会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nam định vs hà nội】Để lớp học ảo mang lại hiệu quả thật!

【nam định vs hà nội】Để lớp học ảo mang lại hiệu quả thật

时间:2024-12-23 16:17:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:840次

Báo Cà Mau(CMO) Nhằm hỗ trợ học sinh học tập tại nhà trong thời gian nghỉ tránh dịch Covid-19, thời gian qua, giáo viên trên địa bàn tỉnh đã hướng dẫn học sinh tham gia các lớp học trực tuyến, học trên truyền hình, học qua Internet, học qua mạng xã hội… Những “lớp học ảo” này mang lại hiệu quả thật, giúp học sinh được ôn tập, củng cố kiến thức khi chưa trở lại trường. Bên cạnh nhiều hiệu quả tích cực đáng ghi nhận, vẫn còn những khó khăn cần tháo gỡ.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Với mục tiêu hạn chế những ảnh hưởng của việc học sinh nghỉ học dài ngày, Sở GD&ĐT Cà Mau ban hành Công văn 290/SGDĐT-GDPT ngày 19/2/2020 về việc tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh trong thời gian tạm nghỉ phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, các phần mềm học trực tuyến miễn phí gồm: VNPT E-learning của VNPT, Viettelstudy của Viettel, VioEdu của FPT được giới thiệu đến các đơn vị trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, đội ngũ cán bộ, quản lý và giáo viên được tập huấn, thiết lập lớp học Online, bài giảng, giáo án điện tử, giao bài tập cho học sinh và nộp bài tập theo thời hạn được đề ra.

Thầy Nguyễn Thanh Long, giáo viên Trường THCS Việt Khái ôn tập tiếng Anh cho học sinh qua ứng dụng Zoom Meetings.

Qua triển khai, nhiều đơn vị đã hướng dẫn học sinh thực hiện. Các em tích cực và nhanh chóng nắm bắt thao tác, chủ động học và làm bài hiệu quả. Thầy Võ Quốc Hiển, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Ngọc Hiển (huyện Phú Tân), cho biết, trường có 566 học sinh, bước đầu thực hiện giáo viên chủ nhiệm liên hệ trực tiếp phụ huynh, nắm bắt điều kiện gia đình có thiết bị kết nối Internet, sau đó xây dựng kế hoạch từng môn cụ thể. Với khung thời gian học mỗi ngày từ 7 giờ đến 21 giờ, học sinh linh hoạt, chủ động giờ tự học. Ban đầu, các em chưa quen, cần giáo viên hướng dẫn nhiều lần, nhưng khi đã quen rồi các em rất thao tác thuần thục và có kỹ năng tìm kiếm nguồn học liệu. Theo số liệu nhà dịch vụ VNPT thống kê, đến thời điểm này học sinh của trường sử dụng hệ thống E-learning để học tại nhà 472 em, cũng là trường có lượng học sinh tham gia khoá học nhiều nhất tỉnh.
Em Nguyễn Thảo Vi, học sinh lớp 8A2 của trường, phấn khởi: “Em học trực tuyến qua điện thoại, khi thầy cô vừa gửi bài lên hệ thống là em tải về liền, hoàn thành nhanh. Thầy cô còn hướng dẫn cho em xem tài liệu khác, em học được rất nhiều dù không đến trường”.

Bên cạnh việc dạy học trực tuyến qua phần mềm của các nhà dịch vụ cung cấp thì các mạng xã hội: Zalo, Facebook, Youtube… hay ứng dụng Zoom Meetings cũng được giáo viên áp dụng hiệu quả. Riêng ứng dụng Zoom Meetings được học sinh thích nhất vì các em nhìn thấy nhau, được tương tác trực tiếp với giáo viên. Học sinh hào hứng đợi đến “giờ vào lớp”, được giáo viên cung cấp ID và mật khẩu kết nối. Chất lượng giờ học cao hơn khi học sinh được “giơ tay” phát biểu và giáo viên cũng nắm bắt được mức độ tiếp thu của học sinh kịp thời.

Với cấp tiểu học, đa phần học sinh chưa được sử dụng riêng điện thoại nên giáo viên liên hệ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hướng dẫn các em thực hiện. Cô Lưu Thanh Thảo, giáo viên Trường Tiểu học 3 Khánh Hải (Trần Văn Thời) chia sẻ, cô rất lo học sinh nghỉ học dài ngày sẽ quên bài, nên cô chủ động tạo nhóm Zalo, kết nối được 22 học sinh của lớp, bài cô gửi lên được phụ huynh hướng dẫn nên các em thường hoàn thành trước hẹn. Duy trì việc này thời gian qua giúp các em nhớ kiến thức và thực hành rất tốt.

Cần sự phối hợp từ phía gia đình

Đó là mong đợi lớn của ngành giáo dục hiện nay, nhằm thực hiện mục tiêu huy động 100% học sinh tham gia học trên Internet trong thời gian còn nghỉ phòng, chống dịch Covid-19.

Bởi qua thực tế, vẫn còn số lượng lớn học sinh chưa được tham gia học. Cô Võ Ngọc Diệp, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học 1 Rạch Gốc (Ngọc Hiển) bộc bạch, trường triển khai tập huấn phần mềm Viettelstudy cho toàn thể giáo viên, bước đầu áp dụng cho học sinh khối 4, khối 5, còn khối 1, 2, 3 thì chủ yếu giáo viên tạo nhóm phụ huynh trên Zalo, thông qua phụ huynh để hướng dẫn học sinh làm bài. Tuy nhiên, số lượng các em học trực tuyến rất ít, chủ yếu là các gia đình có công việc tiếp cận với công nghệ thông tin thường xuyên.

Qua tìm hiểu được biết, nguyên nhân một phần do học sinh, phụ huynh còn thờ ơ với phương pháp học này, chưa chịu khó thực hành các thao tác trên phần mềm. Cũng có phụ huynh chưa hiểu được ý nghĩa của việc dạy - học Online. Anh Trần Minh Cảnh (thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân) cho rằng: “Tôi không cho con tham gia học Online vì thấy học vậy rất mất công, trước giờ đến trường học thì giờ đợi trường dạy lại rồi đến học, học trên lớp còn không xong, ở đó học qua điện thoại. Không lên lớp được thì cho nó nghỉ ở nhà nấu cơm cho tôi đi làm mướn”. Suy nghĩ đó cho thấy vẫn còn phụ huynh chưa quan tâm đến sự học của con.

Cô Lê Hồng Cam, giáo viên Trường Tiểu học Việt Khái 3 (huyện Phú Tân), chia sẻ, nhiều phụ huynh cũng hỗ trợ việc học Online, nhưng do công việc mưu sinh bên ngoài suốt ngày, khi về nhà mới hướng dẫn con học được, nên các em thường hoàn thành bài muộn hơn thời gian quy định.

Song, một thực tế khác là học sinh không tham gia học được do gia đình không có thiết bị kết nối Internet. Ông Phạm Văn Na (xã Nguyễn Việt Khái) thổ lộ: “Tôi có cái điện thoại “cùi bắp” của con gái đi làm gửi về cho. Nhà tôi thuộc hộ nghèo, nay dịch bệnh chỉ ở trong nhà, không thể có tiền mua điện thoại thông minh để nối mạng cho cháu ngoại tôi học được”.

Phó trưởng Phòng GD&ĐT Phú Tân Nguyễn Thị Thuý Chiều trăn trở, hiện tại còn 31% học sinh ở cấp tiểu học và THCS chưa có thiết bị học trực tuyến. Ngành quyết tâm sẽ phối hợp các ban, ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền để gia đình học sinh hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học qua Internet; tiếp tục vận động gia đình tạo điều kiện cho học sinh có thiết bị học. Đối với những gia đình khó khăn quá mức, sẽ vận động mạnh thường quân hỗ trợ để đảm bảo tất cả học sinh của huyện đều được tham gia học tập.

Diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp, ngày 31/3/2020, Sở GD&ĐT Cà Mau ban hành Công văn 565/MNPT để hướng dẫn việc tổ chức dạy và học qua Internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. Mục đích thực hiện không chỉ ôn tập mà dạy học theo chương trình nhằm theo kịp chương trình môn học, chuẩn bị cho các kỳ thi cuối cấp. Kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học này sẽ được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, THCS và THPT. Chính vì vậy, sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh trong quá trình học sinh học tại nhà sẽ thúc đẩy nỗ lực, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên đạt kết quả như mong đợi./.

Xuân Hồng

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Báo giá đại lý cung cấp và thi công sơn Epoxy nhà xưởng giá rẻ
  • Ông Trump bị truy tố lần thứ hai, đối mặt 7 tội danh
  • Ngân hàng Nhà nước cử người đại diện vốn tại Napas
  • Giá heo hơi hôm nay ngày 15/4/2024: Tăng nhẹ 1.000 đồng/kg
  • Trả tiền điện '2 thành phần', người dùng phải trả tăng hay giảm?
  • Không để dịch xảy ra mùa tựu trường
  • Tỷ giá hôm nay ngày 18/4: USD trung tâm tăng nhẹ phiên đầu tuần
  • Giá vàng hôm nay 27/5: USD suy yếu, vàng hồi phục
推荐内容
  • Giá heo hơi hôm nay 19/4/2024: Tăng nhẹ
  • Giá vàng hôm nay ngày 11/5: Vàng thế giới tiếp tục giảm mạnh
  • Tỷ giá hôm nay ngày 25/5: USD trung tâm đứng giá
  • Tỷ giá Won hôm nay 17/4/2024: Giá Won tại Vietinbank, BIDV, Vietcombank tăng đồng loạt
  • Bà 70 nuôi con tâm thần, cháu học đại học
  • Thay khớp háng bằng kỹ thuật mới