【lich bong da la liga】Đà Nẵng hướng tới phát triển tàu điện ngầm; Quảng Trị sắp có thêm khu công nghiệp 2.000 tỷ
Đó là những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.
Đắk Nông đề xuất quy hoạch sân bay lưỡng dụng Nhân Cơ
Đắk Nông muốn tận dụng và mở rộng sân bay Nhân Cơ trước đây để đầu tư phục vụ cho mục đích quốc phòng và dân sự trong giai đoạn sau năm 2030.
Một góc cụm công nghiệp chế biến nhôm tại địa phận xã Nhân Cơ,ĐàNẵnghướngtớipháttriểntàuđiệnngầmQuảngTrịsắpcóthêmkhucôngnghiệptỷlich bong da la liga huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông. |
UBND tỉnh Đắk Nông vừa có văn bản gửi Bộ GTVT góp ý quy hoạch tổng thể mạng lưới cảng hàng không, đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cụ thể, UBND tỉnh Đắk Nông cho biết hiện trên địa bàn tỉnh này chỉ có duy nhất một phương thức vận tài là đường bộ; trong khi đó điều kiện địa hình khó khăn nên việc đi lại không thuận lợi, hạn chế việc thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế và du lịch. Hơn nữa, hiện nay Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã cho phép xây dựng sân bay tại tỉnh Mondulkiri (tỉnh giáp ranh với tỉnh Đắk Nông) trên diện tích khoảng 600ha.
Vì vậy, UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị Bộ GTVT bổ sung quy hoạch cảng hàng không lưỡng dụng Nhân Cơ, trước mắt đầu tư xây dựng sân bay quân sự trên cơ sở tận dụng và mở rộng sân bay Nhân Cơ trước đây để phục vụ cho mục đích quốc phòng và dân sự, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; thời gian đầu tư trong giai đoạn 2030 – 2050.
Trước đó, UBND tỉnh Đắk Nông đã có nhiều văn bản và nhiều lần trực tiếp đề nghị với các cơ quan Trung ương, tuy nhiên hiện nay việc quy hoạch cảng hàng không trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vẫn chưa được chấp thuận. Trong dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT không quy hoạch cảng hàng không trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Ngoài cảng hàng không Nhân Cơ,UBND tỉnh Đắk Nông còn đề nghị Bộ GTVT ưu tiên đầu tư đoạn đường bộ cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành trong giai đoạn 2021-2025; điều chỉnh thời gian đầu tư xây dựng đoạn đường sắt Đắk Nông - Chơn Thành trong giai đoạn 2021-2030 để phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa (đặc biệt là đáp ứng nhu cầu vận chuyển bô xít và các sản phẩm ngành nhôm, phù hợp tiến độ xây dựng và vận hành khu công nghiệp Nhân Cơ).
TP.HCM trao giấy phép và chủ trương đầu tư 15 dự án, tổng vốn 2,37 tỷ USD
Chính quyền TP.HCM vừa trao giấy phép đầu tư, chủ trương đầu tư cho 15 dự án của các doanh nghiệptrong và ngoài nước, với tổng số vốn đầu tư gần 2,37 tỷ USD (khoảng 54.656 tỷ đồng).
Hoạt động tại doanh nghiệp FDI ở Khu công nghệ cao TP.HCM |
Trong số 15 Dự án, có 8 dự án được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và điều chỉnh dự án đầu tư với số vốn đầu tư tăng thêm khoảng 23.145 tỷ đồng.
Trong số các dự án này, đáng kể nhất là dự án Khu phức hợp thông minh – Thủ Thiêm Eco Smart City với tổng vốn đầu tư 20.100 tỷ đồng tại khu chức năng số 2A trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm do công ty Công ty Lotte Properties HCMC (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.
Một số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vốn đầu tư lớn đã tăng vốn đầu tư dịp này, như: Dự án của Intel Việt Nam (Hoa Kỳ), tăng vốn 475 triệu USD; dự án của Công ty TNHH Nipro Việt Nam (Nhật Bản), tăng vốn hơn 270 triệu USD; dự án Nhà máy sản xuất bánh kẹo và kem của Công ty CJ Việt Nam (Hàn Quốc), tăng vốn hơn 20 triệu USD…
Cũng trong dịp này, chính quyền TP.HCM cũng trao chủ trương đầu tư cho 5 dự án với tổng vốn đầu tư gần 15.000 tỷ đồng. Trao giấy phép xây dựng một số dự án bất động sản, trong đó có dự án chung cư Cô Giang (quận 1) với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng do Công ty cổ phần Phát triển Đất Việt làm chủ đầu tư…
Liên quan đến công tác cải thiện môi trường đầu tư, theo báo cáo, thời gian qua, Tổ công tác về đầu tư do UBND TP.HCM thành lập, được nhìn nhận là mô hình sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Trong 3 năm, với 32 buổi làm việc, 110 dự án, lĩnh vực liên quan đến đầu tư trên địa bàn Thành phố đã được đưa vào chương trình làm việc của Tổ công tác. Nhiều “điểm nghẽn” quan trọng được tháo gỡ, nhiều dự án lớn, trọng điểm của thành phố tìm được “lời giải” cho những khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, có 18 nội dung liên quan đến 4 nhóm vấn đề chính đã được Tổ công tác kết luận chỉ đạo chung về mặt chủ trương, định hướng. Tổ công tác cũng đã kết luận hướng xử lý vướng mắc đối với 92 dự án (trong đó có 51 dự án bất động sản; 21 dự án liên quan đến phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao thông; 18 nội dung liên quan đến phát triển hạ tầng xã hội, phục vụ người dân và 02 dự án liên quan đến hoạt động sản xuất). Ngoài ra, 108 đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng được Tổ công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý.
Trong 92 dự án được Tổ công tác kết luận hướng xử lý vướng mắc nêu trên, hiện có 35 dự án, với tổng mức đầu tư hơn 320.000 tỷ đồng, cơ bản thực hiện xong nội dung chỉ đạo, các khó khăn đã được tháo gỡ, đang triển khai thực hiện các bước đầu tư tiếp theo. 57 dự án cần đánh giá lại pháp lý, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lấy ý kiến hướng dẫn của các Bộ ngành hoặc xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để củng cố hồ sơ pháp lý, làm cơ sở để tiếp tục triển khai thực hiện dự án…
Long An cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà máy điện LNG vốn 3 tỷ USD
Nhà máy LNG Long An I & II có diện tích 90 ha, đặt trong Khu dịch vụ Công nghiệp Đông Nam Á rộng 239 ha thuộc Dự án Cảng Quốc tế Long An chuẩn bị khởi công xây dựng.
Ngày 21/3/2021, UBND tỉnh Long An đã trao Quyết định chủ trương đầu tư và cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Nhà máy Điện LNG Long An I&II cho Công ty VINACAPITAL GS ENERGY PTE. LTD thực hiện đầu tư tại Khu dịch vụ Công nghiệp Đông Nam Á thuộc Dự án Cảng Quốc tế Long An.
Vốn đầu tư Nhà máy ước tính 3 tỷ USD, dự kiến bắt đầu vận hành vào tháng 12/2025. Dự án có công suất dự kiến 3.000 MW, bao gồm hai nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp, công suất mỗi nhà máy 1.500 MW, do Công ty VINACAPITAL GS ENERGY PTE. LTD. là chủ đầu tư.
Cũng trong ngày 21/3, Đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính Trị - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, cùng Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa có buổi kháo sát vị trí xây dựng Nhà máy điện LNG Long An I & II tại Khu dịch vụ Công nghiệp Đông Nam Á – thuộc Dự án Cảng Quốc tế Long An (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công tác chuẩn bị mặt bằng để khởi công xây dựng Nhà máy điện LNG Long An I & II.
Bên cạnh đó là sự điều phối và hợp tác chặt chẽ giữa nhà đầu tư, địa phương và các bộ, ngành liên quan, nhanh chóng và kịp thời trong thời gian đầu, tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy quá trình triển khai xây dựng Nhà máy điện LNG Long An I & II đúng tiến độ yêu cầu.
Cảng Quốc tế Long An do Đồng Tâm Group làm Chủ đầu tư, có khả năng tiếp nhận tàu 30.000 - 70.000 DWT, tổng chiều dài cầu cảng là 1.670m, đang trong quá trình vừa xây dựng vừa khai thác.
Bên cạnh Khu Dịch vụ Công nghiệp 239 ha là Khu Công nghiệp 396 ha, cũng nằm trong Khu liên hợp Dịch vụ Cảng biển cùng các tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu trọn gói cho các doanh nghiệp đến đầu tư.
Hiện chủ đầu tư đang xúc tiến hoàn tất các thủ tục pháp lý xin mở rộng quy mô cầu cảng số 8 và 9 có công suất thiết kế đón tàu trọng tải lên đến 100.000 DWT. Khi đó, tổng chiều dài liên tục của bờ cảng lên đến 2.368 m.
Quy mô công suất hàng hóa thông quan đạt hơn 80 triệu tấn/năm. Cảng Quốc tế Long An cũng mong muốn các cơ quan chức năng thường xuyên quan tâm, nạo vét, duy tu luồng sông Soài Rạp để không chỉ cảng Quốc tế Long An mà các các khác trong khu vực cũng có thể nâng cao khả năng tiếp đón các tàu Quốc tế trọng tải lớn.
Ngoài ra, chủ đầu tư còn có kế hoạch xây dựng cầu Cảng chuyên dụng, phục vụ khai thác hàng lỏng của các tàu chuyên chở hàng lỏng, dầu, khí hóa lỏng.
Tất cả các hạng mục đang được khẩn trương triển khai xây dựng đúng theo tiến độ, hoàn thành vào năm 2023, theo định hướng phát triển Cảng Quốc tế Long An thành Cảng biển đa năng, giàu tiềm lực.
Trong năm 2020, Cảng Quốc tế Long An đã ký kết hợp tác chiến lược với các cảng khu vực ĐBSCL, tạo điều kiện xúc tiến phát triển mạng lưới vận chuyển hàng hóa đa phương thức, đó cũng là tiền đề để Cảng quốc tế Long An trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ đi các khu vực và quốc tế, góp phần giảm giá thành hàng hóa của các doanh nghiệp trong vùng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong 2 tháng đầu năm 2021, lượng hàng hoá xuất nhập thông qua Cảng Quốc tế Long An đạt gần 200.000 tấn. Bên cạnh đó, Cảng Quốc tế Long An đã ký kết hợp tác với các dự án điện gió, chính thức trở thành một trung tâm lắp dựng điện gió chiến lược cho khu vực phía Nam.
Việc đầu tư xây dựng và khai thác Nhà máy điện LNG Long An I & II tại dự án Cảng Quốc tế Long An chính là bước ngoặt quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của vùng ĐBSCL.
Cần khắc phục sự chắp vá khi điều chỉnh quy hoạch Sân bay quốc tế Nội Bài
Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa có công văn số 1613/BKHĐT – KCHTĐT gửi Bộ GTVT tham gia ý kiến đối với hồ sơ điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo nghiên cứu của Tư vấn điều chỉnh quy hoạch, hiện nhà ga hành khách (cả quốc tế và nội địa) của Nội Bài đều trong tình trạng vượt công suất thiết kế. |
Theo đó, liên quan đến dự báo nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa thông qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng, để đảm bảo sự chính xác của kết quả dự báo, đề nghị cập nhật số liệu về vận tải hành khách và hàng hóa thông qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đến hết năm 2019 hoặc năm 2020 (nếu có).
Bộ Kế hoạch và đầu tư đánh giá, Tư vấn ADP (Cộng hòa Pháp) chủ yếu dựa vào kết quả dự báo đã có sẵn của Cục Hàng không Việt Nam để đưa ra kết quả dự bảo. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Tư vấn thực hiện dự báo độc lập về sản lượng hành khách và hàng hóa thông qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, trong đó làm rõ phương pháp dự báo, công thức dự báo, tránh tình trạng dự báo nhu cầu như nhiều Dự án BOT thời gian qua.
Về phương án quy hoạch, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhấn mạnh, quy hoạch điều chỉnh phải đảm bảo tầm nhìn, khắc phục sự chắp vá của kiểu làm quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài từ trước đến nay.
Hiện nay, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hiện có 2 đường cất hạ cánh kích thước 3.800mx45m và 3.200mx45m, nhưng chỉ đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn của ICAO. Đối với nội dung nay, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị Bộ GTVT làm rõ nếu quy hoạch xây dựng thêm đường cất hạ cánh số 3 ở phía Nam kích thước 3.300mx45m thì có đạt được mục tiêu quy hoạch đạt cấp 4F hay không.
Về phương án quy hoạch cho tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, báo cáo quy hoạch đưa ra các phương án quy hoạch với giả định lưu lượng hành khách và hàng hóa thông qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài vào năm 2050 lần lượt là 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa. Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị cần làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định được mức lưu lượng hành khách và hàng hóa như nêu ở trên.
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành nhằm cụ thể hóa quy hoạch ngành quốc gia theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Quy hoạch. Hiện nay, Quy hoạch phát triển GTVT hàng không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 mới xác định mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, chưa có tầm nhìn đến năm 2050.
Bên cạnh độ, Bộ GTVT đang lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ), hiện đang lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương; chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Vì vậy, để đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị Bộ GTVT cân nhắc, tiến hành phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng khuyến nghị Bộ GTVT rà soát hồ sơ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo tính kết nối, đồng bộ, kế thừa với các quy hoạch có liên quan (như quy hoạch phát triển đô thị, mạng lưới giao thông của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận) đúng như yêu cầu tại Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp triển khai lập đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo nghiên cứu của Tư vấn điều chỉnh quy hoạch, hiện nhà ga hành khách (cả quốc tế và nội địa) của Nội Bài đều trong tình trạng vượt công suất thiết kế. Nhà ga hàng hóa hiện đã bị quá tải, không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Dự báo đến năm 2025, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ thông 47,2 triệu hành khách, 1,2 tấn hàng hóa. Con số này vào năm 2030 là 63,1 triệu hành khách, 2 triệu tấn hàng hóa.
Căn cứ trên chỉ tiêu quy hoạch sân bay cấp 4F, khai thác các loại tàu bay lớn nhất hiện nay như B777-X, B747-8, B777-300ER và A380, quy mô đến năm 2030 đạt 63 triệu hk/năm và 2 triệu tấn hàng hoá/năm; đến năm 2050 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đạt 100 triệu hk/năm và 5 triệu tấn hàng hoá/năm, tư vấn đã đưa ra cấu hình khai thác cụ thể cho từng giai đoạn.
Theo đó, đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ có 3 đường cất hạ cánh, trong đó giữ nguyên 2 đường CHC hiện hữu phía Bắc và xây dựng mới 1 đường CHC phía Nam cách đường CHC 1B hiện hữu 2.200m. Hệ thống đường lăn, sân đỗ được xây dựng đồng bộ với đường CHC và nhà ga. Giai đoạn này, Cảng hàng không quốc tế sẽ có 3 nhà ga hành khách, trong đó mở rộng T2 + T1 đạt công suất 30 - 40 triệu khách/năm và xây dựng mới T3 phía Nam công suất 30 triệu khách/năm.
Giai đoạn đến năm 2050, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ có 4 đường CHC, trong đó xây dựng mới 1 đường CHC phía Bắc và 1 đường CHC phía Nam (tạo thành cặp đường CHC). Đường CHC 1B được sử dụng làm đường lăn trên sân đỗ. Hệ thống đường lăn, sân đỗ được xây dựng đồng bộ với đường CHC và nhà ga.
Thời điểm này, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ có 4 nhà ga hành khách, trong đó phá bỏ nhà ga T1 để xây dựng mới T4 công suất 25 triệu hk/năm và xây dựng mới nhà ga T5 phía Nam công suất 25 triệu hk/năm khi có nhu cầu.
Đề xuất khởi công đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau vào năm 2022
Tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có chiều dài 156km, đi qua các tỉnh: Vĩnh Long (10,54 km); Cần Thơ (5,45 km); Hậu Giang (20,27 km); Sóc Trăng (64,56 km); Bạc Liêu (51,89 km); Cà Mau (3,38 km).
Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận vừa kiến nghị Bộ GTVT xem xét, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau với dự kiến khởi công năm 2022 và hoàn thành cơ bản năm 2025.
Một đoạn Quốc lộ 1 qua Bạc Liêu. |
Cụ thể, đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được nghiên cứu với điểm đầu tại nút giao Chà Và (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long), cầu Cần Thơ 2 cách cầu Cần Thơ hiện tại khoảng 4,5km về phía hạ lưu; điểm cuối tại nút giao với tuyến tránh Tắc Vân (đường tránh quốc lộ 1 qua Tp. Cà Mau). Toàn tuyến dài 156km trong đó: đoạn qua Vĩnh Long dài 10,54 km; Cần Thơ 5,45 km; Hậu Giang 20,27 km; Sóc Trăng 64,56 km; Bạc Liêu 51,89 km và Cà Mau 3,38 km.
Trong giai đoạn 1, đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sẽ xây dựng theo quy mô 2 làn xe cao tốc hạn chế, chiều rộng 13,75m, vận tốc 80km/h; đường dân sinh 1 làn xe, nền đường rộng 5m. Ở giai đoạn hoàn thiện, tuyến sẽ được nâng cấp theo tiêu chuẩn 4 làn xe cao tốc rộng 24,75m (4 làn xe cơ giới 3,75m, chiều rộng dải phân cách giữa và dải an toàn 2,25m, chiều rộng dải dừng xe khẩn cấp 6 m và chiều rộng lề đất l,5m). Riêng với 30,9km đi trùng với cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ xây dựng quy mô 6 làn xe cao tốc, rộng 32,25m; vận tốc thiết kế 100 km/h.
Theo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, vào tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ có kết luận chỉ đạo khẩn trương triển khai Dự án đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đồng thời giao UBND tỉnh Cà Mau là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đoạn tuyến Bạc Liêu - Cà Mau; riêng đoạn đoạn Cần Thơ - Bạc Liêu đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Trên cơ sở đó, tư vấn đề xuất phân chia Dự án đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thành 2 Dự án thành phần gồm: Dự án thành phần 1 (đoạn Cần Thơ - Bạc Liêu) đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và Dự án thành phần 2 (đoạn Bạc Liêu - Cà Mau) đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Cụ thể đoạn Cần Thơ - Bạc Liêu dài 107,4 km có điểm đầu nối với đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ tại nút giao Chà Và kết nối Quốc lộ 1 tại địa phận thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long; điểm cuối giao với đường tỉnh 978 tỉnh Bạc Liêu tại km 97+630. Do tư vấn tính toán đến năm 2025 cầu Cần Thơ mới mãn tải nên xây cầu Cần Thơ 2 sau năm 2025. Vì vậy, tư vấn đề xuất đầu tư 92km đoạn Cần Thơ - Bạc Liêu trước năm 2025, còn 15 km đoạn nút giao Chà Và và đoạn giao với Quốc lộ 91 đầu tư sau năm 2025.
Đoạn Bạc Liêu - Cà Mau dài 49,41km với điểm đầu giao với đường tỉnh 978 tỉnh Bạc Liêu tại km97+630, điểm cuối tại nút giao với tuyến tránh quốc lộ qua TP. Cà Mau tư vấn kiến nghị đầu tư PPP trước năm 2025.
Theo tính toán của tư vấn, tổng mức đầu tư Dự án đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau giai đoạn 1 thực hiện theo hình thức đầu tư công là khoảng 37.611 tỉ đồng cho đoạn nút giao Quốc lộ 91 - đường Nam sông Hậu đến đường tỉnh 978 Bạc Liêu; giai đoạn hoàn thiện tổng mức đầu tư 64.036 tỉ đồng.
TP.HCM: Cấp thiết xác định giá trị vốn vay ODA còn lại cho dự án metro số 1
UBND TP.HCM kiến nghị Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh xem xét chủ trì một buổi làm việc để giải quyết dứt điểm việc xác định giá trị vốn vay ODA còn lại của dự án.
Tổng khối lượng thực hiện của toàn dự án Metro số 1 đã đạt 82,5% (ảnh: Lê Toàn) |
UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh về xác định giá trị vốn vay ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương cho Dự án xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (Metro số 1).
Theo UBND Thành phố, hiện nay, tổng khối lượng thực hiện của toàn dự án đạt 82,5%. Chủ đầu tư đang phối hợp với các tư vấn, nhà thầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu mục tiêu năm 2021 hoàn thành công tác thi công, lắp đặt thiết bị để chuẩn bị vận hành khai thác.
Tuy nhiên, cho đến nay, vướng mắc của việc xác định giá trị vốn ODA cấp phát còn lại vẫn chưa được tháo gỡ, mặc dù UBND Thành phố đã nhiều lần có văn bản báo cáo, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và đã làm việc với lãnh đạo Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm giải quyết về những quan điểm khác biệt trong việc xác định giá trị còn lại theo tiền Yên và hay tiền Đồng.
Hiện nay, vướng mắc trong việc xác định giá trị vốn ODA cấp phát còn lại của dự án đã ảnh hưởng đến công tác giải ngân kế hoạch vốn.
Cụ thể, năm 2020, dự án đã được phân bổ số vốn là 2.185 tỷ đồng nhưng đã không giải ngân được. Năm 2021, dự án được phân bổ số vốn là 2.484,293 tỷ đồng hiện vẫn chưa có cơ sở để giải ngân.
Do đó, nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý chặt chẽ trong việc bố trí vốn và giải ngân cho dự án, UBND Thành phố kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh xem xét, chấp thuận chủ trì một buổi làm việc với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tháo gỡ vướng mắc, giải quyết dứt điểm việc xác định giá trị vốn vay cấp phát từ ngân sách Trung ương còn lại của dự án.
Các khu công nghiệp Đồng Nai muốn tăng mật độ xây dựng lên 70%
Đó là kiến nghị của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai nêu ra tại cuộc họp với UBND tỉnh và các sở, ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các khu công nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Sở Xây dựng giải quyết nhanh hồ sơ quy hoạch xây dựng chi tiết các khu công nghiệp để tăng tỷ lệ mật độ xây dựng. Ảnh: Hương Giang. |
Theo đó, ngày 22/3, bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai và các sở, ngành để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2020 và quý I/2021.
Theo báo cáo của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai thì mặc dù bị ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng tình hình thu hút đầu tư, xây dựng phát triển hạ tầng trong các khu công nghiệp của tỉnh năm 2020 vẫn đạt kết quả cao hơn kế hoạch. Cụ thể, các khu công nghiệp tỉnh đã thu hút gần 1,3 tỷ USD, đạt 115% so với kế hoạch năm. Riêng quý I/2021, các khu công nghiệp tại Đồng Nai thu hút 10 Dự án FDI đầu tư mới và 19 dự án mở rộng hoạt động với tổng vốn đầu tư 320 triệu USD. Đồng thời, cấp mới 1 dự án trong nước và 1 dự án tăng vốn với tổng số tiền là 750 tỷ đồng. Các dự án mới đều có ngành nghề đa dạng, phù hợp định hướng thu hút của tỉnh như: công nghiệp hỗ trợ, các dự án có ứng dụng công nghệ hiện đại, dự án thân thiện với môi trường...
Tại cuộc họp nói trên, đại diện Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị xử lý nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai trong khu công nghiệp gồm: thủ tục giao đất; bồi thường giải phóng mặt bằng; mật độ xây dựng trong khu công nghiệp ở Đồng Nai mới đạt 40-60% thấp hơn quy định Bộ Xây dựng cho phép tối đa 70%. Do đó, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai cho tăng mật độ xây dựng để có thêm đất công nghiệp cho thuê; cấp phép điện năng lượng mặt trời mái nhà; cần có quy định và hướng dẫn đối với việc tái sử dụng nước thải.
Trước các kiến nghị trên, bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các sở, ngành hỗ trợ giải quyết nhanh những vướng mắc tại các khu công nghiệp. Trong đó, ưu tiên việc bồi thường giải phóng mặt bằng để hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp và có thêm đất công nghiệp thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài. Đáng chú ý, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu Sở Xây dựng giải quyết nhanh hồ sơ quy hoạch xây dựng chi tiết các khu công nghiệp để tăng tỷ lệ mật độ xây dựng.
Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất của Intel
Nhà máy lắp ráp và kiểm định (ATM) tại TP.HCM của Tập đoàn Intel (Mỹ), nhiều khả năng sẽ tiếp tục được rót thêm vốn đầu tư trong thời gian tới.
Nhà máy lắp ráp và kiểm định (ATM) tại TP.HCM là một trong 10 địa điểm sản xuất và có quy mô phòng sạch lớn nhất trong hệ thống toàn cầu của Intel. |
Trao đổi về kết quả hoạt động sau 15 năm nhận giấy phép đầu tư vào Việt Nam, ông Kim Huat Ooi, Phó chủ tịch phụ trách sản xuất và vận hành, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (IPV) nhớ lại, tháng 3/2007, nhà máy được khởi công xây dựng với vốn đầu tư đăng ký 1,04 tỷ USD, đánh dấu sự bắt đầu cho ngành công nghệ bán dẫn tại Việt Nam. Năm 2010, nhà máy này chính thức đi vào sản xuất.
Theo ông Kim Huat Ooi, trong 10 năm qua, IPV đã đạt những mốc quan trọng về sản xuất, xuất khẩu. Đó là, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức 50 tỷ USD, đã xuất khẩu 2 tỷ đơn vị sản phẩm.
“Năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19, song IPV vẫn ghi nhận kim ngạch xuất khẩu kỷ lục là 13,1 tỷ USD, chiếm gần 70% tổng giá trị xuất khẩu của Khu công nghệ cao TP.HCM”, ông Kim Huat Ooi thông tin.
Đầu năm nay, Tập đoàn Intel đã công bố đầu tư thêm 475 triệu USD cho nhà máy IPV, nâng tổng vốn đầu tư tại Việt Nam lên hơn 1,5 tỷ USD.
Theo đại diện IPV, các công nghệ mới nhất, hiện đại nhất của Intel được đầu tư cho nhà máy tại Việt Nam. Đó là công nghệ Intel Hybrid và các công nghệ sản xuất sản phẩm 5G, Intel Core thế hệ thứ 10.
“Các công nghệ này được đưa vào để phục vụ sản xuất, lắp ráp, kiểm định các sản phẩm mới, mở rộng danh mục sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam”, đại diện IPV cho biết.
Với tổng vốn đầu lên đến hơn 1,5 tỷ USD, nhà máy tại Việt Nam của Intel không chỉ là nhà máy chế tạo ATM lớn nhất trong hệ thống, mà còn có đủ nguồn lực duy trì công nghệ hiện đại, nâng công suất chế tạo từ 13 triệu đơn vị lên 15-16 triệu đơn vị sản phẩm/tuần…
Tính đến nay, IPV có quy mô phòng sạch lớn nhất trong hệ thống Intel toàn cầu và là đơn vị tiếp nhận đầu tư công nghệ cao lớn nhất của Mỹ vào Việt Nam. Công ty có hơn 2.700 nhân viên.
"Intel sẽ tiếp tục đầu tư vào cơ sở vật chất, chuyển đổi công nghệ lắp ráp và thử nghiệm, đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển đội ngũ của mình tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào khi các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam đang phục vụ hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới”, ông Kim Huat Ooi cho biết.
Ngoài việc tăng rót vốn đầu tư, trong 10 năm qua, IPV rất chú trọng phát triển chuỗi cung ứng nội địa phục vụ yêu cầu sản xuất ngày càng cao.
Cụ thể, số lượng nhà cung cấp nội địa của IPV đã tăng từ 20 đơn vị năm 2010 lên 180 đơn vị vào năm 2020. Chi tiêu cho cung ứng hàng hóa và dịch vụ nội địa đã tăng hơn 420% trong cùng thời gian.
IPV cũng là nhà máy đầu tiên có 100% nhà cung ứng đạt số điểm tuyệt đối 200/200 về tuân thủ Bộ quy tắc đạo đức của Hiệp hội Liên minh doanh nghiệp có trách nhiệm. Bộ tiêu chuẩn được xây dựng để đảm bảo trong ngành điện tử và chuỗi cung ứng có điều kiện làm việc an toàn, người lao động được đối xử tôn trọng và bình đẳng, các hoạt động kinh doanh được tiến hành có trách nhiệm với môi trường và tuân thủ đạo đức kinh doanh…
Trao đổi về kế hoạch phát triển dài hạn của Intel, ông Kim Huat Ooi khẳng định, Intel không chỉ là một nhà đầu tư lớn, mà còn là một đối tác lâu dài, có trách nhiệm, cùng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Ông Kim Huat Ooi chia sẻ, việc Intel tăng đầu tư không chỉ là minh chứng cho thấy môi trường đầu tư tại Việt Nam rất thuận lợi, hấp dẫn, mà còn là lực hút các Dự án FDI vào Việt Nam, trong đó có Dự án Công viên khoa học và công nghệ TP.HCM đang được đầu tư, xây dựng.
Nguồn tin của Báo Đầu tư cho biết, trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 15 năm Intel đầu tư vào Việt Nam, với tên gọi “Tạo dựng tương lai cho Intel và Việt Nam”, nhiều khả năng vào cuối năm nay, hãng công nghệ hàng đầu thế giới này sẽ công bố một dự án đầu tư mới với quy mô lớn.
Quảng Ninh bố trí gần 58,7 nghìn tỷ đồng đầu tư hạ tầng giai đoạn 2021 - 2025
Ngày 24/3, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII tổ chức Kỳ họp thứ 23 – kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ 2016 - 2021 và xem xét thông qua 11 nghị quyết quan trọng.
Phát biểu khai mạc Kỳ họp, ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, nhấn mạnh: Kỳ họp thứ 23 - kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ 2016 - 2021 là dịp để tập trung nhìn lại chặng đường 5 năm qua, đánh giá khách quan, toàn diện kết quả hoạt động của HĐND, UBND tỉnh, của các vị đại biểu HĐND tỉnh.
Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIII. |
Kỳ họp đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động. Đồng thời, đề xuất các giải pháp để tiếp tục đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh nhiệm kỳ mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng các cấp ngay từ năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2021 - 2026. HĐND tỉnh đã xem xét các báo cáo tổng kết hoạt động trong nhiệm kỳ 2016-2021 của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Toà án Nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, để triển khai kịp thời các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời xem xét thảo luận, quyết nghị một số vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền.
Các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh đã biểu quyết thông qua 11 nghị quyết tại kỳ họp, trong đó có nhiều nghị quyết quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: phân bổ chi tiết nguồn vốn kế hoạch đầu tư công năm 2021; phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều; kế hoạch đầu tư công trung hạn phần vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025; một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh; thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, để thực hiện dự án, công trình trên địa bàn tỉnh đợt 1/2021...
Ngay tại kỳ họp, các đại biểu đã nhất trí giai đoạn 2021 - 2025, Quảng Ninh tiếp tục kiên trì thực hiện phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước làm vốn mồi để kích thích, khai thác tối đa nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là từ khu vực tư nhân, phát triển hình thức đối tác công – tư. Nguồn vốn mồi sẽ được tập trung đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghệ, hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển. Dự kiến, nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách tỉnh Quảng Ninh cho giai đoạn 2021 - 2025 là gần 58,7 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2021, dự kiến vốn phân bổ gần 11,7 nghìn tỷ đồng.
Về hạ tầng giao thông, Quảng Ninh ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông có tính liên kết cao, các khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển để tạo ra các trung tâm kết nối hạ tầng dịch vụ, giao thông quốc tế; thu hút đầu tư xây dựng, phát triển, hoàn thiện hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển trọng tâm là: Con Ong – Hòn Nét, Hải Hà, Vạn Ninh, Nam Tiền Phong…
Bên cạnh đó, tỉnh quy hoạch, xây dựng các bến du thuyền tiêu chuẩn quốc tế tại vịnh Cửa Lục; tập trung nguồn lực hoàn thành dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1 và 3 trong năm 2021; đường dẫn và cầu ra cảng tổng hợp Hòn Nét – Con Ong trong năm 2022; cầu Cửa Lục 2 và đường kết nối từ cầu Cửa Lục 2 đến thôn Đồng Trà, xã Đồng Lâm, dự án đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến thị xã Đông Triều…
Về hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, Quảng Ninh ưu tiên bố trí vốn để xây dựng hạ tầng thiết yếu, các công trình có tính lan tỏa làm cơ sở kêu gọi thu hút đầu tư các dự án chế biến, chế tạo công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp thông minh; các dự án có casino, du lịch biển đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp đẳng cấp quốc tế…
Trong đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư hoàn thành các dự án: xây dựng hạ tầng khu tái định cư xã Hạ Long (Vân Đồn); dự án đường trục chính trung tâm khu đô thị Cái Rồng – giai đoạn 2, khu kinh tế Vân Đồn trong năm 2021; xây dựng hoàn chỉnh nút giao Đầm Nhà Mạc (tại km20+050, đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng), đường nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến đường tỉnh 338…
Giai đoạn 2016 – 2021, Quảng Ninh đã phân bổ hơn 49 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách cho đầu tư ở các lĩnh vực. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020, ước đạt gần 345 ngàn tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với giai đoạn 2011 – 2015, trong đó vốn ngoài nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân gần 20%/năm.
Đầu tư ngoài nhà nước trên địa bàn Cần Thơ giai đoạn 2016-2020 đạt 217.591 tỷ đồng
Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Thành ủy Cần Thơ về thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước đến năm 2020 vừa diễn ra chiều 24/3/2021.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị |
Theo báo cáo của Thành ủy Cần Thơ, với quyết tâm thu hút hiệu quả nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nhằm khai thác tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển thành phố, trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn TP. Cần Thơ đạt 280.080 tỷ đồng, cơ bản đạt mục tiêu đề ra theo Nghị quyết số 06-NQ/TU và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Cần Thơ lần thứ XIII.
Trong đó, riêng đầu tư ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ 77,7% (217.591 tỷ đồng gồm: vốn đầu tư trong nước, ngoài ngân sách 210.700 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6.891 tỷ đồng. Chưa bao gồm Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II, vốn đăng ký 30.560 tỷ đồng được Thủ tướng Chính phủ Quyết định chủ trương đầu tư ngày 31/12/2020).
Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước giảm bình quân 19,16%/năm; vốn khu vực ngoài nhà nước tăng 33,27%/năm và vốn khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 3,11%/năm, gấp 1,55 lần thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 (180.690 tỷ đồng); tăng từ 43.672 tỷ đồng (thực hiện năm 2016) lên 83.893 tỷ đồng (ước thực hiện 2020).
Công tác huy động và sử dụng tương đối hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã đem lại một số kết quả tích cực trong thực hiện các cân đối lớn của nền kinh tế thành phố. Trong đó, tăng trưởng kinh tế thành phố GRDP duy trì tốc độ tăng ở mức khá, ước giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 7,53%/năm. Mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu theo chiều rộng, đã có sự chuyển dịch sang kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, trong đó chiều sâu là chủ yếu; hình thành những động lực tăng trưởng mới, mô hình mới. Quy mô nền kinh tế ước đến năm 2020 đạt 120.000 tỷ đồng, gấp 1,45 lần so với năm 2016; GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 97,2 triệu đồng, gấp 1,48 lần so với năm 2016.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp và giảm đáng kể tỷ trọng khu vực nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả; tăng dần tỷ trọng các ngành chế tạo, chế biến, có hàm lượng công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh. Ước đến cuối năm 2020, tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,24%, giảm 2,02% so năm 2016; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 32,71%, tăng 0,33%; khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 60,05%, tăng 1,69%.
Kết quả thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 có sự tăng trưởng ổn định. Đa số các nguồn thu, sắc thuế đều đạt dự toán hàng năm, đảm bảo nguồn ngân sách cho thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tổng thu ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu giao ước thực hiện 56.756 tỷ đồng, tăng bình quân 9,49%/năm. Quản lý chi ngân sách hiệu quả, tiết kiệm; tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 60.735 tỷ đồng.
Thành phố quan tâm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, thông qua việc thực hiện các nhiệm về cải cách thủ tục hành chính, năng cao năng lực cạnh trạnh, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp; các tổ chức tín dụng tạo thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn, mở rộng tín dụng lãi suất hợp lý...
Phát triển doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, năm 2020 cấp mới đăng ký kinh doanh cho 1.500 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn đăng ký 9.500 tỷ đồng, tăng 28,3% về số lượng doanh nghiệp và tăng 90,1% về số vốn đăng ký so năm 2016; nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động lên khoảng 9.300 doanh nghiệp, qui mô vốn bình quân 11 tỷ đồng/doanh nghiệp, chiếm khoảng 26% doanh nghiệp cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký tăng vốn trên 30,8% với số vốn tăng bình quân đạt 15 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Mặc dù đạt kết quả quan trọng như nêu trên, nhưng theo Thành ủy Cần Thơ, chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn thành phố vẫn còn hạn chế. Còn nhiều Dự án đầu tư có quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa tương xứng với năng lực, lợi thế và những chính sách ưu đãi của thành phố. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực đầu tư ngoài nhà nước, đầu tư nước ngoài còn khiêm tốn. Một số dự án có tiến độ triển khai chậm so với chủ trương đầu tư và chấp thuận đầu tư.
Năng lực nội tại của nền kinh tế địa phương chưa cao, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển biến chậm; trong cơ cấu nội bộ ngành vẫn chưa phát triển đồng đều, các ngành mũi nhọn ưu tiên, chủ lực, công nghệ cao chiếm tỷ lệ thấp, sự phân bố về hạ tầng công nghiệp, dịch vụ còn tập trung ở địa bàn trung tâm, khu đô thị và ven đô thị, bán kính hẹp. Dịch vụ logistics tuy có nhiều tiềm năng nhưng phát triển còn yếu, quy mô nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ.
Việc triển khai thực hiện về một số chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, khuyến khích xã hội hóa đầu tư chưa đạt kết quả như kỳ vọng; môi trường đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn thu hút đầu tư. Công tác xúc tiến thương mại, thông tin đối ngoại và hoạt động kinh tế đối ngoại từng lúc chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập quốc tế và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Lê Quang Mạnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị thành phố về tầm quan trọng của nhiệm vụ thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển bền vững thành phố. Xác định nhiệm vụ thu hút đầu tư ngoài ngân sách là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị của thành phố và của toàn xã hội. Quá trình thực hiện phải bám sát tinh thần Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động số 03-CTr/TU ngày 04/11/2020 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, hoàn thành công tác lập Quy hoạch phát triển TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Triển khai lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện theo quy định. Từng ngành, từng địa phương phải xây dựng quy hoạch của ngành, địa phương mình thật cụ thể, rõ ràng, bám sát thực tiễn và nhu cầu nhà đầu tư để có qui hoạch tích hợp chung của thành phố chất lượng tốt. Từ đó mới chỉ ra được cho nhà đầu tư là đến Cần Thơ làm gì, làm ở đâu?
Tăng cường công tác theo dõi, rà soát và giám sát đầu tư các dự án, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư đảm bảo việc triển khai, xây dựng các dự án theo đúng quy hoạch được duyệt. Thường xuyên và kịp thời hỗ trợ các nhà đầu tư đang hoạt động tại thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc một cách hiệu quả. Chủ động tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng, chiến lược. Tiếp tục mời gọi đầu tư và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, cần tập trung thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, nâng cao tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp. Tập trung cho 2 khu công nghiệp mới được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch. Từng bước tạo sự liên kết giữa các khu công nghiệp trên địa bàn Cần Thơ và các địa phương khác từ khâu nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm để hình thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao.
Đồng thời phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vùng; là cơ sở để thành phố phát huy vai trò trung tâm, động lực phát triển vùng; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế.
Tăng cường cải cách hành chính, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, công nghệ mới, tiên tiến và chất lượng cao; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của bộ máy hành chính các cấp.
“Với quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tôi tin tưởng rằng, sau Hội nghị này, các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân thành phố sẽ tiếp tục nêu cao ý thức, cộng đồng trách nhiệm, tiếp tục đẩy mạnh các chính sách thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố”, ông Lê Quang Mạnh nói.
Bắc Giang thiết kế không gian phát triển cho 30 năm tới
Bắc Giang là địa phương đầu tiên hoàn tất Báo cáo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, giúp địa phương hiện thực hóa những mục tiêu tham vọng.
Ngày 22/3 vừa qua, Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch.
Một góc thành phố Bắc Giang |
Đây là bản quy hoạch tỉnh đầu tiên của cả nước, đồng nghĩa đây cũng là bản quy hoạch đầu tiên được thẩm định.
Theo ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, với những kết quả ấn tượng, toàn diện, vượt bậc trên các lĩnh vực đạt được trong những năm qua, nhất là những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang vẫn còn rất nhiều dư địa phát triển cho giai đoạn tới.
Bắc Giang có diện tích 3.895 km2, đứng thứ 35 cả nước, nguồn nhân lực 1,9 triệu dân, đứng thứ 12 cả nước. Trong vài năm gần đây, Bắc Giang phát triển mạnh trong lĩnh vực công nghiệp và đô thị dịch vụ. Nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã tới khảo sát, đầu tư quy mô lớn tại Bắc Giang, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của đô thị, dịch vụ.
Để tạo bước phát triển đột phá thời gian tới, quan điểm định hướng của tỉnh là phát triển nhanh, bền vững, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó trọng tâm là công nghiệp - đô thị - dịch vụ, phấn đấu đến năm 2030, Bắc Giang là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bày tỏ ấn tượng với kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt tăng trưởng GRDP năm 2020 của Bắc Giang đạt 13%, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận, trong những năm qua, Bắc Giang đã chuyển mạnh trong cơ cấu kinh tế sang công nghiệp.
Với định hướng đó, tỉnh Bắc Giang đã Báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh gồm 750 trang, được chia thành 8 phần, trong đó phân tích chung về điều kiện riêng và đặc thù của tỉnh dưới góc nhìn địa kinh tế và địa chính trị; phân tích và đánh giá chi tiết về hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện của hệ thống hạ tầng, tiềm năng tài nguyên và các nguồn lực của tỉnh, từ đó đưa ra phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức (phân tích SWOT) để đánh giá thời kỳ phát triển 10 năm qua và rút ra bài học kinh nghiệm cho thời kỳ tiếp theo.
Từ đó, tỉnh Bắc Giang đã đưa ra quan điểm lựa chọn phương án, mục tiêu, định hướng phát triển dựa trên phân tích tổ chức vùng cho thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2050; xây dựng phương án phát triển hệ thống đô thị và nông thôn, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng môi trường; đưa ra các giải pháp thực hiện quy hoạch dựa trên phân tích các nguồn lực có khả năng tận dụng…
Đánh giá về nội dung quy hoạch, Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh cho rằng, Báo cáo tổng thể Quy hoạch tỉnh Bắc Giang cơ bản phù hợp với yêu cầu, quy định về nội dung quy hoạch tỉnh quy định tại Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, phù hợp với Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 20/1/2020.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, các ý kiến của chuyên gia trong Hội đồng cơ bản thống nhất với nội dung quy hoạch, đồng thời đề nghị nghiên cứu, giải trình thêm.
Với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định cũng dành nhiều ý kiến góp ý cho báo cáo của địa phương.
Đánh giá Bắc Giang đang đặt mục tiêu phát triển đầy tham vọng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, công việc của Hội đồng thẩm định là làm thế nào để có bản kế hoạch hiện thực hóa các mục tiêu đó.
“Chúng tôi đánh giá rất cao tỉnh Bắc Giang đã chủ động cùng với Viện Chiến lược phát triển lập quy hoạch này nhưng không ‘phó mặc’ cho tư vấn. Các sở, ban, ngành của Bắc Giang đã thực sự vào cuộc, chính những người ‘chủ nhân’ đó, hơn ai hết, hiểu vấn đề của tỉnh và có thể quyết định vấn đề của mình một cách chính xác nhất”, Bộ trưởng nói.
Quảng Trị có thêm khu công nghiệp quy mô hơn 2.000 tỷ đồng
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định chủ trương đầu tư Dự án khu công nghiệp Quảng Trị.
Dự án do 3 nhà đầu tư: Công ty liên doanh TNHH khu công nghiệp Việt Nam - Singapore; Công ty cổ phần đô thị Amata Biên Hòa; Sumitomo Corporation.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức thực hiện thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng; cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, trong đó có chuyển mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật; đảm bảo diện tích đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng để thực hiện Dự án phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất tại Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 14/11/2018; tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai và pháp luật có liên quan trong quá trình tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị; đảm bảo không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án; Nhà đầu tư đáp ứng điều kiện được Nhà nước cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, chỉ đạo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị yêu cầu Nhà đầu tư thực hiện trồng rừng thay thế hoặc hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Lâm nghiệp.
Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng trị và các cơ quan liên quan phối hợp với Nhà đầu tư triển khai phương án đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định; thực hiện các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
Đà Nẵng hướng tới phát triển tàu điện ngầm
Có nhiều phương án về phát triển tàu điện ngầm và xe điện bánh sắt đã được tư vấn nước ngoài đưa ra với Đà Nẵng.
Trong những lần làm việc với tư vấn ngân hàng Thế giới (WB) về các Dự án hạ tầng giao thông và tái phát triển đô thị Đà Nẵng, ông Lê Văn Trung, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP. Đà Nẵng luôn tha thiết kiến nghị lãnh đạo TP. Đà Nẵng và WB có những bước đi thiết thực trong việc hỗ trợ Thành phố xây dựng hệ thống giao thông công cộng thông minh, thân thiện môi trường và phù hợp với chiến lược quy hoạch hạ tầng trong tương lai cũng như có thể giải quyết được bài toán 5 triệu dân mà Đà Nẵng đang hướng tới.
Nhiều phương án về phát triển tàu điện ngầm và xe điện bánh sắt đã được tư vấn nước ngoài đưa ra với Đà Nẵng. |
Là đơn vị tư vấn cho Đà Nẵng về Dự án di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị, WB từng nhiều lần đưa ra tư vấn đề xuất sau khi di dời ga đường sắt ra khỏi nội đô, Đà Nẵng nên tận dụng hệ thống đường ray xe lửa hiện tại để thu hút đầu tư dự án hệ thống xe điện bánh sắt kết hợp hệ thống tàu điện ngầm. Từ những tư vấn đó, Đà Nẵng đã cụ thể hóa phương án đầu tư hạ tầng cho giai đoạn phát triển tiếp theo mang tính bền vững với việc duyệt Danh mục Kêu gọi đầu tư dự án tàu điện ngầm và hệ thống xe điện bánh sắt với vốn đầu tư hơn 54.500 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, nếu thu hút đầu tư được dự án này, Đà Nẵng sẽ hình thành hệ thống hai trục tàu điện ngầm kết nối các quận trung tâm. Hệ thống bao gồm trục Đông - Tây kết nối từ Nam Ô 1 (quận Liên Chiểu), đi qua trung tâm Thành phố (quận Thanh Khê và Hải Châu), đến khu biển Mỹ Khê (phường An Hải Đông, quận Sơn Trà), nối với trục Đông - Tây của giao thông công cộng Thành phố. Trục thứ hai là tuyến Nam - Bắc, kết nối khu Sơn Trà Tịnh Viên (bán đào Sơn Trà), khu lân cận sân bay (quận Hải Châu), đến Khuê Trung (quận Cẩm Lệ).
Ngoài ra, Đà Nẵng tiếp tục kêu gọi nguồn vốn đầu tư 7.490 - 14.990 tỷ đồng để thực hiện Dự án tàu điện kết nối TP. Đà Nẵng với Hội An (Quảng Nam). “Dự án này đã đưa vào quy hoạch chung mạng lưới tuyến vận tải công cộng để làm cơ sở triển khai và đề xuất bố trí vốn”, ông Chinh nói.
Ông Lê Văn Trung nhắc lại bản hợp đồng ghi nhớ hợp tác giữa Công ty Seoul Metro (Hàn Quốc) với Sở Giao thông - Vận tải TP. Đà Nẵng (từ tháng 1/2018), với mục tiêu hợp tác, hỗ trợ không hoàn lại cho Đà Nẵng trong việc phát triển mạng đường sắt đô thị phù hợp với tình hình thực tế. Theo ông Trung, qua nhiều năm rà soát, nghiên cứu, phân tích thay đổi dân số và tình hình giao thông Đà Nẵng, Công ty Seoul Metro đã đề xuất mạng lưới các tuyến đường sắt đô thị TP. Đà Nẵng gồm 2 tuyến tàu điện ngầm và 8 tuyến xe điện bao phủ khu vực trung tâm Thành phố, kết nối bãi biển, sân bay, các trục đường chính, đáp ứng nhu cầu đi lại theo cả hai hướng Bắc - Nam và Đông - Tây.
Trong khi đó, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng đã có những tư vấn cho Đà Nẵng về đầu tư xây dựng 4 tuyến tàu điện ngầm với tổng chiều dài 90 km, sử dụng hệ thống xe buýt nhanh, đường sắt nhẹ với kết cấu trên mặt đất, trên cao và đi ngầm.
Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên xuất phát từ Nhà hát Trưng Vương. Tại đây sẽ có hai nhánh, gồm rẽ phải đi lên KCN Hòa Khánh và rẽ trái đi về phía ngã ba Hòa Cầm. Tổng vốn đầu tư cho dự án này lên đến hơn 6 tỷ USD.
Trong lần làm việc gần đây nhất với WB, ông Lê Trung Chinh (khi đó là Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng) cũng trao đổi định hướng hợp tác giữa WB Việt Nam và Đà Nẵng giai đoạn 2021- 2030 là xúc tiến các dự án động lực đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó có Dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị, cùng nhiều dự án khác về giao thông.
Trước những đề xuất này từ phía Đà Nẵng, Giám đốc WB Việt Nam, bà Carolyn Turk cam kết sẽ cùng các chuyên gia WB rà soát, xem xét kỹ lưỡng và sớm có ý kiến về các đề xuất của TP. Đà Nẵng đối với việc gia hạn Dự án Phát triển bền vững TP. Đà Nẵng. Đồng thời, WB Việt Nam đề nghị UBND TP. Đà Nẵng khẩn trương làm việc với các bộ, ngành để sớm triển khai chương trình cho vay “Hỗ trợ chính sách phát triển” (DPO) với giá trị tài trợ dự kiến cho TP. Đà Nẵng là 100 triệu USD, tạo điều kiện để nguồn vốn vay ưu đãi được sử dụng linh hoạt cho nhu cầu đầu tư đang còn rất lớn của Đà Nẵng.
Trình phương án đầu tư tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú trong tháng 4/2021
Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú thuộc Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương theo phương thức PPP (hợp đồng BOT) sẽ được Bộ GTVT ưu tiên triển khai sớm.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại họp kiểm điểm tiến độ chuẩn bị đầu tư Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương theo phương thức PPP (hợp đồng BOT).
Nút giao Dầu Giây giữa Quốc lộ 1 và cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây đồng thời là điểm khởi đầu của tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú. |
Theo người đứng đầu ngành GTVT, đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú là Dự án cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng nhằm kết nối khu vực Đông Nam Bộ với Tp.HCM. Vì vậy, Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Thăng Long, Tư vấn và các đơn vị liên quan tập trung nghiên cứu, đáp ứng tiến độ yêu cầu để sớm triển khai thực hiện Dự án.
Liên quan đến phần vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho Dự án, Bộ trưởng Bộ GTVT đồng ý phương án sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước để chi phí Giải phóng mặt bằng (GPMB), chi phí cơ quan có thẩm quyền và các chi phí hỗ trợ khác cho Dự án theo quy định của Luật PPP, nhằm tăng tính khả thi, thu hút nhà Nhà đầu tư tư nhân tham gia. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao Vụ Kế hoạch - Đầu tư tổng hợp nguồn vốn hỗ trợ cho Dự án này để báo Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đồng ý về nguyên tắc việc điều chỉnh cục bộ hướng tuyến đoạn qua rừng phòng hộ Tân Phú; đồng thời giao Ban QLDA Thăng Long chỉ đạo Tư vấn nghiên cứu cụ thể phương án điều chỉnh để thoả thuận, thống nhất với địa phương. Lưu ý phương án lựa chọn đảm bảo giảm thiểu ảnh hưởng chiếm dụng đất rừng phòng hộ và đẩy nhanh tiến độ, thủ tục triển khai Dự án trong giai đoạn tiếp theo.
Ban QLDA Thăng Long cũng được yêu cầu chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức đi khảo sát hiện trường, làm việc với địa phương ngay trong tháng 3/2021 để nghiên cứu lựa chọn phương án tối ưu để báo cáo Bộ GTVT.
Đơn vị tư vấn lập dự án cũng sẽ phải nghiên cứu các phương án bố trí mặt cắt ngang giai đoạn 1 (4 làn xe hạn chế), so sánh cụ thể để lựa chọn phương án tối ưu, đảm bảo yếu tố kỹ thuật, kinh tế và thuận lợi trong việc mở rộng giai đoạn hoàn chỉnh (4 làn xe hoàn chỉnh); trong đó có nghiên cứu phương án nền đường đầu tư quy mô giai đoạn hoàn chỉnh. Bộ trưởng Bộ GTVT thống nhất phương án đầu tư các công trình trên tuyến theo quy mô mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh.
Đối với phương án GPMB, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu nghiên cứu GPMB toàn bộ theo quy mô quy hoạch giai đoạn hoàn chỉnh ngay trong giai đoạn 1; đồng thời, giải phóng toàn bộ mặt bằng trong phạm vi (lõi) nút giao để hạn chế chia cắt dân sinh, sản xuất.
Giao Ban QLDA Thăng Long nghiên cứu, đề xuất phương án tổ chức triển khai sớm công tác GPMB ngay sau khi có nguồn vốn NSNN bố trí cho Dự án.
“Về tiến độ thực hiện, Ban QLDA Thăng Long phải hoàn thiện hồ sơ trình Bộ xem xét, quyết định trong tháng 4/2021”, Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo.
Trước đó, vào đầu tháng 3/2021, Ban QLDA Thăng Long đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án thành phần 1: đoạn Dầu Giây – Tân Phú giai đoạn I, thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.
Theo đề xuất của Ban QLDA Thăng Long, Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có điểm đầu (Km0) giao với Quốc lộ 1 tại Km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc Tp.HCM - Long Thành – Dầu Giây, thuộc địa phận xã Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, cách ngã ba Dầu Giây khoảng 2,7km về phía Bắc (tại xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai); điểm cuối tại Km59+594, giao cắt với QL20 tại Km69+400, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 59,6km được đầu tư hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100km/h, trong đó phân kỳ giai đoạn 1 xây dựng với quy mô 4 làn xe hạn chế, chiều rộng nền đường 17m), vận tốc khai thác 80km/h. Tổng mức đầu tư Dự án bao gồm cả lãi vay trong thời gian thi công xây dựng là 6.619,234 tỷ đồng.
Ban QLDA Thăng Long đề xuất đầu tư Dự án theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, trong đó nhà đầu tư huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện đầu tư xây dựng công trình dự án, thu hồi vốn thông qua thu phí sử dụng đường bộ; Nhà nước hỗ trợ kinh phí 1.300 tỷ đồng thực hiện Dự án. Với doanh thu từ thu phí lưu lượng trên cao tốc đoạn Dầu Giây - Tân Phú theo quy mô 17m và nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, Dự án đảm bảo khả năng hoàn vốn cho Nhà đầu tư trong khoảng thời gian dưới 15,5 năm khai thác.
Nếu được thông qua, chủ trương đầu tư, Dự án sẽ tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư (bao gồm cả thành lập doanh nghiệp dự án và ký kết hợp đồng Dự án) từ quý IV/2021 - quý I/2022; khởi công công trình vào quý IV/2022; hoàn thành công trình và đưa vào khai thác vào quý I/2025.
Chọn tốc độ cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dải tốc độ được lựa chọn không chỉ quyết định công nghệ, chi phí đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, mà còn làm thay đổi diện mạo của ngành đường sắt trong 30 năm tới.
Cho đến thời điểm này, Liên danh tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vẫn kiên định phương án đề xuất với các cơ quan chức năng cách đây 2 năm.
Việt Nam sẽ xây dựng thêm tuyến đường sất tốc độ cao trục Bắc - Nam. Trong ảnh: Ga Hà Nội của tuyến hiện hữu. Ảnh: Đ.T |
Theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt - đơn vị được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) giao nhiệm vụ chủ đầu tư Dự án lập Báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, vào cuối tháng 1/2021, Liên danh tư vấn là Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) - Công ty Tư vấn và Đầu tư GTVT (TRICC) - Công ty cổ phần Tư vấn GTVT phía Nam (TEDI South) đã gửi nghiên cứu bổ sung phương án đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vận tải hành khách, hàng hóa với tốc độ từ 160 km/h đến dưới 200 km/h như yêu cầu của Bộ GTVT và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
“Tư vấn vẫn bảo lưu phương án sẽ xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao có vận tốc thiết kế 350 km/h, vận tốc khai thác 320 km/h và chưa có phương án cụ thể về việc chạy chung tàu khách, tàu hàng với tốc độ từ 160 km/h đến dưới 200 km/h như yêu cầu”, ông Vũ Nam Nguyên, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết.
Trước đó, vào cuối tháng 12/2020, trong vai trò là Cơ quan Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã có Công văn số 8879/BKHĐT-GSTĐĐT đề nghị Bộ GTVT bổ sung nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Công văn số 8879 cho biết, vào tháng 7/2019, Cơ quan Thường trực của Hội đồng Thẩm định Nhà nước Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã gửi hồ sơ xin ý kiến thẩm định của các thành viên Hội đồng và các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Qua nghiên cứu sơ bộ và tổng hợp các ý kiến góp ý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã lựa chọn tốc độ thiết kế 350 km/h, cạnh tranh với hàng không. Tuy nhiên, công nghệ đường sắt này chỉ khai thác tàu khách, chứ không khai thác cho tàu hàng.
Bên cạnh đó, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án phân tích kịch bản 2 là “nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa khai thác chung tàu khách và tàu hàng có tốc độ 200 km/h” có khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn, tác động nhiều đến xã hội do tuyến đường sắt hiện hữu đi qua nhiều khu đô thị (chi phí đầu tư lên tới 40 tỷ USD), trong khi phương án đầu tư tuyến mới như kịch bản 3 - xây dựng thêm tuyến đường sắt mới để khai thác cả tàu khách và tàu hàng lại không được đem ra so sánh.
Để có đủ tài liệu cung cấp cho đơn vị tư vấn thẩm tra, phục vụ việc đánh giá các kịch bản, phương án đầu tư Dự án được khách quan, toàn diện và thỏa đáng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ GTVT bổ sung thêm phương án vận tải hành khách và hàng hóa với dải tốc độ từ 160 km/h đến dưới 200 km/h như Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/2/2015 về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Tổng thể phát triển giao thông - vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định (theo hướng tuyến lựa chọn trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án).
Trong Văn bản số 295/TEDI-TTSB gửi Ban Quản lý dự án đường sắt, TEDI khẳng định phương án được lựa chọn trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án là phù hợp với chiến lược và quy hoạch đường sắt.
Cụ thể, phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ 160 - 200 km/h không phải là đường sắt tốc độ cao theo định nghĩa của Hiệp hội Đường sắt quốc tế. Bên cạnh đó, Quyết định số 214/QĐ-TTg và Quyết định số 1468/QĐ-TTg cũng không định hướng xây dựng một tuyến đường sắt thường đi song song với tuyến đường sắt hiện hữu trên hành lang Bắc - Nam. Thay vào đó, trong 2 quyết định trên, Chính phủ xác định xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao với hạ tầng khai thác tốc độ 350 km/h, trước mắt khai thác tốc độ 160 - 200 km/h.
Theo ông Đào Ngọc Vinh, Phó tổng giám đốc TEDI, ngoài việc không phù hợp với Quyết định số 214/QĐ-TTg và Quyết định số 1468/QĐ-TTg, phương án xây dựng tuyến đường sắt mới tốc độ từ 160 km/h đến 200 km/h cũng không đáp ứng nhu cầu vận tải và tính kinh tế.
Đại diện TEDI cho biết, với phương án này, nhu cầu vận tải ở cự ly trung bình của đường sắt hiện tại sẽ chuyển sang tuyến đường sắt mới, đồng thời nhu cầu vận tải hành khách đường dài sẽ chuyển sang hàng không. Điều này dẫn đến quá tải đối với tuyến đường sắt mới và hàng không, trong khi tuyến đường sắt hiện hữu dôi thừa nhiều năng lực.
Liên quan chi phí đầu tư, TEDI cho biết, trong hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tư vấn đã tính toán sơ bộ và so sánh phương án tốc độ cao tốc độ 200 km/h khai thác riêng tàu khách với phương án đường sắt tốc độ cao tốc độ 350 km/h. Theo đó, tổng mức đầu tư của phương án tốc độ 200 km/h chạy riêng tàu khách và tàu hàng vào khoảng 46 tỷ USD, thấp hơn khoảng 15 tỷ USD so với phương án chạy 350 km/h.
Trong trường hợp khai thác chung với tàu hàng (dự kiến tốc độ khai thác tàu hàng là 120 km/h), ngoài các ga hành khách, tuyến đường sắt mới sẽ phải bổ sung 20 ga hàng hóa, 74 ga xép tránh tàu, 4 điểm depot tàu hàng…
TEDI tính toán, với trường hợp khai thác chung tàu khách và tàu hàng trên đường sắt xây mới, tổng mức đầu tư Dự án sẽ khoảng 56,7 tỷ USD. Đó là chưa kể đến chi phí vận hành, bảo trì phát sinh...
Tháng 2/2019, Bộ GTVT đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Theo đó, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được nghiên cứu trong phạm vi 20 tỉnh/thành phố dọc từ Hà Nội vào TP.HCM.
Dự án dự kiến phương án tổ chức chạy tàu với tốc độ chạy tàu lớn nhất là 320km/h. Trên tuyến sẽ tổ chức các đoàn tàu thuộc các khu đoạn: Ngọc Hồi - Vinh, Ngọc Hồi - Đà Nẵng, Ngọc Hồi - Nha Trang, Thủ Thiêm - Nha Trang, Thủ Thiêm - Đà Nẵng, Ngọc Hồi - Thủ Thiêm (tàu suốt Bắc - Nam).
Dự kiến tổng mức đầu tư của Dự án là 1.334.233 tỷ đồng (58,71 tỷ USD).
Vĩnh Long: Trên 3.000 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đông Bình
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 410/QĐ-TTg đồng ý chủ trương đầu tư Dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đông Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Dự án do Công ty CP Đầu tư TNI Vĩnh Long làm chủ đầu tư, thực hiện tại xã Đông Bình và xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Khu công nghiệp Bình Minh (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) |
Dự án có quy mô sử dụng đất 350 ha, với tổng vốn đầu tư là 3.026,719 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 454,008 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án không quá 36 tháng kể từ ngày được nhà nước bàn giao đất. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp Quyết định chủ trương đầu tư.
Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long hướng dẫn nhà đầu tư cập nhật tiến độ thực hiện dự án cho phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với quy định tại Điểm d Khoản 8 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2014, trong đó lưu ý tiến độ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.
Đồng thời, UBND tỉnh Vĩnh Long chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung tiếp thu, giải trình và thẩm định theo quy định của pháp luật; triển khai thực hiện dự án phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chịu trách nhiệm về việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan...
UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long yêu cầu nhà đầu tư: Ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án theo quy định; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu phát hiện khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định của pháp luật về khoáng sản; góp đủ số vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án, bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp đầu tư các dự án và hoạt động kinh doanh khác ngoài dự án này...
Bộ Giao thông Vận tải ủng hộ đầu tư Sân bay Quảng Trị theo hình thức PPP
Bộ GTVT vừa có công văn số 2444/BGTVT - ĐTCT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trước mắt giao UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trên cơ sở đó trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đồng thời chủ trương đầu tư và giao cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án.
Phối cảnh sân bay Quảng Trị. |
Theo Bộ GTVT, Cảng hàng không Quảng Trị thuộc kết cấu hạ tầng giao thông có tổng mức đầu tư khoảng 4.400 tỷ đồng phù hợp với lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP và quy mô đầu tư đối với dự án PPP theo quy định tại Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức PPP.
“Trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn chế, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị theo phương thức PPP là phù hợp với chủ trương huy động nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tương tự như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã được đầu tư, Cảng hàng không Phan Thiết và Sa Pa đang chuẩn bị đầu tư”, công văn số 244 của Bộ GTVT nêu rõ.
Được biết, Cảng hàng không Quảng Trị được xác định là cảng hàng không nội địa giai đoạn đến năm 2030 theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 và Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 188/QĐ-BGTVT ngày 26/1/2021. Cảng hàng không Quảng Trị có chức năng sân bay dân dụng dùng chung quân sự quy mô cấp 4C (sân bay quân sự cấp II), công suất 1 triệu HK/năm và 3.100 tấn HH/năm, diện tích sử dụng khoảng 316ha; địa điểm tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đang xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, Cảng hàng không Quảng Trị được định hướng là cảng hàng không nội địa nằm trong hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; công suất dự kiến đến năm 2030 là 1 triệu hành khách/năm.
Do vậy, việc chuẩn bị đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị, theo đánh giá của Bộ GTVT, là phù hợp với quy hoạch được phê duyệt cũng như định hướng phát triển trong tổng thể quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc.
Vào đầu thàng 3/2021, UBND tỉnh Quảng Trị đã có công văn đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cảng hàng không Quảng Trị theo hình thức PPP và giao cho tỉnh này làm Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện Dự án.
UBND tỉnh Quảng Trị cho biết là đã chủ động ưu tiên nguồn lực của địa phương để thực hiện cắm mốc quy hoạch sử dụng đất và GPMB. Công trình này đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn như Tập đoàn T&T, FLC… quan tâm nghiên cứu triển khai Dự án theo hình thức PPP.
Ông Võ Văn Hưng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá Cảng hàng không Quảng Trị khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải, tạo động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; khai thác tiềm năng lợi thế một tỉnh ven biển có chiều dài bờ biển 75km, thu hút đầu tư vào khu kinh tế trọng điểm, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Quảng Trị, đặc biệt là du lịch tâm linh.
Chính thức tái cấp vốn cho các khoản vay trị giá 4.000 tỷ đồng của Vietnam Airlines
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 450/QĐ – TTG ngày 26/3/2021 quy định về việc ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng sau khi các tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines) vay bổ sung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội (Nghị quyết của Quốc hội) và Nghị quyết số 24/NQ-CP ngày 29/7/2020 của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Nghị quyết số 194/NQ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (Nghị quyết của Chính phủ).
Các khoản hỗ trợ về tín dụng của cổ đông Nhà nước sẽ tiếp thêm động lực quan trọng để Vietnam Airlines đứng vững, trước khi phục hồi và vượt qua tác động của dịch Covid -19. |
Theo đó, Ngân hàngNhà nước thực hiện tái cấp vốn bằng đồng Việt Nam, không có tài sản bảo đảm trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng và số tiền cho vay của các khoản cho vay của tổ chức tín dụng đối với Vietnam Airlines theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ. Tổng số tiền giải ngân tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỷ đồng.
Các khoản cho vay của tổ chức tín dụng đối với Vietnam Airlines được tái cấp vốn là các khoản cho vay của tổ chức tín dụng đối với Vietnam Airlines theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ do Vietnam Airlines xác định. Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm; lãi suất áp dụng đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn thực hiện theo quy định tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Theo Quyết định số 450, thời hạn tái cấp vốn theo đề nghị của tổ chức tín dụng, tối đa bằng thời hạn của khoản cho vay của tổ chức tín dụng theo Nghị quyết và không vượt quá 364 ngày. Khoản tái cấp vốn được tự động gia hạn 2 lần tại thời điểm đến hạn đối với dư nợ gốc tái cấp vốn còn lại; thời gian gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn; tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 3 năm.
Ngân hàng Nhà nước sẽ giải ngân tái cấp vốn theo đề nghị của tổ chức tín dụng và đảm bảo số dư gốc khoản tái cấp vốn sau khi giải ngân không vượt quá dư nợ gốc khoản cho vay của tổ chức tín dụng theo Nghị quyết; trong thời gian tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn, trường hợp dư nợ gốc khoản tái cấp vốn vượt quá dư nợ gốc khoản cho vay của tổ chức tín dụng theo Nghị quyết, tổ chức tín dụng có trách nhiệm chủ động hoàn trả lại Ngân hàng Nhà nước số tiền vượt này theo quy định tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ dừng giải ngân tái cấp vốn khi giải ngân hết 4.000 tỷ đồng nhưng không muộn hơn ngày 31/12/2021.
Các tổ chức tín dụng cho Vietnam Airlines vay có trách nhiệm xem xét và quyết định việc cho Vietnam Airlines vay theo Nghị quyết và quy định của pháp luật; theo dõi riêng khoản vay của Vietnam Airlines theo Nghị quyết; thỏa thuận với Vietnam Airlines về lãi suất, số tiền, thời hạn vay, hình thức bảo đảm tiền vay... phù hợp với khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, tài sản bảo đảm của Vietnam Airlines và tình hình tài chính của Vietnam Airlines đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19; chịu trách nhiệm về quyết định cho vay đối với Vietnam Airlines.
Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm trả nợ tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước đầy đủ, đúng hạn và thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Vietnam Airlines có trách nhiệm căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ và phương án sử dụng vốn của Vietnam Airlines để vay vốn tại các tổ chức tín dụng đã được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có ý kiến đồng ý, Vietnam Airlines xác định khoản vay và thông báo để tổ chức tín dụng cho vay biết sau khi xác định; đảm bảo tổng số tiền vay của các khoản vay của Vietnam Airlines theo Nghị quyết tối đa là 4.000 tỷ đồng. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Yêu cầu xử lý 2 thanh tra vắng mặt trong buổi quét bài thi tại Hà Giang
- ·Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ, Thường vụ Quốc hội chất vấn để 'giám sát lại'
- ·Người phụ nữ ở Hà Nội mất 1,5 tỷ đồng sau cài đặt 1 phần mềm trên điện thoại
- ·Quảng Ninh ứng phó với bão Yagi, yêu cầu không để thiệt hại về người do chủ quan
- ·Nhận định bóng đá World Cup 2018 trận đấu Bồ Đào Nha vs Tây Ban Nha
- ·Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Ảnh hưởng của bão số 3 Yagi trên diện rộng, kéo dài
- ·Loạt công trình vi phạm vẫn hoạt động sau chỉ đạo 'nóng' của UBND tỉnh Bắc Ninh
- ·Kịch bản dẫn dụ phụ nữ đơn thân của tổ chức lừa đảo quốc tế ở Tam giác vàng
- ·Sau nhiều năm thua lỗ, Uber lần đầu báo lãi nhờ thương vụ bán mình cho Grab tại Đông Nam Á
- ·Dự báo thời tiết 5/9/2024: Hà Nội nắng nóng 36 độ, biển động dữ dội do bão số 3
- ·Hà Nội xử lý vi phạm trật tự an toàn hành lang đường sắt
- ·Đồng Nai: 2 lần trễ hẹn tiến độ bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa
- ·Người phụ nữ bất ngờ nhận lại hơn 100 triệu chuyển nhầm khi mua hàng trên mạng
- ·Nguyên phó vụ trưởng được Giám đốc Xuyên Việt Oil tặng đồng hồ Patek Philippe
- ·Nổ mìn nhà nữ giáo viên gây chấn động cả khu dân cư
- ·Những điểm đặc biệt về siêu bão số 3 Yagi, khả năng vào đất liền còn giật cấp 14
- ·Giải ngân đầu tư công ở TPHCM: 'Thừa tiền nhưng không tiêu được vì điểm nghẽn'
- ·TPHCM báo cáo Thủ tướng kế hoạch làm đường 130.000 tỷ đồng, lớn nhất Đông Nam Bộ
- ·Những thói quen tai hại khi chế biến thịt nhiều người mắc phải mà không hay
- ·Nữ dược sĩ tử vong tại chỗ sau va chạm với ô tô tải chở đất ở Quảng Ngãi