【dự đoán kết quả liverpool】Thị trường chứng khoán: Vẫn trong xu thế tăng, nhưng chịu nhiều biến động
Các yếu tố ngoại biên sẽ chi phối nhiều hơn
Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), trong quý IV/2018, kinh tế vĩ mô trong chu kỳ hồi phục, từ đó hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, tiếp tục là yếu tố nền tảng cơ bản hỗ trợ diễn biến TTCK. Bên cạnh đó, kỳ vọng vào việc nâng hạng của thị trường và đẩy nhanh các thương vụ IPO, thoái vốn nhà nước cũng là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến TTCK quý IV/2018.
Tuy vậy, thị trường quý IV cũng chịu tác động mang tính rủi ro cho chỉ số VN-Index, bao gồm: Căng thẳng thương mại leo thang, động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới và chính sách tiền tệ mang tính thận trọng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường (KBSV) phân tích, tại các thời điểm chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc leo thang, đồng USD tăng giá, trong khi đồng CNY (Nhân dân tệ) mất giá, áp lực phá giá VNĐ sẽ tăng lên, gây ra sự bất ổn về mặt vĩ mô; qua đó gây áp lực điều chỉnh trên TTCK.
Cùng với đó, các ngân hàng trung ương đẩy mạnh quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ (Mỹ, châu Âu...) trong khi Trung Quốc cũng đang trong quá trình giảm nợ cho nền kinh tế. Cùng với rủi ro ở các nền kinh tế mới nổi gia tăng, hay chiến tranh thương mại leo thang, dòng vốn toàn cầu đã có xu hướng tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi để quay trở lại các thị trường phát triển. Vì vậy, việc mua/bán ròng qua phương thức khớp lệnh của khối ngoại trên TTCK Việt Nam có xu hướng tương đồng. Tuy nhiên, “Việt Nam có điểm hấp dẫn riêng, cùng với triển vọng nâng hạng, thì hoàn toàn có thể kỳ vọng dòng tiền sẽ quay trở lại TTCK trong quý IV”, ông Đức Anh cho hay.
Trong giai đoạn từ năm 2013 đến nửa cuối năm 2017, chính sách tiền tệ của NHNN là yếu tố chính tác động đến chỉ số P/E (giá/lợi nhuận) của VN-Index. Tuy nhiên, kể từ nửa cuối năm 2017 đến nay, mối tương quan của thị trường tiền tệ với chứng khoán không còn quá rõ ràng, mà yếu tố chính tác động lên diễn biến TTCK Việt Nam là các yếu tố ngoại biên, phản ánh qua biến động của đường REER (tỷ giá hữu hiệu thực tế).
Với đồng CNY và USD lần lượt chiếm 30% và 16% trọng số, biến động ở 2 đồng tiền này là yếu tố chính gây ảnh hưởng đến REER. Ở các giai đoạn các yếu tố rủi ro toàn cầu gia tăng, đồng USD có xu hướng mạnh lên trong khi đồng CNY yếu đi, khiến đường REER đi lên và P/E của VN-Index sụt giảm. Do vậy, “các yếu tố ngoại biên sẽ tiếp tục mang tính chi phối đến diễn biến của TTCK Việt Nam trong các quý tới”, ông Đức Anh nhấn mạnh.
Có thể xuất hiện nhiều nhịp điều chỉnh hơn
Theo ông Trần Đức Anh, về mặt tổng thể, yếu tố tích cực nhất, mang tính nền tảng đó là nền kinh tế vĩ mô vẫn đang trong chu kỳ hồi phục và chưa có dấu hiệu chậm lại, ít nhất là trong 5 - 6 quý nữa. Đi kèm với đó, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng duy trì ở mức cao. Hai yếu tố này là động lực để KBSV nhận định, TTCK vẫn trong xu thế tăng trưởng trong trung hạn.
Mặc dù mức định giá không còn rẻ so với trong quá khứ, nhưng TTCK Việt Nam vẫn hấp dẫn hơn tương đối so với các TTCK trong khu vực nhờ tăng trưởng EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) duy trì ở mức cao trong các quý gần đây, cùng với hiệu quả hoạt động (thể hiện qua chỉ số ROE) cao, trong khi P/E ở mức thấp tương đối.
Tuy nhiên, chuyên gia của KBVS lưu ý, việc phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay khiến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi biến động ở mặt bằng lãi suất; do đó, đây cũng là yếu tố rủi ro hàng đầu cần được theo dõi chặt chẽ.
Về mặt kỹ thuật, KBSV dự báo, VN-Index sẽ lên đến vùng 1.050 - 1.080 điểm trong quý IV/2018 trước khi chịu áp lực điều chỉnh trở lại. “Khả năng vượt đỉnh 1.200 điểm chưa được đánh giá cao do thị trường không ở trong điều kiện thuận lợi như trước, đặc biệt từ góc độ giao dịch khối ngoại”, chuyên gia của KBSV cho hay.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu (KBSV), năm 2018, yếu tố vĩ mô tốt/xấu đan xen, tuy nhiên, tốt vẫn đang lấn át; vì thế, điều này sẽ hỗ trợ TTCK duy trì xu thế tăng là chủ đạo trong trung và dài hạn. Tuy vậy, ông Nguyễn Xuân Bình cho rằng: “Thị trường đã trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh là hai năm “đẹp nhất” 2016 và 2017, “có thể nói là “nở hoa” đối với những nhà đầu tư theo trường phái “mua và nắm giữ”; xu thế đi lên của thị trường cũng rất êm đềm”.
Nhưng theo chuyên gia này, trong năm 2018, đặc biệt là nửa sau và cả năm 2019, chu kỳ tăng trưởng của TTCK sẽ chuyển sang một giai đoạn biến động khó lường hơn. Đây là lý do nhà đầu tư cần quan tâm nhiều hơn đến yếu tố cơ bản của doanh nghiệp cũng như những biến động vĩ mô trong thời gian tới.
Duy Thái
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hà Nội: 1.448 thủ tục hành chính đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
- ·Soi kèo góc Atletico Madrid vs Las Palmas, 20h00 ngày 03/11
- ·Soi kèo góc Adelaide vs Western United, 15h35 ngày 09/11
- ·Soi kèo góc Real Madrid vs Osasuna, 20h00 ngày 9/11
- ·TS. Nguyễn Đình Cung: Kinh tế tư nhân từ chỗ bị ‘hắt hủi’ đã trở thành lực lượng nòng cốt
- ·Soi kèo góc Atalanta vs Udinese, 18h30 ngày 10/11
- ·Soi kèo góc Chelsea vs Noah, 3h00 ngày 8/11
- ·Soi kèo góc Serbia vs Đan Mạch, 2h45 ngày 19/11
- ·Tết Mậu Tuất 2018: Kinh hoàng vì pháo… mất tay!
- ·Soi kèo góc Roma vs Bologna, 21h00 ngày 10/11
- ·Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bị phạt đến 200 triệu đồng
- ·Soi kèo góc Crvena Zvezda vs Barcelona, 3h00 ngày 7/11
- ·Soi kèo phạt góc Liverpool vs Aston Villa, 3h00 ngày 10/11
- ·Soi kèo góc Crystal Palace vs Fulham, 22h00 ngày 9/11
- ·Vẻ ngoài ngày càng trẻ trung, phong độ của Brad Pitt
- ·Soi kèo góc Indonesia vs Nhật Bản, 19h00 ngày 15/11: Đội khách lấn át
- ·Soi kèo góc Phần Lan vs Hy Lạp, 0h00 ngày 18/11
- ·Soi kèo góc Atalanta vs Udinese, 18h30 ngày 10/11
- ·Phải khắc phục tình trạng 'cắt giấy phép mẹ, đẻ giấy phép con'
- ·Soi kèo góc Torino vs Fiorentina, 21h00 ngày 3/11