【trận cầu vàng】6 năm ròng rã chạy thận, cả nhà lao đao
Từng có ruộng đất nhưng vì căn bệnh hiểm nghèo suy thận đã khiến gia đình anh Đỗ Hoàng Khanh,ămrngrchạythậncảnhlaođtrận cầu vàng ở ấp Hòa Bình, thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, lâm vào kiệt quệ, túng quẫn...
Gia đình anh Khanh (phải) đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
Cứ cách một ngày, anh Khanh lại đến Bệnh viện Quân y 121 (thành phố Cần Thơ) để chạy thận một lần, tính ra đã ròng rã 6 năm. Lúc bệnh chưa nhiều, anh Khanh làm cỏ, xịt thuốc mướn, làm phụ hồ, đi giăng lưới kiếm cá. Dẫu có lúc phải làm thêm công việc nặng nhọc anh cũng không nề hà, miễn sao có tiền lo cuộc sống cho vợ con. Thế nhưng, mấy năm nay, do ảnh hưởng của bệnh, anh chỉ quanh quẩn ở nhà, không thể đi làm, chỉ khi nào thật khỏe thì đi giăng lưới kiếm mớ cá, mớ ốc để bữa cơm nghèo đỡ phần đạm bạc. Anh Khanh cho biết: “Cách đây khoảng 16, 17 năm tôi bị hẹp niệu quản, phải nong niệu quản, rồi dần dần chuyển sang bệnh thận”.
Những năm đầu khi mới phát hiện bệnh, dù cuộc sống khó khăn, gia đình gom góp vay mượn để điều trị bệnh cho anh. Tài sản trong nhà lần lượt ra đi, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Cách đây 6 năm, anh Khanh chuyển sang bị bệnh thận. Căn bệnh hiểm nghèo mà nhiều người hay gọi “bệnh nhà giàu” đã khiến gia đình anh Khanh dần lâm vào khánh kiệt, nợ nần. Lúc đầu, mỗi tuần anh Khanh chạy thận 2 lần. Hai năm nay, số lần chạy thận tăng lên 3 lần mỗi tuần. Dù đã được bảo hiểm y tế thanh toán chi phí, nhưng mỗi lần anh cũng tốn khoảng 70.000 đồng chi phí cho tiền băng, kim tiêm, chưa tính chi phí xe cộ đi lại, ăn uống. Suốt 6 năm qua, gia đình anh Khanh mãi trong vòng lẩn quẩn lo tiền để chạy chữa cho anh.
Anh chia sẻ: Nhìn anh vậy nhưng ngất xỉu lúc nào không hay, nhiều khi cứ như người giả vờ. Hai tay anh Khanh do ghim kim lọc thận nhiều lần, giờ đã chai sần, nhiều chỗ bị phù nề. Gia đình anh Khanh là hộ nghèo ở địa phương, từ ngày anh bệnh nhiều, không thể đi làm, mọi gánh nặng kinh tế gia đình đè nặng lên đôi vai người vợ - chị Huỳnh Thị Hồng Đậm. Để có tiền lo thang thuốc cho chồng, chuyện học hành của con, chị tần tảo sớm hôm. Ban ngày thì chị đi cạo chả thát lát mướn cho một cơ sở tại địa phương, thu nhập khoảng 150.000 đồng mỗi ngày. Những lúc rảnh rỗi ai thuê mướn gì chị cũng làm, miễn sao có tiền để lo cho gia đình.
Trước khi anh Khanh bị bệnh, gia đình có 6 công đất ruộng, nay đất ruộng đã bán hết để lấy tiền chữa bệnh cho anh. Nhìn vợ con vất vả, lo lắng vì mình, anh Khanh rất buồn. Giờ đây, điều anh mong mỏi nhất là có thể đi làm kiếm tiền để cùng vợ lo cho gia đình, nhất là chuyện học hành của hai con. “Thương vợ con phải chịu cực khổ, vất vả, nhưng tôi chẳng giúp được gì. Tôi cũng muốn kiếm công việc gì để làm để đỡ đần cho vợ, nhưng mỗi khi chạy thận về người mệt lắm, không còn chút sức lực”, anh Khanh thở dài.
Điều mà anh Khanh lo lắng là chuyện học hành của hai người con gái. Hiện người con gái lớn của anh học lớp 9, còn người con gái nhỏ học lớp 6. Hai người con gái của anh Khanh đều rất chăm ngoan học giỏi. Trong căn nhà lá lụp xụp ấy chẳng có gì giá trị ngoài những tấm giấy khen được treo trên vách nhà. Nhìn cha đau đớn do bệnh tật, mẹ vất vả sớm hôm, hai chị em luôn bảo ban nhau giúp cha mẹ làm công việc nhà, cố gắng học tập, để cha mẹ không phải lo lắng. Em Đỗ Thị Phương Vy, con gái lớn anh Khanh, cho biết: “Con mong muốn sau này có nghề nghiệp ổn định để lo bệnh tình cho cha cũng như phụ giúp mẹ đỡ phần vất vả”.
Cuộc sống khó khăn, chị Đậm luôn cố gắng, tần tảo sớm hôm, động viên chồng yên tâm chữa bệnh và chưa có lúc nào có ý định cho hai con nghỉ học. Thương hoàn cảnh gia đình, bà con dòng họ gần xa cũng giúp đỡ, nhưng cũng chỉ phần nào. Cuộc sống rất túng thiếu, bởi thu nhập làm ra chẳng được bao nhiêu, trong khi hàng ngày anh Khanh phải uống thuốc và cứ cách ngày phải chạy thận một lần. Khó khăn là vậy, mong rằng với tinh thần tương thân tương ái, mọi người hãy quan tâm, chia sẻ để anh Khanh tiếp tục được chữa bệnh cũng như tạo điều kiện để hai con của anh được học hành đến nơi, đến chốn, có thể thực hiện ươc mơ của mình.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: anh Đỗ Hoàng Khanh, ở ấp Hòa Bình, thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp. Hoặc Đội công tác xã hội Báo Hậu Giang, đường Võ Văn Kiệt, phường V, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Số điện thoại: 0293.3878769.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nuôi chồn hương bước đầu đạt hiệu quả kinh tế
- ·Cụm các tỉnh miền Tây Nam Bộ ký kết giao ước thi đua năm 2024
- ·Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mừng tết Chôl
- ·Bàn giải pháp thúc đẩy việc thực hiện Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã
- ·Đừng tốt với em nữa… để em có thể quên anh
- ·Hớn Quản hoàn thành kế hoạch phát triển KT
- ·Vì sao 32 xe máy cũ đấu giá lên 6,8 tỷ đồng, gấp 100 lần giá khởi điểm?
- ·Kiểm tra tổng thể việc quản lý, sử dụng tiền tài trợ tại các di tích lịch sử
- ·Năm mới, quyết tâm giành thắng lợi mới
- ·Hơn 550 người được quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)
- ·Giá heo hơi hôm nay 19/4/2024: Tăng nhẹ
- ·BPTV và KRT giao lưu hợp tác nội dung, phục vụ khán giả tốt hơn
- ·Ngôi nhà có thiết kế lạ "cản" khói bụi của cặp vợ chồng ở Quảng Ninh
- ·Gần 200 doanh nghiệp tham gia Hội nghị tư vấn, đối thoại về chính sách BHXH
- ·Xót lòng con gái chiến sĩ Trường Sa mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Lễ công bố và trao Quyết định tuyển dụng công chức TAND hai cấp tỉnh Bạc Liêu
- ·Thả hơn 6,8 triệu con tôm post giống về biển nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản
- ·Việt Nam khẳng định cam kết thúc đẩy quyền của người khuyết tật
- ·Phần đất lớn chia cho con mẹ hai…
- ·Khám, tập phục hồi chức năng cho 157 người khuyết tật