【nhận định udinese】Mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ: Vừa khai thác, vừa tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
Trước thực trạng người dân sử dụng nhiều dụng cụ mang tính chất huỷ diệt để khai thác khiến nguồn lợi thuỷ sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, WB (Ngân hàng Thế giới) đã tài trợ 119 triệu USD hỗ trợ 8 tỉnh (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hoà, Sóc Trăng và Cà Mau) thực hiện Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD). Cà Mau đang thực hiện mô hình ngư dân đồng quản lý nghề cá ven bờ.
Trước thực trạng người dân sử dụng nhiều dụng cụ mang tính chất huỷ diệt để khai thác khiến nguồn lợi thuỷ sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, WB (Ngân hàng Thế giới) đã tài trợ 119 triệu USD hỗ trợ 8 tỉnh (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hoà, Sóc Trăng và Cà Mau) thực hiện Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD). Cà Mau đang thực hiện mô hình ngư dân đồng quản lý nghề cá ven bờ.
Tham gia dự án này, ngư dân được giao quyền quản lý hoạt động đánh bắt tại một vùng nước cố định ven biển nhằm bảo vệ tốt khu vực sinh sản của tôm, cá, khai thác hợp lý nguồn lợi, đặc biệt là không đánh bắt bằng các hình thức mang tính huỷ diệt.
Giảm vi phạm
Ông Bùi Văn Tùng, Phó Giám đốc điều hành Dự án CRSD, cho hay: “Bắt đầu triển khai từ năm 2013, Cà Mau có tổng số 7 xã được lựa chọn để triển khai mô hình. Có 2 mô hình thí điểm ở Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời) và xã Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển) đã được triển khai thực hiện. 5 xã còn lại đã hoàn thành giai đoạn xây dựng kế hoạch. Tiến độ có hơi chậm do vướng một số khó khăn về thủ tục, tuy nhiên, trong thời gian tới, ban quản lý sẽ đẩy nhanh hơn nữa tiến độ”.
Khai thác thuỷ sản ven bờ tại ấp Mũi Tràm B, xã Khánh Bình Tây Bắc. |
Ðối với mô hình thí điểm ở xã Khánh Bình Tây Bắc, đây là địa phương có hơn 300 hộ tham gia khai thác thuỷ sản ven bờ với 738 khẩu. Toàn xã có hơn 400 phương tiện có công suất dưới 20 CV khai thác thuỷ sản ven bờ. Ða số các chủ phương tiện này là những hộ không đất, sống ven đê, khai thác chủ yếu bằng lưới 3 màng, lưới rê, lú huế và cả xung điện. Hơn 60% trong số đó là hộ nghèo, nhà cửa tạm bợ, cuộc sống rất khó khăn.
Ông Phan Việt Trung, Tổ trưởng Tổ Ðồng quản lý xã Khánh Bình Tây Bắc, cho biết thêm: “Mô hình bước đầu đi vào hoạt động và người dân cũng dần ý thức cao trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. Ðiều đáng quan tâm nhất là từ khi mô hình Ðồng quản lý được thực hiện, việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản cũng giảm rõ rệt. Người dân ý thức hơn trong việc báo cáo các hoạt động vi phạm về khai thác thuỷ sản của các phương tiện ngoài tỉnh thông qua đường dây nóng”.
Trước đây, tại các ấp như: Mũi Tràm, Mũi Tràm B, Sào Lưới A… của xã Khánh Bình Tây Bắc, người dân luôn phàn nàn các phương tiện ngoài tỉnh vào đây cào cóc, cào bay, trộm ngư cụ…, bây giờ tình hình đó giảm nhiều nhờ mô hình Ðồng quản lý.
Anh Phan Văn Vũ, ngư dân ấp Mũi Tràm B, cho hay, trước đây, là nạn nhân của vấn nạn cào bay, từ người chủ, anh thành người đi làm thuê (đi bạn cho các ghe lớn). Giờ đây có mô hình Ðồng quản lý, anh không còn sợ bọn trộm vì khi phát hiện có trộm, người dân điện thoại đến đường dây nóng báo cho tổ giám sát để tuần tra, xử lý kịp thời. Bà con cũng tin tưởng nhiều vào mô hình này.
Ông Lê Văn Thông, ngư dân ấp Sào Lưới A, cho biết thêm: “Hơn 10 năm làm nghề lưới rùng, tôi thấy tài nguyên biển ngày càng cạn kiệt. Trước đây, mỗi ngày thu về cả tấn cá, giờ 1 ngày chỉ khoảng 100 kg cá, có khi lỗ tiền xăng. Ngư dân địa phương ai cũng muốn có nguồn lợi quanh năm để khai thác, tuy nhiên, nếu không khai thác vào mùa sinh sản thì biết sống bằng nghề gì. Bây giờ thì khác rồi, mô hình Ðồng quản lý có phần vốn giúp đỡ ngư dân sinh kế những tháng vào mùa sinh sản của cá, tôm. Ngoài ra, còn hướng dẫn mô hình làm ăn để người dân thu lợi nhuận khi mùa mưa bão không đánh bắt được. Ðã vậy, mô hình còn có các tổ, đội quản lý để xử lý vi phạm các tàu khai thác trái phép… Qua đó, người dân địa phương phần nào yên tâm hơn trong phát triển nghề khai thác”.
Gỡ khó để mô hình phát huy hiệu quả
Mặc dù kết quả bước đầu tương đối khả quan, tuy nhiên, về lâu dài, để mô hình thực sự được triển khai một cách rộng khắp thì cần giải quyết một số khó khăn như: nhanh chóng thực hiện khung pháp lý theo Nghị định 33 của Chính phủ để giao diện tích mặt nước cho Tổ Ðồng quản lý. Các ban, ngành, địa phương cần mạnh dạn vào cuộc trong hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện phương án sinh kế, tạo nguồn thu nhập ổn định từ khai thác bền vững.
Ông Bùi Văn Tùng thông tin: “Dự án không thiếu tiền, bình quân mỗi mô hình được phân bổ khoảng 2,2 tỷ đồng để xây dựng bộ máy quản lý. Tuy nhiên, lo lắng nhất của chúng tôi là trình độ dân trí của người dân vùng ven biển còn thấp, dẫn đến việc chuyển đổi, đào tạo nghề trong sinh kế còn gặp không ít khó khăn. Vấn đề bàn giao mặt nước biển theo Nghị định số 33 của Chính phủ cũng còn chậm, dẫn đến tiến độ thực hiện dự án bị chậm”.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về lĩnh vực thuỷ sản, mô hình Ðồng quản lý là 1 mắc xích quan trọng trong chuỗi Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững. Mô hình triển khai thành công sẽ góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương./.
Bài và ảnh: Huệ Như
(责任编辑:World Cup)
- ·Trao tiền ủng hộ bé bị ung thư máu
- ·Đề xuất cho chủ đầu tư không đủ năng lực bán lại dự án
- ·“Xe mù” xuống phố
- ·Sẽ hồi tố tính phí dịch vụ chung cư theo thông thủy
- ·Vợ ung thư, chồng nhọc nhằn xách hồ lo kiếm từng đồng
- ·Công an TP.Tân Uyên: Xây dựng tuyến đường “Văn minh đô thị
- ·Bùng nổ nguồn cung căn hộ
- ·Bộ Xây dựng sờ gáy các dự án nhà ở tái định cư
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 10/2018
- ·Chủ đầu tư BĐS: Bỏ con săn sắt, bắt con cá rô
- ·Người tình muốn tôi đứng tên trong giấy khai sinh của con
- ·Thị trường căn hộ nào đang lên ngôi?
- ·Chuyển biến tích cực trên 2 tuyến đường huyết mạch
- ·Bán nhà ở xã hội phải nộp lại 50
- ·Bị lái xe thuê gây tai nạn, ai sẽ có trách nhiệm bồi thường cho tôi?
- ·Sầm Sơn sẽ có sức hút cả hè lẫn đông
- ·Kịp thời ngăn chặn một vụ giả danh lừa đảo qua mạng xã hội
- ·Tăng cường xử lý vi phạm tốc độ, chạy không đúng phần đường
- ·Quảng Bình: Bệnh tật bủa vây căn nhà 3 người
- ·Dùng vốn BĐS sai mục đích: Quy vào tội gì?