【kêt qua bong da cup c1】Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Đột phá về phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 đột phá chiến lược do Đại hội lần thứ XI,ểnnguồnnhacircnlựcchấtlượkêt qua bong da cup c1 XII của Đảng xác định có ý nghĩa, giá trị lâu dài, vẫn còn nguyên giá trị và sẽ được cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Một trong những bài học kinh nghiệm vô cùng quan trọng được Đảng ta đúc kết sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là trong 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ XII chính là ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tế cho thấy, đất nước có phát triển, đi lên hay chậm lại chính là ở đội ngũ cán bộ ở các cấp, trong các ngành, lĩnh vực có năng lực, có trình độ chuyên môn, có sáng tạo, có dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám đột phá và dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung hay không? Như vậy có thể khẳng định rằng, chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến quá trình xây dựng và phát triển đất nước có nhanh và bền vững hay không.
Giám thị coi thi kiểm tra thông tin thí sinh trước khi vào phòng tại kỳ thi tuyển công chức năm 2020 - Ảnh: Văn Đoàn
Tuy nhiên, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh sự thật, nói rõ sự thật để nhận diện và đánh giá đúng sự thật, trong văn kiện trình Đại hội XIII, Đảng đã chỉ rõ những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này, đó là: Đào tạo vẫn thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động…Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội…Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ còn hạn chế, thiếu thể chế về tài chính, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao; thiếu giải pháp đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương. Cơ chế và chính sách cán bộ trong hoạt động khoa học - công nghệ còn nặng về hành chính hóa, chưa tạo được môi trường thuận lợi để phát huy sức sáng tạo, thu hút nhân tài… Bảo hộ sở hữu trí tuệ chưa đạt yêu cầu; chưa gắn kết chặt chẽ giữa khoa học tự nhiên, khoa học - công nghệ và khoa học xã hội - nhân văn, khoa học lý luận chính trị để phục vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Và xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước, tại Đại hội XIII, Đảng đã đề ra một trong những bước đột phá, đó là: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trình Đại hội XIII, ở phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng chỉ rõ: Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đi đôi với cải cách tiền lương, chế độ, chính sách, đãi ngộ, tạo môi trường, điều kiện làm việc để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển; có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Với quan điểm nêu trên, vấn đề đặt ra ở đây là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao như thế nào? Và văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ, đó là phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Vì thực tế cho thấy, có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng lại không gắn với môi trường nghiên cứu và nghiên cứu ra rồi lại không đưa vào ứng dụng thì sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, ngoài sự lãng phí cả về nhân lực và vật lực. Nói cách khác, học mà không có thực hành thì cũng trở thành lãng phí vì vô ích. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước dành cho đào tạo còn hạn chế, thì để có nguồn nhân lực chất lượng cao không thể cứ chờ đợi Nhà nước, mà cần đẩy mạnh xã hội hóa phát triển nhân lực. Cụ thể là khuyến khích doanh nghiệp đặt hàng ở các trường đại học, viện nghiên cứu. Đồng thời, khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư mở trường đại học, viện nghiên cứu chất lượng cao.
Và vấn đề quan trọng nữa ở đây là hệ thống giáo dục quốc dân cần phải được nhanh chóng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế; trong đó tập trung đổi mới chương trình, nội dung theo hướng phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân. Điều này hoàn toàn đúng với mọi thời đại, mọi quốc gia.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nói tóm lại, giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Có tài mà không đem tài năng phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội thì khả năng đó chẳng ích lợi gì. Ngược lại, nếu có tài mà hành động trái đạo đức thì chẳng những vô ích mà còn có hại, bởi tài cao mà không có đạo đức thì càng nguy hại cho xã hội.
Và xuất phát từ truyền thống “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, tại Đại hội XIII, Đảng ta đã đặc biệt chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Đây được xem là khâu then chốt của nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo quan điểm của Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Như vậy, nội dung của khâu đột phá về nguồn nhân lực theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng đã rõ, vấn đề còn lại là mỗi ngành, địa phương quán triệt, triển khai thực hiện vấn đề này như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương. Cụ thể là với Bình Phước, yêu cầu đặt ra hiện nay là làm sao thu hút, đào tạo được đội ngũ bác sĩ giỏi; đội ngũ kỹ sư giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có khả năng sáng tạo cao trong các lĩnh vực quy hoạch đô thị, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các mặt hàng nông sản…
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Dân bị đầu độc, lãnh đạo Sở vội đi đám cưới
- ·Diễn biến vụ án mạng trong quán karaoke ở Quảng Trị khiến 3 người thương vong
- ·Bắt giữ thiếu niên 14 tuổi cướp tài sản, hiếp dâm phụ nữ 60 tuổi
- ·Xét xử cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh liên quan vụ AIC
- ·Đánh răng dưới 500ml nước để bảo vệ môi trường
- ·Chiếm đoạt hơn 50 tỷ, nguyên phó giám đốc chi nhánh ngân hàng ở Quảng Nam bị bắt
- ·Xe nào được đi trước trong trường hợp này?
- ·Công an khám xét nhà nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm
- ·Bằng lái xe của Singapore có được sử dụng tại VN?
- ·Xe nào được đi trước trong trường hợp này?
- ·Bé gái chấp nhận chết để mẹ không mắc nợ
- ·Xe nào được đi trước trong trường hợp này?
- ·Bắt giữ thiếu niên 14 tuổi cướp tài sản, hiếp dâm phụ nữ 60 tuổi
- ·Xét xử cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh liên quan vụ AIC
- ·Thủ tục lập website bán nông sản
- ·Hai phụ nữ 'nổ' là đại gia ở Phú Yên, mượn tiền của nhiều người rồi chiếm đoạt
- ·Bắt quả tang cán bộ cơ sở cai nghiện ma túy ở Hà Nội đánh bạc
- ·Tài xế xe chở rác đập phá taxi: Công an TP.HCM thông tin
- ·Cha bán vé số, hai con bệnh không tiền chạy chữa
- ·Bắt kẻ trộm hơn 10kg bạc của cửa hàng trang sức ở Bình Dương