lớp 10