会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả tỷ số u19】Gói hỗ trợ ứng phó với dịch Covid!

【kết quả tỷ số u19】Gói hỗ trợ ứng phó với dịch Covid

时间:2024-12-23 20:55:48 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:500次

Đây là kết quả khảo sát được đưa ra trong Báo cáo “Đánh giá các chính sách ứng phó với Covid-19 và các khuyến nghị”,óihỗtrợứngphóvớidịkết quả tỷ số u19 do Trường Đại học Kinh tế quốc dân (ĐHKTQD) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) thực hiện. Lễ công bố báo cáo tổ chức ngày 15/1, tại Hà Nội.

Hiệu quả chính sách hỗ trợ còn thấp

Năm 2020 với biến cố bất ngờ là sự bùng phát đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, đã ảnh hưởng rất nặng nề đến tăng trưởng kinh tế đất nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN). Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ nền kinh tế và DN vượt qua khủng hoảng do dịch bệnh, trong đó bao gồm các gói hỗ trợ về tài khóa, tín dụng, gói hỗ trợ an sinh xã hội…

Đánh giá tổng thể về hiệu quả của các chính sách ứng phó với dịch Covid-19 của Chính phủ, đại diện nhóm nghiên cứu, ông Tô Trung Thành – Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trường ĐHKTQD cho biết, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ là khác nhau, theo đó có một số chính sách đã phát huy tác dụng tốt, trong khi nhiều chính sách hiệu quả còn rất hạn chế.

Cụ thể, một số chính sách hỗ trợ phát huy tác dụng tốt như chính sách tài khóa, nhất là chính sách giảm 15% tiền thuê đất phải nộp năm 2020 theo Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg đã có một diện đối tượng lớn DN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được thụ hưởng chính sách; hay các chính sách thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công…

Ở chiều ngược lại, theo ông Thành, còn nhiều chính sách hỗ trợ hiệu quả thực thi chưa cao. Đơn cử như việc triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng dành cho người lao động bị giãn, hoãn hoặc mất việc do ảnh hưởng của đại dịch. Ông Thành cho biết, theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, tính đến giữa tháng 8/2020, gói này mới chỉ hỗ trợ được khoảng 16 triệu người, với tổng số tiền giải ngân chỉ đạt hơn 17 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ 19%). Đặc biệt, những người được hỗ trợ đa phần là nhóm lao động có bảo hiểm, lao động là người có công, hộ nghèo. Trong khi đó, lao động chịu tác động mạnh nhất là người lao động tự do, lao động yếu thế thuộc khối phi chính thức lại không tiếp cận được gói hỗ trợ này.

ĐHKTQD
Trường ĐHKTQD và JICA công bố Báo cáo “Đánh giá các chính sách ứng phó với Covid-19 và các khuyến nghị." Ảnh: D.T

Hay như đối với gói hỗ trợ tín dụng của ngành ngân hàng cũng cho thấy còn nhiều bất cập ở khâu thực thi, khi DN muốn tiếp cận nguồn hỗ trợ này phải đáp ứng các thủ tục phức tạp với chi phí lớn gồm: lập báo cáo kiểm toán, đánh giá thiệt hại, tự chứng minh thanh khoản và khả năng trả nợ sau khi được cơ cấu lại nợ. Với các thủ tục này, nhóm DN vừa và nhỏ - nhóm cần hỗ trợ nhất, có thể lại là nhóm khó tiếp cận chính sách…

Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được hỗ trợ rất thấp

Kết quả khảo sát của Trường ĐHKTQD và JICA cũng chỉ ra, mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu tác động của dịch Covid-19, tuy nhiên, đối với các DN được điều tra thì chỉ có 22,25% các DN nhận được hỗ trợ.

Trong các lý do DN không nhận được các hỗ trợ thì có tới 54,6% DN cho rằng các DN không đáp ứng được điều kiện để nhận được hỗ trợ. Có gần 26% DN không biết đến các chính sách hỗ trợ và có gần 15% DN cho rằng quy trình, thủ tục hỗ trợ còn quá phức tạp nên các DN không muốn tiếp cận các gói hỗ trợ.

Đối với các chính sách được hỗ trợ, thì chính sách liên quan đến gia hạn nộp thuế (thuế VAT, thuế thu nhập DN) có tỷ lệ DN nhận được hỗ trợ cao nhất, tiếp đến là gia hạn tiền thuê đất và chính sách không thực hiện điều chỉnh tăng giá các yếu tố đầu vào trong sản xuất (điện, nước, xăng…). Ngược lại, một số chính sách như chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn không có DN nào được hỗ trợ.

Đánh giá về tác động của các chính sách hỗ trợ đối với các DN, về cơ bản các DN cho rằng các chính sách hỗ trợ có tác động tích cực, đặc biệt là các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử, giảm 15% tiền thuê đất phải nộp năm 2020… thì 100% ý kiến DN cho rằng có tác động tích cực….

Trên cơ sở đánh giá các chính sách ứng phó với dịch Covid-19 vừa qua của Chính phủ, cũng như căn cứ trong bối cảnh nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng tiêu cực, trong khi đó nhu cầu chi tiêu cho công tác phòng chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh lại tăng cao, nhóm nghiên cứu khuyến nghị, để thực hiện các chính sách hỗ trợ phòng chống dịch cũng như thiên tai, trong thời gian tới, Chính phủ nên ưu tiên thực hiện biện pháp huy động nguồn lực tài chính sau.

Một là, cắt giảm chi thường xuyên tối thiểu 10%, đặc biệt là các chi phí chưa thực sự cần thiết như hội thảo, hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước. Hai là, tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi (không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp) nếu có từ các tổ chức quốc tế với mục tiêu phòng chống và khắc phục hậu quả của dịch bệnh và thiên tai. Ba là, phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất thấp trong điều kiện hệ thống tài chính dư thừa thanh khoản như hiện nay..../.

Diệu Thiện

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Quản lý chặt việc mua bán trang thiết bị y tế, thuốc điều trị Covid
  • Tiền giao dịch cực lớn, VN
  • Tin chuyển nhượng 3/11 MU choáng Bellingham Ten Hag thưởng sao trẻ
  • Tuyển Pháp thêm điềm xấu, Paul Pogba không tham dự World Cup 2022
  • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số
  • Thơ ca Đất Việt xứ Huế chào mừng Quốc khánh
  • Gầy dựng sách
  • Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung tiếp tục hầu toà ngày 11/7
推荐内容
  • Xe điện VinFast nhận nhiều ngợi khen trong nước và quốc tế
  • Người được ủy quyền công bố thông tin của HSL bị phạt
  • Thanh Hóa: Kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan xưởng bột giấy hoạt động “chui”
  • Giá trị Airbnb vượt 100 tỷ USD trong đợt IPO lớn nhất năm 2020
  • Thủ tướng dự lễ phát động ‘Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ’
  • Bảng xếp hạng Cúp C1 mùa giải 2022/2023