会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【danh sach ghi ban】Xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tiễn!

【danh sach ghi ban】Xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tiễn

时间:2024-12-23 17:01:25 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:827次
Việt Nam cần chủ động thực hiện theo chương trình thuế tối thiểu toàn cầu Xây dựng các chính sách ưu đãi tài chính mới khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24/5/2023 về một số nhiệm vụ,âydựnglộtrìnhápdụngthuếtốithiểutoàncầuphùhợpvớibốicảnhtìnhhìnhthựctiễdanh sach ghi ban giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong giai đoạn mới.

Thu hút đầu tư thích ứng trong bối cảnh mới

Chỉ thị nêu rõ, năm 2021 và 2022, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, song thu hút ĐTNN vẫn đạt được những kết quả khả quan, nhất là về vốn, xuất khẩu, nộp ngân sách, tạo việc làm, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tiễn

Năm 2021 và 2022, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, song thu hút ĐTNN vẫn đạt được những kết quả khả quan. Ảnh: TL.

Hiện nay, tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề phát sinh chưa có tiền lệ, vượt khỏi dự báo. Nhiều thách thức đặt ra cho các nước như suy thoái kinh tế, mất an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu...

Cạnh tranh giữa các nước trong thu hút ĐTNN thời kỳ hậu Covid-19 ngày càng gay gắt; xu hướng thay đổi chính sách của các nước nhằm bảo đảm tự chủ chiến lược; việc các nước phối hợp xây dựng các quy tắc quản trị toàn cầu, trong đó có lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024; xu hướng đẩy mạnh điều chỉnh chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu; sự thay đổi chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia... đang tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động ĐTNN trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam.

Kinh tế trong nước có những thuận lợi nhưng cũng tồn tại những khó khăn, thách thức đan xen; thu hút ĐTNN có tín hiệu phục hồi và khởi sắc. Mặc dù vậy, còn có các thách thức không nhỏ, tiềm ẩn tác động đến mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Sản xuất, kinh doanh đối mặt với chi phí sản xuất và logistics tăng cao, thiếu nguồn cung và nhất là do chống lạm phát, các thị trường lớn của ta bị thu hẹp, đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu…

Công tác quản lý hoạt động ĐTNN còn có bất cập, có nơi còn thiếu thống nhất, gắn kết giữa các địa phương trong thu hút đầu tư; một số nơi còn có biểu hiện cục bộ, gây khó khăn hoặc chưa chú trọng đến việc thẩm tra, xem xét các tiêu chí về công nghệ, môi trường, lao động; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư còn thiếu chặt chẽ trong phối hợp giữa các bộ, ngành, các cấp.

Môi trường kinh doanh chưa có ưu việt đáng kể so với mặt bằng cạnh tranh thu hút đầu tư trên thế giới và tại khu vực, kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng mong đợi của nhà đầu tư, mặt bằng sạch còn thiếu và chi phí sản xuất, kinh doanh đang bị đẩy lên cao, nguồn lao động đã qua đào tạo còn yếu và thiếu... Sự liên kết giữa ĐTNN với doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, chưa có liên kết về lợi ích cơ bản và bền vững.

Xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu phù hợp

Trước tình hình nêu trên, để khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường thu hút và nâng cao chất lượng, hiệu quả dòng vốn ĐTNN phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quán triệt và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ.

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác ĐTNN giai đoạn 2021 - 2030.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy nhanh việc tổ chức lập, thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp để định hướng, sắp xếp, tổ chức về mặt không gian, tạo cơ hội phát triển nhanh và bền vững…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo khả năng xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn làm nhà cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong một số ngành, lĩnh vực.

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, chưa có liên kết về lợi ích cơ bản và bền vững. Ảnh: TL.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xây dựng giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế, không trái với quy định và cam kết quốc tế trên tinh thần hài hòa lợi ích các bên, khuyến khích các nhà đầu tư hiện hữu cũng như các nhà đầu tư mới, bảo đảm ứng xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu nhân lực cho nhà đầu tư, trong đó có nhà ĐTNN; tập trung phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả và hội nhập (tăng nhanh quy mô, chất lượng đào tạo, ưu tiên đào tạo chất lượng cao, ngành nghề công nghệ mới, thúc đẩy hợp tác công tư, chuyển đổi số trong đào tạo…); rà soát, báo cáo về tình hình sử dụng lao động người Việt Nam đã làm việc ở nước ngoài sau khi về nước và đề xuất giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động...

Bộ Khoa học và Công nghệ trong tháng 6/2023 phải trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo hướng đơn giản hóa yêu cầu, thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất, trang thiết bị đã qua sử dụng vào Việt Nam phục vụ cho hoạt động dịch chuyển, bảo đảm máy móc, công nghệ nhập khẩu tiên tiến, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư.

Đồng thời rà soát yêu cầu, trình tự, thủ tục để đảm bảo không tiếp nhận các công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích hợp tác, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam.

Bộ Thông tin và Truyền thông trong quý III/2023 nghiên cứu, đề xuất khung chính sách thử nghiệm và giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ số (techfirm) hàng đầu thế giới vào Việt Nam. Rà soát, xây dựng và đề xuất ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách về khu công nghệ thông tin tập trung nhằm hình thành các khu công nghiệp thông tin tập trung đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới vào đầu tư, nghiên cứu và phát triển…

Bộ Tài chính rà soát những bất cập, chưa đồng bộ của quy định pháp luật về thuế với các quy định đối tượng hưởng ưu đãi thuế của pháp luật chuyên ngành để đề xuất, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định pháp luật về thuế bảo đảm đồng bộ với pháp luật khác có liên quan trong quý III/2023.

Đồng thời, rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành và xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tiễn của Việt Nam trình vào Kỳ họp thứ 6 Quốc hội năm 2023; trong quý III/2023 trình Chính phủ sửa đổi các quy định về ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho các chuyên gia nước ngoài, chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài, nhân lực chất lượng cao trong nước để mở rộng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam…

Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành rà soát các vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư để tổng hợp, kịp thời hướng dẫn xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định giải quyết vướng mắc. Cắt giảm triệt để thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho nhà đầu tư và người dân.

Cùng với đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung các Điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư nhằm phù hợp tiêu chuẩn mới, bảo đảm thẩm quyền quản lý của Nhà nước và chính sách công; hạn chế khả năng việc nhà đầu tư lạm dụng, lợi dụng cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước - nhà đầu tư; rà soát, đồng bộ các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư kinh doanh để tránh hiện tượng chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư...

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Ngân hàng Nhà nước tăng cung vàng miếng, liệu có cầm cương được giá vàng?
  • Hàng trăm vụ việc được khám phá trong 15 ngày đầu trấn áp tội phạm ở Hà Nội
  • Chủ tịch Quảng Nam bộc bạch cán bộ vi phạm và xốc lại nhân sự
  • Dự báo thời tiết 2/1/2024: Miền Bắc oi bức, tăng đến 28 độ trước khi lại mưa rét
  • Chuyện cậu học trò nghèo bệnh nặng ở đất thủ khoa
  • Bộ GTVT xin cơ chế gỡ vướng hàng chục dự án làm 10 năm chưa được quyết toán 
  • Cảnh sát PCCC Hà Nội 'đi từng nhà' vận động cắt lồng sắt, mở lối thoát nạn
  • Điểm đặc biệt của cầu Mỹ Thuận 2, cầu dây văng đầu tiên do người Việt làm
推荐内容
  • Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 15
  • Bình Thuận kiến nghị mở tuyến nối cao tốc Vĩnh Hảo
  • Tiếp tục khởi tố ông Đinh Trường Chinh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
  • Giám đốc Sở Y tế Bình Dương lên tiếng việc vắng mặt, ủy quyền cho cấp phó
  • “Sống thử” với tôi nhưng lại nói yêu người khác
  • Kết quả kiểm tra nồng độ cồn với tài xế vụ tai nạn ô tô trên cầu Vĩnh Tuy